Ngày nay, với sự phát triển của của nền kinh tế, kéo theo nhiều loại tranh chấp, nhất là tranh chấp đất đai. Tại Thái Bình hiện nay xẩy ra càng nhiều các tranh chấp liên quan đến tranh chấp đất đai. Vì vậy vai trò của luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình đóng một vai trò quan trọng. Vậy luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình là như thế nào?
Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng bài viết Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình
Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2013
- Bộ luật dân sự 2015
- Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP
- Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP
Thế nào là tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai
Theo quy định tại Luật đất đai 2013
- Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
- Việc giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án được thực hiện theo quy định chung tại Bộ luật tố tụng dân sự. Theo đó, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp để khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền (Tòa án nơi có bất động sản đó).Bản chất của tranh chấp đất đai
- Tranh chấp đất đai xác định ai là người có quyền sử dụng đất đối với điện tích đất tranh chấp.
Các tranh chấp đất đai phổ biến tại Thái Bình
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Tranh chấp tài sản gắn liền với đất
- Tranh chấp thừa kế là đất đai, nhà ở
- Tranh chấp về Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất, nhà ở, tài sản gắn liền với đất;
- Tranh chấp về Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản trên đất
- Tranh chấp về Hợp đồng cầm cố, thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản trên đất
- Tranh chấp về mốc giới đất đai, nhà ở
- Tranh chấp về chia tài sản chung là đất đai, nhà ở
- Tranh chấp trong các dự án bất động sản
- Tranh chấp về bồi thường, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất, có tài sản trên đất
- Tranh chấp về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất
Các dạng khỏi kiện tranh chấp đất đai tại Thái Bình
- Khởi kiện tranh chấp về quyền sử dụng đất.
- Khởi kiện tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất.
- Khởi kiện tranh chấp về mục đích sử dụng đất
- Khởi kiện tranh chấp tài sản gắn liền với đất
- Khởi kiện đòi lại đất
- Khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đất đai
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình
- Bảo đảm lợi ích của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích tự hòa giải tranh chấp đất đai trong nội bộ nhân dân.
- Việc giải quyết tranh chấp đất đai phải luôn đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu.
- Việc giải quyết nhằm mục đích ổn định kinh tế, xã hội, gắn với phát triển sản xuất, mở mang ngành nghề, tạo điều kiện cho lao động có việc làm, phù hợp với đặc điểm và quy hoạch của từng địa phương.
Dịch vụ Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình
- Đại diện giải quyết tranh chấp đất đai
- Đại diện các bên hòa giải, thương lượng tại Tòa án
- Đại diện các đương sự tham gia tranh tụng vụ án giải quyết tranh chấp đất đai;
- Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai;
- Tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án tranh chấp đất đai;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất;
- Tư vấn trình tự giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính;
- Tư vấn trình tự giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án;
- Tư vấn pháp luật đất đai;
- Tư vấn thủ tục hòa giải, thương lượng khi giải quyết tranh chấp đất đai;
- Tư vấn và hướng dẫn làm đơn khởi kiện, khiếu kiện khi xảy ra tranh chấp đất đai,…
Các bước luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và hồ sơ vụ việc và các chứng cứ, giấy tờ liên quan đến vụ việc tranh chấp về Đất đai thực tế khi đương sự yêu cầu.
Bước 2: Xác định về điều kiện, thẩm quyền giải quyết, thời gian thực hiện và phân công luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp.
Bước 3: Thu thập chứng cứ, tài liệu và các điều kiện chứng minh khác theo quy định pháp luật để thực hiện nhiệm vụ nhiệm vụ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án về Đất đai.
Bước 4: Soạn đơn khởi kiện và hướng dẫn nộp tại Tòa án.
Bước 5: Luật sư tham gia tố tụng tại cơ quan tiến hành tố tụng theo nhiệm vụ đã phân công nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người bị hại, người liên quan và đương sự khác trong vụ án.
Những lợi ích khi luật sư tham gia giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Binh
- Soạn thảo đơn từ và các giấy tờ liên quan khác cho đương sự;
- Hướng dẫn thu thập tài liệu chứng cứ có lợi cho khách hàng;
- Giải quyết các tranh chấp theo quy định pháp luật.
- Tránh được các xô xát, bất hòa không đáng có;
- Tiết kiệm thời gian, nhanh chóng ổn định công việc và cuộc sống;
- Đảm bảo được tối đa quyền và lợi ích chính đáng của mình;
Tư vấn hướng giải quyết của Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình
Theo quy định tại Luật đất đai 2013 và Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì hướng giải quyết tranh chấp đất đai mà các bên có thể thực hiện như sau:
- Hướng giải quyết thứ nhất: Tự hòa giải hoặc thông qua Hòa giải viên, Tổ hòa giải hoặc thông qua Luật sư
- Hướng giải quyết thứ hai: Hòa giải cơ sở (Tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp), Trong trường hợp hòa giải không thành thì Khởi kiện tại Tòa án hoặc bằng còn đường thủ tục hành chính (Đối với trường hợp không có giấy tờ về đất đai có lựa chọn 1 trong hai hình thức Tòa án hoặc UBND cấp huyện)
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình
Tự thương lượng, hòa giải (Pháp luật không bắt buộc các bên có tranh chấp phải tự thương lượng hòa giải)
Theo quy định tai khoản 1 Điều 202 Luật đất đai 2013
+ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
+ Cá nhân có thể tự hòa giải với nhau hoặc thông qua hòa giải viên, tổ hòa giải (theo quy định tại Luật hòa giải cơ sở 2013) hoặc thông qua Luật sư để tiến hành hòa giải tranh chấp)
Hòa giải cơ sở (Hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp)
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Thời gian hòa giải tại UBND cấp xã: Không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
- Hòa giải tranh chấp đất đai ở UBND cấp xã sẽ xảy tra 1 trong 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Hòa giải thành (kết thúc tranh chấp đất đai)
Lưu ý: Sau khi có văn bản hòa giải thành thì các chủ thể có quyền làm đơn để Tòa án công nhận hòa giải thành ngoài tòa án theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự
Trường hợp 2: Hòa giải không thành Hòa giải không thành nếu muốn giải quyết việc tranh chấp thì theo 02 hướng sau:
Khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên có thể yêu cầu tòa án giải quyết theo pháp luật tố tụng dân sự.
- Trường hợp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng minh quyền sử dụng đất thì có thể có thể yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết
Việc thực hiện giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính được thực hiện như sau:
+ Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
+ Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi có đất tranh chấp
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình bằng con đường Tòa án
- Khi các bên có tranh chấp không hòa giải cơ sở thành và một trong các bên có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết
- Theo quy định tại điểm c, Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì đối với tranh chấp đất đai các đương sự sẽ nộp đơn tại Tòa án nơi có đất để giải quyết.
+ Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
- Trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án sẽ được giải quyết theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự
Điều kiện bắt buộc để Tòa án giải quyết tranh chấp đất đai
- Phải thực hiện thủ tục hòa giải cơ sở (Có biên bản hòa giải không thành) (trừ một số trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án)
- Phải có đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết và kèm theo các tài liệu chứng minh quyền khởi kiện của mình
Một số trường hợp trong giải quyết tranh chấp đất đại tại Thái Bình
Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai khi có Sổ đỏ
Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
- Đơn khởi kiện theo mẫu.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.
- Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.
- Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
- Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.
- Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.
- Nếu hồ sơ đủ: Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.
Bước 3: Thủ tục chuẩn bị xét xử và xét xử
- Chuẩn bị xét xử: Thời hạn 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng - Trong giai đoạn này Tòa sẽ tổ chức hòa giải tại Tòa, nếu các bên không hòa giải thành thì sẽ Tòa sẽ đưa vụ án tranh chấp ra xét xử sơ
Bước 4: Kháng cáo (Trong trường hợp các bên không đồng ý với bản án của Tòa án)
Trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ
Một bên có tranh chấp đất đai chỉ được lựa chọn một trong hai cách sau:
Cách 1: Yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết
Quy trình thực hiện sẽ như sau
- Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Hồ sơ yêu cầu giải quyết
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã;
+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
- Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.
- Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.
- Không đồng ý kết quả giải quyết thì:
+ Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc có quyền
+ Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).
Quy trình giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp tỉnh
- Khi tổ chức, hộ gia đình, cá nhân không đồng ý với quyết định của UBND cấp huyện và có làm hồ sơ yêu cầu UBND cấp tỉnh giải quyết. Bộ hồ sơ như sau
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
+ Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;
+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
- Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.
+ Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp
+ Không đồng ý kết quả giải quyết thì: Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh).
Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân
Theo quy định tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và điểm b khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định thì Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định để chứng minh quyền sử dụng đất thì có thể làm đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Các câu hỏi, thắc mắc liên quan đến Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai tại Thái Bình
Khách hàng hỏi: Tôi ở xã An Ninh, huyện Tiền Hải, Tỉnh Thái Bình. Mảnh đất của gia đình tôi là mảnh đất giáp ranh với các hộ xung quanh, trong sổ đỏ và trích lục của địa chính không có con đường đi. Nhưng vì tình làng nghĩa xóm, gia đình tôi có để cho 2 hộ gia đình bên trong 1 con đường đi là 2m. Khi họ sử dụng không biết giữ gìn và còn nói đó là con đường của họ, ông bà để lại lâu đời. Bây giờ em muốn rào bít con đường đó lại để lấy lại phần đất của mình có được không? Và có được lấy lại phần đất mở lối đi chung?
Luật tư vấn P&P trả lời: Chào bạn với câu hỏi của bạn Luật tư vấn PP&P xin được tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 254. Quyền về lối đi qua của Bộ luật dân sự 2015
"1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."
Theo quy định trên thì có nghĩa là nếu 2 hộ gia đình hàng xóm bạn nằm ở vị trí bị các bất động sản bao quanh mà không có lối đi thuận tiện ra đường lớn thì gia đình bạn nếu 2 hộ gia đình bên kia yêu cầu được sử dụng lối đi đó thì gia đình bạn có nghĩa vụ phải dành lối đi đó cho 2 hộ gia đình hàng xóm và có quyền yêu cầu đền bù. Còn nếu như gia đình hàng xóm còn có thể ra đường lớn bằng con đường khác thuận lợi hơn thì gia đình bạn không phải có nghĩa vụ phải giành lối đi đó cho gia đình hàng xóm. Và nếu như lối đi đó gia đình bạn đã được cấp sổ đỏ thì bạn có quyền yêu cầu đòi lại. Khi tranh chấp đưa ra giải quyết thì gia đình bạn phải chứng minh được là lối đi đó nhà bạn được chuyển nhượng hoặc được nhà nước giao hợp pháp.
Như vậy, nếu bạn muốn lấy lại phần đất làm lối đi này thì trước hết bạn cần phải xem xét phần đất mở lối đi đó có thuộc quyền sở hữu riêng của gia đình bạn không. Nếu phần đất thuộc quyến sở hữu riêng của gia đình bạn và 2 hộ gia đình hàng xóm còn lối đi ra khác thuận tiên và hợp lý thì bạn có quyền lấy lại phần đất mở lối đi chung đó. Khi xảy ra tranh chấp đối với phần đất mở lối đi này thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định tại Luật Đất đai.
Hướng giải quyết thứ nhất: Làm đơn khởi kiện gửi lên Tòa án nhân dân để giải quyết kèm theo những tài liệu chứng cứ để chứng minh phần đất mở lối đi đó thuộc quyền sử dụng của bạn nhưng trước hết bạn với 2 hộ gia đình hàng xóm phải tiến hành hòa giải, chỉ khi hòa giải không thành thì bạn mới làm đơn khỏi kiện gửi lên Tòa án.
Khách hàng hỏi: Tôi ở xã Đông Kinh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Trước khi bố mẹ tôi mất có cho hai anh em tôi mỗi người 450m2 đất ở nhưng chỉ cho bằng miệng không có giấy tờ. Sau khi bố mẹ tôi mất (2012) và tôi bị bệnh nặng và phải nằm viện kéo dài, nhân cơ hội này anh trai tôi đã làm sổ đỏ chiếm hết 450m2 đất ở của tôi. Giờ tôi có khởi kiện để lấy phần đất bố mẹ tôi cho được không ? Và khởi kiện cần thủ tục gì?
Luật tư vấn P&P trả lời: Chào bạn, với trường hợp của bạn Luật tư vấn P&P tư vấn như sau:
Về trường hợp của bạn bố mẹ bạn mất không để lại di chúc mà chỉ di chúc bằng miệng không có người làm chứng cho nên phần di sản sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Bộ Luật Dân sự 2015 đã quy định như sau:
Điều 649. Thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Về hàng thừa kế theo Điều 651 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định:
“ 1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Xét trường hợp của bạn thì bạn và anh trai của bạn chung một hàng thừa kế, vì vậy bạn và anh trai của bạn sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau. Tuy nhiên người anh của bạn lại chiếm hết tất cả số đất đai cùng với di sản thừa kế, điều này là trái pháp luật. Trong trường hợp này, khi mà đã không thể thỏa thuận được nữa, thì bạn có quyền làm đơn kiện lên Tòa án nhân dân nơi có đất thừa kế để yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp này.
Như vậy, bạn sẽ thực hiện khởi kiện theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự 2015:
Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu)
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác: biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn ( nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản ( Nếu có)
Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền ( trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp Huyện)
Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.
Như vậy, nếu muốn đảm bảo quyền và lợi ích của mình trong việc phân chia di sản thừa kế, giải quyết các tranh chấp đang xảy ra thì bạn cần tiến hành nộp đơn, thu thập chứng cứ gửi đến Tòa án nơi có thẩm quyền để được giải quyết, nhận phần di sản thừa kế mà mình đáng được hưởng.
Trong trường hợp bạn được chia di sản thừa kế, thì giấy chứng nhận quyền sử dụng được cấp trước đó sẽ bị thu hồi theo quy định khoản 2 Điều 106 Luật đất đai 2013
“ GCNQSDĐ đã cấp không đúng quy định của pháp luật về đất đai, cụ thể: Cấp không đúng thẩm quyền; Không đúng đối tượng sử dụng đất; Không đúng diện tích đất; Không đủ điều kiện được cấp; Không đúng mục đích sử dụng đất hoặc thời hạn sử dụng đất hoặc nguồn gốc sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai, trừ trường hợp người được cấp GCNQSDĐ đó đã thực hiện chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.”
Sauk hi có bản án của Tòa án thì bạn có quyền làm đơn yêu cầu thi hành án để UBND huyện thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho anh bạn.
Khách hàng cần cung cấp
Thông tin cần cung cấp
- Thông tin về thửa đất
- Thông tin về nguồn gốc đất
Tài liệu cần cung cấp
- Bản sao sổ hộ khẩu
- Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân
- Bản sao trích lục thửa đất
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com