Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Giấy phép quảng cáo thuốc trên website

Thuốc là một sản phẩm đặc biệt dùng để phòng chữa bệnh nên việc quảng cáo thuốc cũng phải tuân theo những quy định khắt khe hơn các sản phẩm khác. Vậy quy trình, hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website cần những gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc xin giấy phép quảng cáo, Luật tư vấn P&P xin gửi tới quý khách hàng thủ tục xin Giấy phép quảng cáo thuốc trên website như sau:

Cơ sở pháp lý


- Luật quảng cáo 2012

- Luật dược 2016

- Thông tư số 09/2015/TT-BYT

- Nghị định số 181/2013/NĐ-CP

Nghị định 28/2017/NĐ-CP

Quảng cáo thuốc trên website là gì?


- Thuốc là chế phẩm có chứa dược chất hoặc dược liệu dùng cho người nhằm Mục đích phòng bệnh, chẩn đoán bệnh, chữa bệnh, Điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, Điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người bao gồm thuốc hóa dược, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền, vắc xin và sinh phẩm.

- Quảng cáo thuốc trên website là việc thông qua video hoặc maket trên website mà nhà quảng cáo mang đến cho người xem các thông tin, hình ảnh, công dụng đặc trưng về sản phẩm thuốc để thuốc có thể tiếp cận tới khách hàng một cách hiệu quả nhất.

Quảng cáo thuốc trên website có những ưu điểm gì so với hình thức quảng cáo khác?


- Các chi phí thiết kế và thực hiện để quảng cáo trên website thấp hơn đáng kể so với các phương tiện truyền thông thông thường. Ước tính để “mua” khoảng 30 giây trên quảng cáo truyền hình, các nhà quảng cáo phải đổi lại mức ngân sách cho một tuần quảng cáo trên trang web nổi tiếng. Cùng sự gia tăng mạnh mẽ của người dùng internet, quảng cáo banner online có thể mang về doanh thu lớn hơn nhiều so với chi phí bỏ ra ban đầu. Với thế mạnh trên, quảng cáo banner online nhanh chóng trở thành xu hướng chung của ngành quảng cáo trong những năm gần đây và dự đoán sẽ còn tiếp tục phát triển trong năm tới.

- Việc trình bày dễ dàng, linh hoạt, hấp dẫn trên website không chỉ giới hạn trong một khung hình tĩnh, những hình ảnh và con chữ bất động, quảng cáo dạng này hoàn toàn có thể thêm hình ảnh động hay thậm chí cả âm thanh. Hình ảnh một con vật ngộ nghĩnh có thể bước ra khỏi khung quảng cáo, nhún nhảy khắp màn hình có thể gây kích thích đặc biệt tới người xem. Càng sáng tạo bao nhiêu, các doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội thu hút sự chú ý lớn của người truy cập trang. Bạn không nên lo lắng về việc các banner dạng động có khả năng làm giảm tốc độ tải trang vì các công cụ nén hiện nay có thể dễ dàng giảm thiểu kích thước. Sự phát triển của các công cụ này cho phép bạn tạo một quảng cáo bắt mắt mà giảm ảnh hưởng đáng kể đến thời gian tải trang.

Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website?


- Theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 6 Luật Dược, hành vi quảng cáo thuốc khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung là một trong những hành vi nghiêm cấm.

- Hơn nữa, Theo quy định tại Khoản 51 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP  thì tổ chức cá nhân sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Điều kiện để xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website là gì?


- Thuốc được phép quảng cáo bao gồm: Thuốc thuộc danh mục thuốc không kê đơn và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc

- Quảng cáo thuốc phải có giấy phép lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng do Bộ Y tế phê duyệt.

- Chủ thể xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website là đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam của đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm ủy quyền bằng văn bản

- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Quảng cáo tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng thì phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản.

Những hành vi cấm khi xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website


- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo Điều 7 Luật quảng cáo

- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

- Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

- Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

- Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

- Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Thành phần hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website


- Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Cục Quản lý dược - Bộ Y tế phê duyệt.

- Giấy phép lưu hành sản phẩm do Cục Quản lý dược cấp hoặc quyết định cấp số đăng ký thuốc tại Cục Quản lý dược.

- Văn bản đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài;

- Nội dung đề nghị xác nhận quảng cáo:

+ Nếu quảng cáo trên website bằng video phải có 01 bản ghi nội dung quảng cáo dự kiến trong đĩa hình, đĩa âm thanh, file mềm kèm theo 03 bản kịch bản dự kiến quảng cáo, trong đó miêu tả rõ nội dung, phương tiện dự kiến quảng cáo, phần hình ảnh (đối với báo hình), phần lời, phần nhạc;

+ Nếu quảng cáo trên website bằng maket thì phải có 03 bản ma-két nội dung dự kiến quảng cáo in mầu kèm theo file mềm ghi nội dung dự kiến quảng cáo;

- Mẫu nhãn sản phẩm hoặc mẫu nhãn sản phẩm đã đ­ược cơ quan y tế có thẩm quyền chấp thuận trong trường hợp pháp luật quy định nhãn sản phẩm phải được cơ quan y tế có thẩm quyền duyệt.

- Trường hợp đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo là đơn vị được ủy quyền thì phải có các giấy tờ sau đây:

+ Văn bản ủy quyền hợp lệ;

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thư­ơng nhân n­ước ngoài của đơn vị được ủy quyền.

+ Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo: Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

- Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự quy định tại các điều của Thông tư này, giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu;.

Nội dung quảng cáo thuốc như thế nào là phù hợp?


- Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.

- Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu: Giấy phép lưu hành tại Việt Nam; Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt; Chuyên luận về thuốc đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất công nhận.

- Nội dung quảng cáo thuốc phải có các nội dung sau:

+ Tên thuốc theo quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;

+ Tên hoạt chất của thuốc: Thuốc tân dược dùng tên theo danh pháp quốc tế; Thuốc có nguồn gốc dược liệu dùng tên theo tiếng Việt, trường hợp tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên la-tinh.

+ Chỉ định của thuốc;

+ Chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như người có thai, người đang cho con bú, người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính;

+ Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường;

+ Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”.

+ Thận trọng, liều dùng, cách dùng;

- Phải đọc rõ: Tên thuốc theo quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam; Tên hoạt chất của thuốc; Khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”; các nội dung chỉ định, chống chỉ định hoặc các khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt phải bảo đảm để người nghe, người xem có thể nghe hoặc đọc được đầy đủ, rõ ràng;

- Trường hợp có nhiều trang/phân cảnh quảng cáo thì các trang/phân cảnh quảng cáo phải xuất hiện liên tiếp, dừng đủ thời gian để người xem có thể đọc được hết các thông tin thể hiện trên trang; trang, phân cảnh có nội dung thông tin sản phẩm phải đứng yên, không chuyển động để người đọc tìm hiểu kỹ về thông tin sản phẩm.

- Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc: Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong; Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục;  Chỉ định điều trị chứng mất ngủ kinh niên; Các chỉ định mang tính kích dục; Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u; Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa tương tự khác; Chỉ định điều trị bệnh viêm gan do vi rút, các bệnh lạ mới nổi.

- Các thông tin, hình ảnh không được sử dụng trong quảng cáo thuốc bao gồm: Hình ảnh người bệnh; Sơ đồ tác dụng của thuốc mà chưa được nghiên cứu, đánh giá; Hình ảnh, tên của thầy thuốc để giới thiệu thuốc; Mô tả quá mức tình trạng bệnh lý hoặc công dụng của thuốc; Hình ảnh động vật, thực vật trong danh mục cần bảo tồn; Thông tin, hình ảnh tạo ra cách hiểu: sử dụng thuốc này không cần có ý kiến của thầy thuốc; sử dụng thuốc này hoàn toàn vô hại, không có tác dụng phụ, không có chống chỉ định, bảo đảm 100% hiệu quả.

Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website cần những điều kiện gì?


- Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự, giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu;

- Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

- Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4. Mẫu hình thức quảng cáo ngoài trời khổ lớn có thể trình bày trên khổ giấy A3 hoặc khổ giấy khác và ghi rõ tỷ lệ kích thước so với kích thước thật.

- Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin;

- Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây.

- Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau: Nhãn hiệu hàng hóa, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

- Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

- Tiếng nói, chữ viết, hình ảnh trong quảng cáo phải bảo đảm ngắn gọn, thông dụng, đúng quy định tại Điều 18 của Luật quảng cáo. Cỡ chữ nhỏ nhất trong nội dung quảng cáo phải bảo đảm tỷ lệ đủ lớn để có thể đọc được trong điều kiện bình thường và không được nhỏ hơn tỷ lệ tương đương cỡ chữ Vntime hoặc Times New Roman 12 trên khổ giấy A4.

- Tài liệu tham khảo, chứng minh, xác thực thông tin trong nội dung quảng cáo: Các tài liệu bằng tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng Anh. Bản dịch tiếng Việt phải được đóng dấu xác nhận của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo; Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài không phải là tiếng Anh phải dịch ra tiếng Việt và kèm theo tài liệu gốc bằng tiếng nước ngoài. Bản dịch tiếng Việt phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

- Các tài liệu trong hồ sơ được in rõ ràng, sắp xếp theo trình tự quy định tại các điều của Thông tư này, giữa các phần có phân cách bằng giấy màu, có trang bìa và danh mục tài liệu.

- Các giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phải còn hiệu lực, là bản sao chứng thực hoặc bản sao có đóng dấu của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo. Các tài liệu trong hồ sơ phải có dấu, dấu giáp lai của đơn vị đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo.

- Mẫu nội dung quảng cáo được trình bày trên khổ giấy A4.

Quy trình thực hiện


Thẩm quyền

Cục quản lý dược- Bộ y tế

Thủ tục

- Hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc được nộp  tại Cục quản lý dược- Bộ y tế

- Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo dấu tiếp nhận công văn đến của cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo. Trường hợp không cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do không cấp.

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm công bố trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan mình danh mục sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền phụ trách đã được cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoặc có giấy xác nhận nội dung quảng cáo hết hiệu lực.

Câu hỏi khách hàng hay gặp phải khi thực hiện xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website


Câu 1: Chúng tôi là công ty Việt Nam, hiện công ty đã mua một lô hàng thuốc của nước ngoài để lưu hành ở Việt Nam. Vậy giờ chúng tôi muốn quảng cáo cho sản phẩm thuốc này thì có được không?

- Theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2015/TT-BYT, để có thể quảng cáo một sản phẩm thuốc thì điều kiện cần là sản phẩm đó phải thuộc danh mục thuốc không kê đơn và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo hạn chế sử dụng hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc; Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam đang còn hiệu lực và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế phê duyệt; Chủ thể xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website là đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm hoặc đơn vị có tư cách pháp nhân được đơn vị đứng tên trên giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm ủy quyền bằng văn bản

- Nếu xét đáp ứng được các điều kiện trên thì công ty khách hàng hoàn toàn có thể xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website tại Việt Nam.

Câu 2: Tôi muốn quảng cáo cho hai sản phẩm thuốc trong một mẫu quảng cáo bằng maket trên website. Vậy tôi cần làm bao nhiêu hộ hồ sơ quảng cáo?

Theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 09/2015/TT-BYT:

- Trường hợp được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo, bao gồm:

+ Một mẫu quảng cáo của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho một đối tượng;

+ Một mẫu quảng cáo của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho một đối tượng cho nhiều hình thức quảng cáo (ví dụ: tờ rơi, áp phích, sách, báo, …).

+  Một mẫu quảng cáo của một thuốc có một hàm lượng, một dạng bào chế cho một đối tượng;

+ Một mẫu quảng cáo của hai hay nhiều thuốc có cùng hoạt chất nhưng có hàm lượng, dạng bào chế, đường dùng khác nhau của cùng một nhà sản xuất cho một đối tượng.

- Trường hợp không được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo, bao gồm:

+ Nhiều mẫu quảng cáo khác nhau của một sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho một đối tượng. Trường hợp này mỗi mẫu quảng cáo được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo;

+ Một mẫu quảng cáo gồm nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác nhau cho một đối tượng. Trường hợp này mỗi sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được coi là một hồ sơ đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo.

Trường hợp của khách hàng thuộc vào trường hợp:  Một mẫu quảng cáo gồm nhiều sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác nhau cho một đối tượng. Do đó, để có thể quảng cáo cho hai sản phẩm thuốc trong một mẫu quảng cáo bằng maket trên website thì khách hàng cần làm hai hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website

Câu 3 : Công ty tôi đã có giấy phép quảng cáo thuốc trên website, tuy nhiên giấy phép này đã hết hạn, giờ chúng tôi có cần cấp lại giấy phép mới hay không ?

Theo quy định tại Điều 21 Thông tư 09/2015/TT-BYT thì trường hợp giấy phép hết hạn nhưng không thay đổi nội dung quảng cáo thì được cấp lại theo khoản 2. Còn nếu giấy phép đã hết hạn nhưng khách hàng muốn thay đổi nội dung quảng cáo thì cần thực hiện thủ tục cấp mới giấy phép quảng cáo thuốc trên website.

Khách hàng cần cung cấp


- Kịch bản quảng cáo và video quảng cáo (nếu quảng cáo bằng video), maket quảng cáo (nếu chỉ quảng cáo bằng maket).

- Văn bản uỷ quyền nếu bên quảng cáo không phải là đơn vị đứng tên trong giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm

- Hợp đồng sử dụng hình ảnh nếu trong hồ sơ quảng cáo có dùng hình ảnh nhân vật để quảng cáo

- Các tài liệu chứng minh công dụng nếu nội dung quảng cáo không có trong hồ sơ công bố

Công việc của chúng tôi


Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo thuốc trên website

Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh.

Đại diện quý khách nộp hồ sơ tại Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

Đại diện quý khách tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép quảng cáo.

Đại diện khách hàng nhận bản gốc giấy phép quảng cáo và giao cho khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược