Vấn đề người đại diện theo pháp luật của một công ty là một trong những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp. Nhất là pháp luật quy định như thế nào về quyền và nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật?
Bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty
Cơ sở pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2014
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
Thế nào người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Doanh nghiệp 2014 “Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Điều kiện để trở thành người đại điện theo pháp luật của doanh nghiệp
- Từ đủ 18 tuổi trở lên
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
- Không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
- Cung cấp duy nhất 01 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu
- Không bị treo mã số thuế trên dữ liệu quản lý thuế và quản lý doanh nghiệp
- Người đại diện không nhất thiết phải là người góp vốn tại Công ty
Vai trò của người đại điện theo pháp luật của doanh nghiệp
Về quyền: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp về bản chất là một người lao động của công ty. Do đó, họ sẽ được quyền hưởng các chế độ phúc lợi, lương, bảo hiểm,… theo quy định của Luật lao động. Ngoài ra, tùy theo từng công ty, người đại diện sẽ có những quyền lợi khác, ghi nhận trong điều lệ hoặc hợp đồng lao động.
Về nghĩa vụ: Người đại diện theo pháp luật có những nghĩa vụ, trách nhiệm cụ thể như sau:
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn thận, tốt nhất, đảm bảo lợi ích hợp pháp của công ty
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp, không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, lạm dụng địa vị, chức vụ tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ, có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác. Quy định này đặt ra vì người đại diện là người nắm những thông tin quan trọng của công ty, cũng như phải luôn đặt trên hết lợi ích công ty. Việc có liên quan đến công ty khác có thể dẫn đến việc không khách quan trong công việc của người đại diện.
Một công ty có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật không?
Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
Điều kiện về cư trú của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiêp
Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Một số quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty
- Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án
Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của công ty
Theo quy định tại Điều 14 Luật Doanh nghiệp
- Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;
- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về việc người đại diện đó và người có liên quan của họ làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp chi phối tại các doanh nghiệp khác.
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với những thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm nghĩa vụ theo quy định
Các trường hợp không thể thay đổi người đại diện theo pháp luật
- Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp
- Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc cơ quan công an
Quyền và nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 134 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần “Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có hơn một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty”
Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phẩn có thể nhiều hơn 1 người, có thể là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
Khi người đại diện của công ty cổ phần là Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị
- Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị
- Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị
- Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ của công ty
Khi người đại diện của công ty cổ phần là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc thì sẽ có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị
- Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Tuyển dụng lao động
- Kiến nghị phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị
Quyền và nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Người đại diện theo pháp luật có thế là: Chủ tịch hội đồng thành viên, Giám đốc, Tổng giám đốc và các chức danh quản lý khác quy định tại điều lệ công ty
Khi người đại diện 2 thành viên trở lên pháp luật của công ty TNHH là Chủ tịch hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau:
- Chuẩn bị chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng thành viên
- Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu họp Hội đồng thành viên hoặc để lấy ý kiến các thành viên
- Triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên hoặc tổ chức việc lấy ý kiến các thành viên
- Giám sát hoặc tổ chức giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên
- Thay mặt Hội đồng thành viên ký các nghị quyết của Hội đồng thành viên
- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
Khi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau
- Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng thành viên
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên
- Kiến nghị phương án sử dụng lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh
- Tuyển dụng lao động
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, hợp đồng lao động mà Giám đốc hoặc Tổng giám đốc ký với công ty theo nghị quyết của Hội đồng thành viên
Quyền và nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH một thành viên
Quyền và nghĩa vụ người đại diên theo pháp luật công ty TNHH đối với cá nhân làm chủ
- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
- Quyết định đầu tư, kinh doanh và quản trị nội bộ công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác
- Quyết định tăng vốn điều lệ, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản
- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
- Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty
- Tuân thủ Điều lệ công ty
- Phải xác định và tách biệt tài sản của với tài sản của công ty. Phải tách biệt các chi tiêu của cá nhân và gia đình mình với các chi tiêu trên cương vị là Chủ tịch công ty và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty
Quyền và nghĩa vụ người đại diên theo pháp luật công ty TNHH đối với tổ chức làm chủ:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 78 Luật doanh nghiệp “Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty”
- Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty
- Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty
- Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty trừ đối tượng thuộc thẩm quyền của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc
- Quyết định dự án đầu tư phát triển
- Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ
- Thông qua hợp đồng vay, cho vay và các hợp đồng khác do Điều lệ công ty quy định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty
- Quyết định bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty
- Quyết định tăng vốn điều lệ của công ty; chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác
- Quyết định thành lập công ty con, góp vốn vào công ty khác
- Tổ chức giám sát và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty
- Quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác của công ty
- Quyết định tổ chức lại, giải thể và yêu cầu phá sản công ty
- Thu hồi toàn bộ giá trị tài sản của công ty sau khi công ty hoàn thành giải thể hoặc phá sản
- Quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
- Góp đầy đủ và đúng hạn vốn điều lệ công ty
- Tuân thủ Điều lệ công ty
- Phải xác định và tách biệt tài sản với công ty và tài sản của công ty.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về hợp đồng và pháp luật có liên quan trong việc mua, bán, vay, cho vay, thuê, cho thuê và các giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty
- Thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
Quyền và nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật công ty hợp danh
Theo quy đinh tại khoản 1 Điều 79 Luật doanh nghiệp 2014 “Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty”
Quyền của thành viện hợp danh
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty
- Nhân danh công ty tiến hành hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, thỏa thuận hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty
- Sử dụng con dấu, tài sản của công ty để hoạt động kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để thực hiện công việc kinh doanh của công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước
- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong thẩm quyền nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của chính thành viên đó
- Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và các tài liệu khác của công ty khi xét thấy cần thiết
- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia một phần giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác
- Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty
Nghĩa vụ của thành viên hợp danh
- Tiến hành quản lý và thực hiện công việc kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty
- Tiến hành quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại
- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác
- Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty
- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty
- Chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ
- Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty
Quyền và nghĩa vụ người đại diện theo pháp luật doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại khoản 4 Điều 185 “Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp”
- Doanh nghiệp tư nhân có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp tư nhân có quyền chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh đồng thời, doanh nghiệp tư nhân có quyền chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng
- Có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
- Có quyền thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty
- Quyết định tăng giảm vốn điều lệ trong doanh nghiệp
- Nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành nghề đã ghi trong giấy phép, bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn, bảo đảm nghĩa vụ thuế; ghi chép sổ sách kế toán, quyết toán theo quy định, chịu sự kiểm tra của các cơ quan tài chính là một nghĩa vụ thụ động của doanh nghiệp.
- Có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân
- Báo cáo tài chính theo định kỳ
Một số câu hỏi của khách hành liên quan đến người đại điện theo pháp luật của doanh nghiệp
Khách hàng hỏi: Tôi là người đại theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân, hiện nay tôi muốn cùng bạn tôi mở công ty hợp danh thì có được không
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản Điều 183 Luật doanh nghiệp 2014 “Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh”
Theo quy định trên thì bạn đã là chủ của doanh nghiệp tư nhân rồi, thì bạn không thể thành lập công ty hợp danh nữa
Khách hàng hỏi : Công ty tôi là công ty cổ phần đã thành lập được 3 năm, hiện nay công ty muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật thì phải thực hiện thủ tục gì không?
Luật tư vấn P&P trả lời: Công ty bạn muốn thay đổi người đại diện theo pháp luật thì Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục đăng ký đổi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có quyết định thay đổi của công ty.
Khách hàng hỏi: Hiện tại Tôi đang là người đại diện theo pháp luật của Công ty Cổ phần A khi tôi đi công tác nước ngoài thì tôi có thể ủy quyền lại cho một người vợ chú tôi là cổ đông của Công ty được không để đại diện công ty tố tụng tại Tòa án được không?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Luật doanh nghiệp 2014 “Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam”
Như vậy nếu công ty bạn có mình bạn là người đại diện theo pháp luật vì bạn đi công tác nước ngoài nên bạn có thể ủy quyền cho một người vợ chú tôi là cổ đông của Công ty để đại diện công ty tố tụng tại Tòa án
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến quyền và nghĩa vụ người đại diên theo pháp luật của công ty
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Website: luattuvan.vn
Hotline: 098.9869.523