Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có chức năng thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp. Do đó chi nhánh vẫn phải nộp thuế GTGT khi phát sinh doanh thu.
Luật tư vấn xin tư vấn kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh tới quý khách hàng như sau
Căn cứ pháp lý
Luật thuế thu nhập cá nhân 2008
Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014
Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013
Thông tư 156/2013/TT-BTC
Khi nào chi nhánh phải chịu thuế giá trị gia tăng
- Chi nhánh phải chịu thuế GTGT khi có hoạt động sản xuất kinh doanh, nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT
- Chi nhánh không phải chịu thuế GTGT khi không có hoạt động kinh doanh
Thời điểm xác định thuế GTGT
- Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền
Nơi nộp hồ sơ khai thuế GTGT
- Nếu chi nhánh kinh doanh cùng địa phương cấp tỉnh với công ty mẹ thì công ty mẹ thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài của chi nhánh cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý công ty mẹ
Nếu chi nhánh có con dấu, tài khoản tiền gửi ngân hàng, trực tiếp bán hàng hóa, dịch vụ, kê khai đầy đủ thuế giá trị gia tăng đầu vào, đầu ra có nhu cầu kê khai nộp thuế riêng phải đăng ký nộp thuế riêng và sử dụng hóa đơn riêng
- Nếu chi nhánh kinh doanh ở khác địa phương cấp tỉnh với công ty mẹ thì chi nhánh thực hiện nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài của chi nhánh cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh
Nếu chi nhánh không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.
Hình thức khai thuế GTGT
- Khai theo tháng
- Khai theo quý (quý áp dụng đối với người nộp thuế giá trị gia tăng có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống)
- Khai thuế giá trị gia tăng tạm tính theo từng lần phát sinh đối với hoạt động kinh doanh xây dựng, lắp đặt, bán hàng vãng lai, chuyển nhượng bất động sản ngoại tỉnh. Khai thuế giá trị gia tăng theo từng lần phát sinh đối với thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên doanh số của người kinh doanh không thường xuyên.
Căn cứ tính thuế
Căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất.
- Giá tính thuế được quy định tại Điều 7 Luật thuế giá trị gia tăng và các văn bản luật liên quan
- Thuế suất: Có ba mức thuế suất là 0%, 5%, 10%. Tùy vào từng loại hàng hóa dịch vụ mà chi nhánh kinh doanh thì mức thuế suất sẽ khác nhau.
Phương pháp tính thuế
Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng gồm: phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng, phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng, phương pháp trực tiếp trên doanh thu
+ Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.
+ Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế
Công việc của chúng tôi:
- Tư vấn các vấn đề liên quan đến việc kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh
- Tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ
- Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ trong trường hợp hồ sơ cần chỉnh sửa, bổ sung
- Thay mặt khách hàng trao đổi với chuyên viên phụ trách hồ sơ
- Nhận kết quả và bàn giao kết quả cho khách hàng
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 098.9869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com