Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá

Hợp đồng mua bán hàng hoá là một trong những dạng hợp đồng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào hợp đồng (Bên Mua và Bên Bán) hiện vẫn chưa thật sự được đảm bảo. Luật P&P xin được giới thiệu dịch vụ: “Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá” và chia sẻ những kinh nghiệm của chúng tôi đối với dịch vụ “Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá” này, được thể hiện qua nội dung bài viết như sau:

Để thực hiện được dịch vụ “Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”, chúng ta cần phải biết được khái niệm của hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hoá và các khái niệm liên quan, như sau:


  • Hợp đồng: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự, với 02 hình thức chính là: Hợp đồng bằng lời nói và Hợp đồng bằng văn bản. Hình thức xác lập hợp đồng bằng văn bản có giá trị pháp lý cao hơn.
  • Hợp đồng mua bán hàng hoá (hay còn được gọi là hợp đồng mua bán tài sản): là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán, Hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
  • Chủ thể của hợp đồng là các bên tham gia vào hợp đồng mua bán hàng hoá này, là Bên Bán và Bên Mua.
  • Đối tượng của hợp đồng chính là loại hàng hoá cụ thể mà các bên thoả thuận mua – bán.

Lưu ý rằng: Hợp đồng mua bán hàng hoá cũng cần đáp ứng những quy định về cách thức trình bày cơ bản như một hợp đồng thông thường.

Trong dịch vụ “Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”, cần chú ý những điểm cơ bản nào?


Để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ cho Bên mua hoặc Bên Bán trong dịch vụ “Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”, chúng tôi căn cứ trên những văn bản pháp luật nào?

Thứ nhất, Căn cứ vào Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017; hay còn được gọi là Bộ Luật Dân sự 2015.

Thứ hai, Căn cứ vào Luật Thương mại số 36/2005/QH ngày 14/06/2005 có hiệu lực từ ngày 01/01/2006; hay còn được gọi là Luật Thương mại 2005.

Thứ ba, Căn cứ vào các Luật chuyên ngành khác, nếu có liên quan (tuỳ thuộc vào thực tế nhu cầu khách hàng).

Những chú ý về đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hoá trong dịch vụ “Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”: phải phù hợp với quy định tại Luật Thương mại 2005 hoặc Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

Căn cứ Điều 431 Bộ Luật Dân sự 2015 về Đối tượng của Hợp đồng mua bán:

1. Tài sản được quy định tại Bộ luật này đều có thể là đối tượng của hợp đồng mua bán. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó.

2. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

Vậy, hàng hoá được các bên mang ra thực hiện mua – bán phải là tài sản (vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản) thuộc quyền sở hữu của người bán hoặc người có quyền bán, không thuộc các tài sản bị cấm/hạn chế chuyển nhượng. Luật Thương mại 2005 quy định cụ thể hơn như sau:

Căn cứ Điều 25 Luật Thương mại 2005 về Hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, cụ thể:

1. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hoá cấm kinh doanh, hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa đó.

2. Đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện, việc mua bán chỉ được thực hiện khi hàng hoá và các bên mua bán hàng hóa đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

Những chú ý về Nội dung của hợp đồng trong dịch vụ “Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”:

Tại Điều 398 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Nội dung của hợp đồng, như sau:

1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

a) Đối tượng của hợp đồng;

b) Số lượng, chất lượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

g) Phương thức giải quyết tranh chấp.

Như vậy, do hợp đồng là sự thoả thuận của các bên nên các Bên trong hợp đồng có quyền thoả thuận về nội dung hợp đồng, tuy nhiên, nội dung này không được trái lại với đạo đức chuẩn mực xã hội và quy định của pháp luật.

Nhứng chú ý về Hiệu lực của Hợp đồng trong dịch vụ "Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá" là:

Tại Điều 401 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về Hiệu lực của hợp đồng như sau:

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, có thể hiểu là thông thường, hợp đồng sẽ có hiệu lực kể từ khi giao kết hợp đồng (là thời điểm các Bên ký, đóng dấu vào hợp đồng – TH hợp đồng được thoả thuận bằng văn bản) hoặc hợp đồng sẽ có hiệu lực vào thời điểm khác do hai bên thoả thuận hoặc luật khác quy định. Thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực, các bên tham gia hợp đồng cũng sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ với bên còn lại như nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng

Quyền và nghĩa vụ của các bên được đảm bảo như thế nào khi sử dụng dịch vụ “Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”:

  • Quyền được tự do thoả thuận ý chí trong phạm vi pháp luật cho phép của các Bên tham gia hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ thực hiện nghiêm túc những nội dung thoả thuận trong hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ nhận hàng đúng thời gian giao kết, đúng số lượng, chất lượng hàng hoá,…
  • Quyền, nghĩa vụ thanh toán đúng phương thức, đúng thời hạn theo thoả thuận trong hợp đồng
  • Quyền, nghĩa vụ bảo hành;….
  • Ngoài ra còn các quyền và nghĩa vụ khác sẽ được Luật P&P bảo đảm tối đa quyền lợi và giảm thiểu rủi ro cho Quý khách hàng trong mọi trường hợp có thể xảy ra.

Một số điều khoản đặc biệt có thể sử dụng để đảm bảo quyền lợi và tránh rủi ro ở mức cao nhất trong dịch vụ “Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”:


Điều 357 quy định về Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền (BLDS 2015)

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

2. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

Điều 453 quy định về Mua trả chậm, trả dần (BLDS 2015)

1. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên mua trả chậm hoặc trả dần tiền mua trong một thời hạn sau khi nhận tài sản mua. Bên bán được bảo lưu quyền sở hữu đối với tài sản bán cho đến khi bên mua trả đủ tiền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Hợp đồng mua trả chậm hoặc trả dần phải được lập thành văn bản. Bên mua có quyền sử dụng tài sản mua trả chậm, trả dần và phải chịu rủi ro trong thời gian sử dụng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như vậy, để có thể bảo vệ quyền lợi cho bên Bán trong dịch vụ Luật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”, Luật P&P chúng tôi sẽ dựa vào một số điều khoản tương tự như Điều 357 và Điều 453 kể trên bằng lập luận của mình, cùng ngôn ngữ chặt chẽ, sắc bén để mang lại quyền lợi cao nhất và dự trù mọi trường hợp để tránh rủi ro tối đa cho khách hàng. Tương tự, nếu khách hàng là Bên Mua, chúng tôi cũng có thể điều chỉnh một cách linh hoạt để bảo vệ quyền lợi và tránh rủi ro cho bên mua trong các trường hợp khác nhau, trên cơ sở Luật định.

Một số vướng mắc khi sử dụng dịch vụLuật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”:


Câu hỏi: Nếu sử dụng dịch vụLuật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”, các bên tham gia có được thoả thuận thanh toán trả chậm, trả dần theo từng đợt không?

Trả lời: Theo Luật định, các bên tham gia hợp đồng có quyền tự do thoả thuận nội dung của hợp đồng đó trong phạm vi khung khổ pháp luật và không trái với quy chuẩn đạo đức xã hội. Và theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, các bên có quyền thoả thuận thanh toán tiền mua hàng bằng hình thức trả chậm, trả dần và kèm theo đó là một số quyền và nghĩa vụ đặc thù khác.

Câu hỏi: Khi sử dụng dịch vụLuật sư soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá”, nếu bên Bán là công ty, bên Mua là cá nhân; làm thế nào để hợp đồng mua bán hàng hoá giữa 2 Bên đạt giá trị pháp lý cao nhất? và tránh được rủi do cho bên Bán (vì bên Mua chỉ là cá nhân, có rủi ro cao)

Trả lời: Hợp đồng ký kết dưới dạng văn bản là hợp đồng có giá trị pháp lý cao nhất, còn để  giảm thiểu được rủi ro cho bên Bán (công ty) thì nội dung hợp đồng phải đảm bảo được những quyền cơ bản của Bên Bán (công ty) và xoáy sâu vào những quyền đặc biệt khác. Đồng thời, khi ký hợp đồng mua bán hàng hoá mà bên Mua là cá nhân, thì Bên Bán (Công ty) nên để số tiền thanh toán đặt cọc phù hợp để tránh trường hợp Bên Mua (cá nhân) tự ý huỷ ngang hợp đồng, không nhận hàng hoặc các trường hợp xấu khác xảy ra.

Câu hỏi: Trong một số trường hợp cần thiết, có được thêm phần phụ lục hợp đồng không?

Trả lời: Có. Theo quy định pháp luật: “Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.” Như vậy, có thể thấy rằng phụ lục hợp đồng đóng vai trò quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng và không được trái với những điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hoá. Tuy nhiên, hai bên cũng có thể thoả thuận rằng phụ lục hợp đồng sẽ là điều khoản sửa đổi, bổ sung cho các điều khoản trong hợp đồng và là một phần không tách rời với hợp đồng chính. Như vậy, phụ lục của hợp đồng có thể được thêm vào, nhằm mục đích quy định chi tiết hoặc sửa đổi bổ sung điều khoản trong hợp đồng mua bán hàng hoá.

Đối tác chiến lược