Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thành lập công ty giám định thương mại

Giám định thương mại là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy điều kiện để hoạt động ngành nghề giám định thương mại là gì và thủ tục thực hiện hoạt động như nào? Say đây Luật P&P xin gửi tới quý vị thủ tục thành lập công ty giám định thương mại với nội dung cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý


- Luật thương mại 2005

- Nghị định 20/2006/NĐ-CP

- Thông tư 01/2015/NĐ- CP

Giám định thương mại là gì ?


- Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

- Nội dung giám định bao gồm một hoặc một số nội dung về số lượng, chất lượng, bao bì, giá trị hàng hoá, xuất xứ hàng hoá, tổn thất, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch, kết quả thực hiện dịch vụ, phương pháp cung ứng dịch vụ và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

Điều kiện thành lập công ty giám định thương mại ?


1. Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề về kinh doanh dịch vụ giám định

2. Có giám định viên đủ tiêu chuẩn theo quy định với các điều kiện như sau:

3. Có khả năng thực hiện quy trình, phương pháp giám định hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật, tiêu chuẩn quốc tế hoặc đã được các nước áp dụng một cách phổ biến trong giám định hàng hoá, dịch vụ đó.

Điều kiện của giám định viên và công nhận giám định viên


1.1. Điều kiện của giám định viên

- Có trình độ đại học hoặc cao đẳng phù hợp với yêu cầu của lĩnh vực giám định;

- Có chứng chỉ chuyên môn về lĩnh vực giám định trong trường hợp pháp luật quy định phải có chứng chỉ chuyên môn;

- Có ít nhất ba năm công tác trong lĩnh vực giám định hàng hoá, dịch vụ.

1.2. Công nhận giám định viên

- Thương nhân kinh doanh (giám đốc doanh nghiệp) dịch vụ giám định thương mại ra quyết định công nhận giám định viên đối với những người đủ tiêu chuẩn theo quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

- Chỉ những người có quyết định được công nhận là giám định viên của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại mới được thực hiện hoạt động giám định theo sự phân công của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại.

Chứng thư giám định là kết quả của hoạt động giám định thương mại 


- Chứng thư giám định là văn bản xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ theo các nội dung giám định được khách hàng yêu cầu.

- Chứng thư giám định phải có chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định, chữ ký, họ tên của giám định viên và phải được đóng dấu nghiệp vụ được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

- Chứng thư giám định chỉ có giá trị đối với những nội dung được giám định.

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả và kết luận trong Chứng thư giám định.

Các bước cần thực hiện để thành lập công ty giám định thương mại


Bước 1: Thành lập công ty và các lưu ý khi thành lập công ty

1.1. Lựa chọn loại công ty

Các loại hình doanh nghiệp bao gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh.Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào để đăng ký doanh nghiệp phụ thuộc vào mong muốn của khách hàng.

1.2. Đặt tên công ty

+ Công ty không được đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc phá sản

+ Công ty không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của công ty

+ Công ty không được sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

1.3. Lựa chọn trụ sở chính của doanh nghiệp

Trụ sở chính là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...

1.4. Người đại diện theo pháp luật của công ty giám định thương mại là người trực tiếp ký trên chứng thư giám định

1.5. Ngành nghề công ty kinh doanh.

Để có thể thành lập công ty giám định thương mại thì điều quan trọng là cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh giám định thương mại theo quy định của pháp luật. Cụ thể doanh nghiệp có thể đăng ký ngành nghề sau:

STT

Tên ngành nghề

Mã ngành nghề

1

Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Giám định thương mại (Điều 256 Luật thương mại 2005)

7490

 

1.6. Thành phần hồ sơ khi thành lập công ty

+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp 

+ Điều lệ công ty (có đầy đủ chữ ký của người tham gia thành lập doanh nghiệp);

+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân;

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức (trừ trường hợp chủ sở hữu công ty là Nhà nước);

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức.

Bước 2: Đăng ký dấu nghiệp vụ của công ty giám định thương mại


2.1. Đăng ký dấu nghiệp vụ của công ty giám định thương mại là gì?

Mỗi một công ty khi thành lập đều có con dấu pháp nhân của doanh nghiệp mình để tham gia vào các giao dịch dân sự. Hơn nữa, đối với công ty thực hiện chức năng giám định thì để chứng thư giám định có giá trị pháp lý thì con dấu của doanh nghiệp khi đóng vào chứng thư phải được đăng ký tại Sở Công Thương . Kết quả của việc đăng ký dấu nghiệp vụ này là cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ sẽ đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của doanh nghiệp vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định cho doanh nghiệp bằng văn bản.

2.2. Hồ sơ đăng ký dấu nghiệp vụ của công ty giám định thương mại


- 01 (Một) bản chính Đơn đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

- 01 (Một) bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư trong các trường hợp sau:

+ Bản sao có chứng thực đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện;

+ Bản chụp kèm theo bản chính để đối chiếu đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp.

- Các mẫu dấu nghiệp vụ hoặc bản thiết kế các mẫu dấu nghiệp vụ mà thương nhân đăng ký

Lưu ý: Trường hợp thủ tục hành chính có áp dụng nộp hồ sơ qua mạng điện tử thì thương nhân gửi bản scan từ bản gốc các giấy tờ nêu trên

2.3. Quy trình đăng ký dấu nghiệp vụ của công ty giám định thương mại


Cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại là Sở Công Thương tại nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.

Trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ hồ sơ, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho thương nhân yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ;

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận bộ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ có trách nhiệm đăng ký dấu nghiệp vụ sử dụng trong chứng thư giám định của thương nhân vào Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ và thông báo đăng ký dấu nghiệp vụ giám định cho thương nhân bằng văn bản.

2.4. Thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ


Trường hợp thay đổi, bổ sung dấu nghiệp vụ trong chứng thư giám định, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại phải đăng ký với cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ nơi thương nhân đăng ký kinh doanh.Thương nhân chuyển địa chỉ trụ sở chính sang tỉnh, thành phố khác trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc đã đăng ký dấu nghiệp vụ tại nơi chuyển đi đến cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ nơi chuyển đến trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chuyển đến và không phải làm thủ tục đăng ký dấu nghiệp vụ.

2.5. Xoá đăng ký dấu nghiệp vụ


- Việc xoá đăng ký dấu nghiệp vụ khỏi Sổ đăng ký dấu nghiệp vụ được cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ thực hiện trong những trường hợp sau:

+Thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại ngừng kinh doanh hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh;

+ Thương nhân bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư;

+ Thương nhân hoặc người đại diện có thẩm quyền của thương nhân có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động giám định.

- Trong trường hợp bị xóa đăng ký dấu nghiệp vụ, thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định thương mại có trách nhiệm nộp lại dấu nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký dấu nghiệp vụ.

Dịch vụ thực hiện thủ tục thành lập công ty giám định thương mại


- Tư vấn các thủ tục pháp lý liên quan đến thủ thành lập công ty giám định thương mại; 

- Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ thủ tục thành lập công ty giám định thương mại; 

- Hỗ trợ quý khách hàng trong quá trình đăng ký dấu nghiệp vụ;

- Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước;

- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách hàng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật P&P, quý khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết

Đối tác chiến lược