Hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nước có lượng tiêu thụ ô tô ngày càng lớn và gia tăng hàng năm. Vì vậy, với nhu cầu đó mà các công ty kinh doanh ô tô được thành lập ngày càng nhiều. Vậy, thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô được thực hiện như thế nào? Điều kiện để được hoạt động như thế nào? Để giúp Quý khách hàng hiểu rõ hơn về thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô, Luật P&P xin cung cấp bài viết dưới đây:
Cách lựa chọn tên công ty khi thành lập công ty kinh doanh ô tô
Tên công ty sẽ có tên tiếng Việt, tên tiếng Anh và tên Viết tắt, tuy nhiên chỉ tên tiếng Việt là tên bắt buộc Doanh nghiệp phải đăng ký.
1. Tên tiếng Việt của công ty bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
- Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng.
+ Loại hình công ty được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh;
+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên công ty bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của công ty có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt của công ty được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
Cách lựa chọn trụ sở khi thành lập công ty kinh doanh ô tô
- Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính. Khi đặt địa chỉ trụ sở công ty cần cung cấp thông tin chi tiết đến số nhà, ngõ, phố (thôn, xóm), phường (Quận, Huyện), tỉnh (Thành phố).
- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như: Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...
Cách lựa chọn người đại diện theo pháp luật khi thành lập công ty kinh doanh ô tô
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn hoặc bị đơn trong các vụ kiện, và có quyền và nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân
- Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh
- Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật
Cách lựa chọn vốn điều lệ khi thành lập công ty kinh doanh ô tô
- Đối với công ty kinh doanh ô tô thì pháp luật không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty, nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp.
- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.
Cách lựa chọn mã ngành nghề cho công ty kinh doanh ô tô
Để được kinh doanh ô tô thì Doanh nghiệp cần phải đăng ký những mã ngành nghề có liên quan như sau:
4511: Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác
Chi tiết: - Bán buôn ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống);
- Bán buôn xe có động cơ khác
4512: Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)
4513: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác
Chi tiết: - Đại lý ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống)
- Đại lý xe có động cơ khác
4520: Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác
4530: Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác
Chi tiết: - Bán buôn phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.
- Bán lẻ phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống).
- Đại lý phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác.
8299: Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh
Điều kiện để công ty thực hiện kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô và nhập khẩu ô tô
a. Kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Nhà xưởng được xây dựng trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp.
2. Mặt bằng, nhà xưởng đảm bảo phục vụ việc thực hiện bảo hành, bảo dưỡng.
3. Có các khu vực thực hiện các công việc tiếp nhận, bàn giao, bảo dưỡng, sửa chữa, kiểm tra xuất xưởng, có nhà điều hành, kho linh kiện, phụ kiện, khu vực rửa xe đáp ứng được công việc.
4. Có đầy đủ các dụng cụ, trang thiết bị phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô. Các trang thiết bị đo lường phục vụ công việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đo lường.
5. Có thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe (đối với ô tô có trang bị bộ điều khiển điện tử) phù hợp với các loại xe do cơ sở thực hiện bảo hành, bảo dưỡng. Phần mềm thiết bị chẩn đoán phải tuân thủ các quy định về sở hữu trí tuệ.
6. Có đội ngũ nhân lực và hệ thống quản lý chất lượng đảm bảo chất lượng cho việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
Các điều kiện nêu trên của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng, trang thiết bị, dụng cụ, nhân lực, hệ thống quản lý chất lượng đối với cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô theo các loại ô tô tương ứng tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794 Tiêu chuẩn cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự.
7. Có cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô của:
a) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); hoặc
b) Doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài (trong trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng cho doanh nghiệp nhập khẩu ô tô).
b. Nhập khẩu ô tô
Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật được cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thuộc sở hữu của doanh nghiệp, hoặc do doanh nghiệp ký hợp đồng thuê, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng quy định tại Nghị định này.
2. Có văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Quy trình thành lập công ty kinh doanh ô tô
Bước 1: Thành lập công ty kinh doanh ô tô
- Chuẩn bị hồ sơ:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
+ Điều lệ công ty.
+ Danh sách thành viên đối với công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước); Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
+ Giấy ủy quyền cho người đi thực hiện hồ sơ và các giấy tờ pháp lý như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân, hộ chiếu của người đi nộp hồ sơ.
- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh nơi Công ty đặt trụ sở sẽ có thẩm quyền giải quyết.
- Trình tự thực hiện:
Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô
- Chuẩn bị hồ sơ:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương.
+ Bản kê khai năng lực cơ sở vật chất của cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
+Tài liệu chứng minh cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng đủ các điều kiện như: Về nhà xưởng; Về thiết bị chẩn đoán động cơ, tình trạng kỹ thuật của xe và Về cam kết về việc hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp linh kiện, phụ kiện phục vụ việc bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
- Thẩm quyền: Cục Đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Cơ quan kiểm tra) là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô.
- Trình tự thực hiện:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan kiểm tra có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện theo pháp luật.
+ Trường hợp cần phải kiểm tra thực tế tại cơ sở bảo hành, bảo dưỡng, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cơ quan kiểm tra thông báo thời gian và tiến hành kiểm tra, Thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thông báo.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ và kết quả kiểm tra thực tế (nếu có) đạt yêu cầu, Cơ quan kiểm tra xem xét cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận, Cơ quan kiểm tra trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Bước 3: Xin cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
- Chuẩn bị hồ sơ
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (01 bản chính).
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (01 bản sao).
+ Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu ô tô liệt kê ở trên chẳng hạn: Tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định pháp luật; Văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam theo quy định pháp luật đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- Thẩm quyền: Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
- Trình tự thực hiện:
+ Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa đúng quy định, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu doanh nghiệp bổ sung, hoàn thiện
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô
+ Trường hợp cần thiết, Bộ Công Thương thông báo thời gian tiến hành kiểm tra tính xác thực của các điều kiện quy định tại Điều 15 Nghị định này. Thời hạn kiểm tra không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày thông báo. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra, Bộ Công Thương xem xét cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp.
Trường hợp không cấp đổi Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp, Bộ Công Thương trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
* Lưu ý: Nếu như Doanh nghiệp không muốn kinh doanh nhập khẩu ô tô hay thực hiện cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô thì không cần phải thực hiện Bước 2, Bước 3 mà chỉ cần thực hiện Bước 1.
Vướng mắc khi thành lập công ty kinh doanh ô tô
Câu hỏi: Khi muốn đăng ký thành lập công ty kinh doanh ô tô thì Doanh nghiệp cần đăng ký những mã ngành nghề kinh doanh nào?
Nếu Doanh nghiệp muốn thành lập công ty kinh doanh ô tô thì cần đăng ký các mã ngành nghề sau: (4511) Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác; (4512) Bán lẻ ô tô con (loại 9 chỗ ngồi trở xuống); (4513) Đại lý ô tô và xe có động cơ khác; (4520) Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác; (4530) Bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của ô tô và xe có động cơ khác; (8299) Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Câu hỏi: Công ty tôi muốn thực hiện nhập khẩu ô tô từ nước ngoài vào Việt Nam thì có cần phải làm gì?
Công ty của Quý khách muốn thực hiện nhập khẩu ô tô từ nước ngoài vào Việt Nam ngoài việc thành lập công ty có mã ngành nghề về nhập khẩu ô tô thì Quý khách phải có Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô. Điều kiện và Quy trình thực hiện xin Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô Quý khách có thể tham khảo nội dung bài viết phía trên của Luật P&P.
Câu hỏi: Tôi muốn thành lập công ty kinh doanh ô tô thì cần đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bao nhiêu?
Theo quy định pháp luật thì kinh doanh ô tô không phải là ngành nghề yêu cầu vốn pháp định vì vậy sẽ không có quy định liên quan đến số vốn điều lệ tối thiểu. Do đó, nếu Quý khách muốn thành lập công ty kinh doanh ô tô thì có thể cân đối lựa chọn số vốn điều lệ phù hợp.
Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô của Luật P&P
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô;
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô;
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô;
- Nộp hồ sơ để thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô;
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô;
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng thủ tục thành lập công ty kinh doanh ô tô.
Thông tin liên lạc với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com