Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề

Hiện nay, nhu cầu của xã hội về lao động có tay nghề ngày càng cao do tình trạng thừa thầy thiếu thợ. Chính vì thế đã có nhiều đơn vị, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tiến hành đào tạo nghề. Nhưng nhiều đơn vị loay hoay không biết phải làm như thế nào để có thể được phép dạy nghề và phải thực hiện những thủ tục gì, Cần những điều kiện gì ? Để có thể thực hiện được hoạt động dạy nghề cho các lĩnh vực khác nhau thì các đơn vị, cơ sở sẽ phải đáp ứng được quy định cụ thể về mặt nhân sự, cơ sở vật chất, chương trình học cho cơ sở của mình và đặv biệt phải được sự đống ý và ghi nhận của  cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nếu không được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì đồng nghĩa với cơ sở đó chưa được phép đi vào hoạt động. Sau đây, Luật P&P xin chia sẻ những thông tin quan trọng và cần thiết và cũng sẵn sàng hỗ trợ các đơn vị có nhu cầu xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề với nội dung cụ thể như sau:

Giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề là gì ?


- Theo quy định của luật Dạy nghề năm 2006 có quy định: " Dạy nghề là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học". Còn hiện nay, Theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp có quy định dạy nghề là một trong các hoạt động Giáo dục nghề nghiệp: " Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên" . 

- Như vậy, dạy nghề ở đây có nhiều bậc học  khách nhau từ sơ cấp đến trung cấp đến cao đẳng nhưng trong phạm vi bài viết này, Luật P&P phân tích trong phạm vi ở trình độ sơ cấp mà không đề cập đến trình độ trung cấp hay cao đẳng. Chương trình đào tạo sơ cấp là hệ thống kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm được thiết kế đồng bộ với phương pháp giảng dạy, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, học tập và đánh giá kết quả học tập để đảm bảo người học tích lũy được kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm cần thiết để thực hiện các công việc đơn giản của nghề. Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp: Khối lượng kiến thức, kỹ năng tối thiểu đối với trình độ sơ cấp là 03 (ba) mô - đun đào tạo, với thời gian thực học tối thiểu là 300 giờ, được thực hiện từ 03 (ba) tháng đến dưới 01 (một) năm học.

- Giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề là thủ tục, quy trình để một cơ sở, đợn vị thực hiện làm hồ sơ và thực hiện thủ tục theo quy định để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc cấp giấy phép  thành lập trung tâm dạy nghề cho cơ sở đó. Sau khi cấp giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề thì cơ sở đó được phép đi vào hoạt động và dạy nghề cho các học viên của mình.

Hoạt động mà không xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề có được không ?


Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp mà tuuyển sinh khi chưa được cấp giấy phép đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Văn bản hợp nhất số 1307/VBHN-BLĐTBXH năm 2019 về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể phạt tiền đối với hành vi tuyển sinh, tổ chức đào tạo khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp với một trong các mức sau đây: Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp; Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường trung cấp; Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường cao đẳng. Và ngoài ra còn áp dụng một số hình phạt bổ sung như đình chỉ hoạt động.... Như vậy, để trách bị xử lý vi phạm hành chính các cơ sơ giáo dục nghề nghiệp phải đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Khi dạy nghề có bắt buộc phải thành lập trung tâm không ?


Trung tâm dạy nghề là một trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nhưng hiện nay theo quy định trong văn bản hợp nhất số: 975/VBHN-BLĐTBXH để thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp (gọi tắt là dạy nghề) với trình độ sơ cấp thì không chỉ các trung tâm được phép hoạt động mà các doanh nghiệp, tổ chức khác có chức năng và có  đủ điều kiện thì cũng được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghề nghiệp khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định. Như vậy,  các tổ chức,  doanh nghiệp nếu muốn thực hiện hoạt động dạy nghề sơ cấp, cấp chứng chỉ trình độ sơ cấp không nhất thiết phải thành lập trung tâm dạy nghề mà chỉ cần xin giấy đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp đối với nghề mình dạy là đã có thể thực hiện đào tạo và tuyển sinh cũng như thực hiện cấp chứng chỉ  cho  các họ viên. Còn nếu tổ  chức, doanh nghiệp thực hiện xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề thì cần phải đảm bảo các điều kiện và thực hiện các thủ tục về thành lập trung tâm dạy nghề.

--> Như vậy để được dạy nghề hiện nay theo quy định có thể chúng ta có 2 lựa chọn là thành lập trung tâm dạy nghề hoặc chỉ cần xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp là cũng có thể dạy nghề đượch rồi. Vậy dưới đây, Luật P&P xin phân tích về quy trình và điều kiện của cả hai hướng này như sau:

I. Trình tự thủ tục để dạy nghề theo hướng xin giấy phép thành lập trung tâm


1. Điều kiện để xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề

- Phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp Việt Nam. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập khi thành lập phải hoạt động theo cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập do Chính phủ quy định.

Quy mô đào tạo trình độ sơ cấp tối thiểu 150 học sinh/năm

- Có địa điểm xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo diện tích đất sử dụng tối thiểu của trung tâm giáo dục nghề nghiệp là 1000 m2

- Vốn đầu tư thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư bằng nguồn vốn hợp pháp, không bao gồm giá trị về đất đai:  Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp tối thiểu là 05 tỷ đồng;

- Đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định (dự kiến về cơ cấu tổ chức; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; chương trình, giáo trình đào tạo; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý).

2. Thành phần hồ sơ xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề 

- Văn bản đề nghị thành lập; 

- Đề án thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

Dự thảo quy hoạch tổng thể mặt bằng các công trình kiến trúc xây dựng, bảo đảm phù hợp với ngành, nghề, quy mô, trình độ đào tạo và tiêu chuẩn diện tích sử dụng, diện tích xây dựng cho hoạt động học tập và giảng dạy; 

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của cơ quan, tổ chức, cá nhân, hợp đồng thuê nhà và các giấy tờ pháp lý liên quan còn thời hạn ít nhất là 05 năm kể từ ngày gửi hồ sơ; 

- Ngoài ra Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục, ngoài hồ sơ theo quy định, hồ sơ cần bổ sung một số giấy tờ sau: Văn bản xác nhận khả năng tài chính để đầu tư xây dựng cơ sở giáo dục nghề nghiệp của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; Giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu về tài sản là vốn góp của cá nhân đề nghị thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

3. Quy trình cấp giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề 

- Tiếp nhận hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề: Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị  thành lập trung tâm dạy nghề gửi hồ sơ tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận và thẩm tra sơ bộ hồ sơ trước khi gửi Hội đồng thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi hồ sơ tới Hội đồng thẩm định để tổ chức thẩm định.

- Thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề: Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ thành lập trung tâm dạy nghề. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi tới, Hội đồng thẩm định tổ chức thẩm định hồ sơ. Căn cứ kết luận của Hội đồng thẩm định (công khai tại cuộc họp thẩm định), cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập hoàn thiện hồ sơ gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp Hội đồng thẩm định kết luận hồ sơ thành lập không đủ điều kiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có văn bản trả lời cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị thành lập và nêu rõ lý do.

- Quyết định thành lập, cho phép thành lập trung tâm dạy nghề: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đã hoàn thiện theo kết luận của Hội đồng thẩm định, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập trường trung tâm dạy nghề.

4. Xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp


Sau khi xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề, cơ sở cần phải thực hiện thủ tục đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại Sở Lao động- Thương binh và Xã hội khi đó cơ sở mới đủ điều kiện để hoạt động giáo dục và thực hiện tuyển sinh đào tạo. Điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục để xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, qúy khách hàng tham khảo bài viết: Giấy phép đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp 

II. Trình tự thủ tục để dạy nghề theo hướng không cần thành lập trung tâm


Cơ sở không thành lập trung tâm vẫn có thể dạy nghề được song cơ sở không phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trước khi đi vào hoạt động. Vậy điều kiện cần nhữn gì và hồ sơ thực hiện ra sao ? Quy trình thực hiện như thế nào ?

1. Điều kiện xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp được cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với nghề, quy mô, trình độ đào tạo sơ cấp. Diện tích phòng học lý thuyết, phòng, xưởng thực hành dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 04 m2/chỗ học;

- Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng nghề đăng ký hoạt động và phải được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

- Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo;

- Đối với các nghề đào tạo trình độ sơ cấp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngoài các điều kiện quy định trên, cơ sở đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp còn phải có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm và duy trì hoạt động đào tạo của các nghề đăng ký hoạt động

2. Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp


- Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu

- Bản sao quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có)

- Báo cáo các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo mẫu và kèm theo các giấy tờ chứng minh

- Bản sao điều lệ hoặc quy chế tổ chức, hoạt động.

3. Quy trình thực hiện đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp


- Gửi 01 bộ hồ sơ xin giấy phép dạy nghề sơ cấp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở chính của cơ sở. Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tại phân hiệu, địa điểm đào tạo khác không cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với nơi đặt trụ sở chính thì gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp tới Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt phân hiệu, địa điểm đào tạo khác của cơ sở.

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức kiểm tra các điều kiện bảo đảm cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp  ; trường hợp không cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp thì trong thời hạn 05 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy phép dạy nghề sơ cấp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp về Tổng cục Dạy nghề để theo dõi, quản lý.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép dạy nghề trình độ sơ cấp

Các trường hợp đình chỉ hoạt động sau khi xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề


- Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Không bảo đảm một trong các điều kiện

- Tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thu hồi giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề


- Có hành vi gian lận để được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

-Vi phạm nghiêm trọng quy định về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp;

- Hết thời hạn đình chỉ tuyển sinh mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến đình chỉ tuyển sinh;

- Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải thu hồi;

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp giải thể theo quy định của pháp luật;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Cơ sở dạy nghề được đào tạo bao nhiêu người trong một khóa học ?


Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo. Như vậy, quy mô đào tạo không giới hạn số lượng người mà căn cứ vào khả năng tuyển sinh của cơ sở đào tạo và điều kiện về số lượng đội ngũ giáo viên của đơn vị đó để đảm bảo được tiêu chí như đã nêu ở trên.

Vướng mắc khi xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề


Câu hỏi: Sau khi được cấp giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề thì cơ sở có được cấp chứng chỉ hay không?

Luật P&P trả lời: Theo quy định tại Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì sau khi được cấp giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề thì cơ sở của bạn được cấp phép cấp chứng chỉ. Nhưng để được cấp chứng chỉ thì phải thông báo mẫu chứng chỉ lên Sở Lao động thương binh và xã hội nơi cơ cở đặt địa chỉ giảng dạy. Các bước để được cấp chứng chỉ đào tạo sơ cấp: 

Bước 1. Gửi mẫu chứng chỉ đến cơ quan nhà nước. Hồ sơ thông báo mẫu chứng chỉ tới cơ quan nhà nước: Công văn thông báo mẫu chứng chỉ kèm theo mẫu chứng chỉ, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp (mỗi loại 03 bản);  Bản sao giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục hoặc giấy phép dạy nghề sơ cấp; Quyết định thành lập đối với tổ chức, giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp.

Bước 2: Sau khi có công văn công nhận về mẫu chứng chỉ đào tạo sơ cấp, phôi bằng thì cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức in, cấp phát chứng chỉ cho các học viên. Căn cứ mẫu chứng chỉ sơ cấp; mẫu bản sao chứng chỉ sơ cấp, cơ sở đào tạo sơ cấp thiết kế hoặc lựa chọn mẫu phôi chứng chỉ sơ cấp, mẫu phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp, kèm theo lô gô (nếu có) của cơ sở mình. Cơ sở đào tạo sơ cấp tổ chức in chứng chỉ sơ cấp, bản sao chứng chỉ sơ cấp theo mẫu phôi chứng chỉ đã phê duyệt để sử dụng cấp cho người học. Việc in phôi chứng chỉ sơ cấp, phôi bản sao chứng chỉ sơ cấp phải đảm bảo chặt chẽ, an toàn, bảo mật và phải được lập sổ quản lý.

Câu hỏi: Ai là người có thẩm quyền cấp chứng chỉ dạy nghề sơ cấp

Trả lời: Chứng chỉ đào tạo do người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân mở lớp đào tạo nghề thiết kế, in ấn để cấp cho học viên có 100% các kết quả kiểm tra khi kết thúc mô - đun, môn học trong chương trình đào tạo đạt yêu cầu. Chứng chỉ sơ cấp chỉ cấp một lần, không cấp lại. Bản sao chứng chỉ sơ cấp được cấp theo yêu cầu của người học. Cơ sở đào tạo sơ cấp ghi vào sổ cấp chứng chỉ sơ cấp và sổ cấp bản sao chứng chỉ sơ cấp. Chứng chỉ đào tạo ghi rõ nội dung, thời gian khóa học bằng tiếng Việt và tiếng Anh theo mẫu định dạng quy định

Câu hỏi: Trong quá trình xin giấy phép dạy nghề sửa chữa xe máy trình độ sơ cấp thì cơ sở dạy nghề của tôi có chỉ có một giáo viên cơ hữu và một giáo viên cơ hữu thì có được không?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị đinh 143/2016 thì chỉ cần cơ sở có Có đội ngũ giáo viên đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 25 học sinh/giáo viên; đối với các nghề yêu cầu về năng khiếu, bảo đảm tỷ lệ học sinh quy đổi trên giáo viên quy đổi tối đa là 15 học sinh/giáo viên; có giáo viên cơ hữu cho nghề tổ chức đào tạo. Như vậy đối chiếu quy định trên, thì cơ sở của bạn phải đảm bảo ít nhất 1 giáo viên cơ hữu. Đối với giáo viên thỉnh giảng thì cũng phải đáp ứng các quy định như một giáo viên cơ hữu.

Câu hỏi: Sau khi được cấp giấy phép dạy nghề thì có phải thực hiện báo cáo không?

Trả lời: Theo quy định tại Nghị định 15/2019/NĐ-CP thì hàng năm cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải tiến hàng báo cáo. “Hàng năm báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp có trụ sở chính về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp.” Thời gian báo cáo sẽ do thông báo của từng Sở Lao động thương binh và xã hội quy định.

Công việc của Luật P&P


- Tư vấn thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề 

- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề 

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề 

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề 

- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách để thực hiện thủ tục xin giấy phép thành lập trung tâm dạy nghề 

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com  

Đối tác chiến lược