Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí là giấy phép bắt buộc phải có khi thực hiện quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí. Thủ tục xin Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí giấy tờ rất rườm rà. Thấu hiểu những khó khăn đó của quý khách hàng Luật tư vấn P&P xin giới thiệu tới quý khách hàng dịch vụ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí như sau:

Cơ sở pháp lý


- Luật quảng cáo

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Thông tư 09/2015/TT-BYT

Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí là gì?


- Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.

- Quảng cáo trên báo chí bao gồm quảng cáo trên báo in, báo nói, báo hình và báo điện tử

+ Báo in như: Báo Tuổi trẻ, Lao động, Tiền Phong...

+ Báo điện tử như: dantri.com.vn, kenh14.com.vn,vnexpress.net, thethao247.vn, ........

Tại sao phải xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí?


- Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thì thực phẩm bảo vệ sức khỏe là thực phẩm phải đăng ký nội dung quảng cáo trước khi thực hiện quảng cáo. Nên trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải đăng ký nội dung quảng cáo với cơ quan cấp giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng.

Vì sao khách hàng nên lựa chọn quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí?


Quảng cáo trên báo chí có tuổi thọ lâu đời, là kiểu quảng cáo đầu tiên mà các công ty nghĩ đến trong các chiến dịch quảng cáo. Ưu điểm vượt trội của việc quảng cáo trên báo chí là:

+ Không giống như quảng cáo khác, quảng cáo trên báo bạn có thể có thời gian đọc một cách chi tiết nội dung quảng cáo như: giá bán, chi tiết sản phẩm dịch vụ, khuyến mãi đi kèm, hơn nữa chi phí tiết kiệm hơn so với các phương tiện quảng cáo truyền thông khác như quảng cáo trên truyền hình, radio,…

+ Độ phủ sóng rộng rãi, trên khắp mọi miền đất nước. Dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khách hàng.

+ Quảng cáo trên báo giấy là một cách thức tốt để tiếp cận một số lượng lớn người tiêu dùng, đặc biệt là những người từ 45 tuổi trở lên – những người có xu hướng đọc báo thường xuyên hơn giới trẻ. Báo giấy còn có độ linh hoạt, tin cậy cao, với mức chi phí thấp, dễ lưu trữ và có thể lưu truyền trong thời gian dài.

+ Quảng cáo trên báo mạng điện tử là hình thức quảng cáo hiệu quả, độ phủ thương hiệu tốt vì các trang báo mạng, tạp chí mạng hiện nay có lượng người đọc rất đông, chiếm thị phần áp đảo so với các loại hình báo chí và quảng cáo truyền thống khác.

Trước khi xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên website cần có điều kiện gì?


- Quảng cáo về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Quảng cáo cho các loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phải có các tài liệu chứng minh về sự hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Sản phẩm quảng cáo phải có Giấy tiếp nhận bản công bố sản phẩm do Bộ y tế cấp  

Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo


- Quảng cáo những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo theo Điều 7 Luật quảng cáo

- Quảng cáo làm tiết lộ bí mật nhà nước, phương hại đến độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng.

- Quảng cáo thiếu thẩm mỹ, trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.

- Quảng cáo làm ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, an toàn xã hội.

- Quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

- Quảng cáo có tính chất kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, định kiến về giới, về người khuyết tật.

- Quảng cáo xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân.

- Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.

- Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.

- Quảng cáo bằng việc sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp về giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của mình với giá cả, chất lượng, hiệu quả sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại của tổ chức, cá nhân khác.

- Quảng cáo có sử dụng các từ ngữ “nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”, “số một” hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

- Quảng cáo có nội dung cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của pháp luật về cạnh tranh.

- Quảng cáo vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ.

- Quảng cáo tạo cho trẻ em có suy nghĩ, lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em.

- Ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện quảng cáo hoặc tiếp nhận quảng cáo trái ý muốn.

- Treo, đặt, dán, vẽ các sản phẩm quảng cáo trên cột điện, trụ điện, cột tín hiệu giao thông và cây xanh nơi công cộng.

Hồ sơ quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí


- Đơn đăng ký xác nhận nội dung quảng cáo

- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Bản công bố sản phẩm đã được cơ quan có thẩm quyền xác nhận (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

- Mẫu nhãn sản phẩm (bản có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

- Đối với quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí với hình thức video thì cần video quảng cáo dưới dạng “mp3", "mp4", "3gp" có dung lượng đính kèm giới hạn 100M đi kèm với kịch bản quảng cáo. Đối với quảng cáo bằng hình thức maket thì cần maket quảng cáo. Đối với quảng cáo bằng âm thanh thì cần kịch bản và nội dung quảng cáo ghi trong đĩa âm thanh.

- Đối với nội dung quảng cáo ngoài công dụng, tính năng của sản phẩm ghi trong bản công bố sản phẩm thì phải có tài liệu khoa học chứng minh (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

- Công văn cam kết về giá (nếu video có thể hiện giá)

- Công văn cam kết sử dụng hình ảnh

- Hợp đồng sử dụng hình ảnh (nếu video có sử dụng hình ảnh của cá nhân)

Những lưu ý trong hồ sơ xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí


- Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo; phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm.

+ Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

+ Phải có khuyến cáo "Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh"; chữ viết phải rõ ràng, có màu tương phản với màu nền. Quảng cáo trên báo nói, báo hình phải đọc rõ khuyến cáo này. Việc quảng cáo trên báo hình, báo nói với thời lượng ngắn dưới 15 giây thì không phải đọckhuyến cáo trên nhưng phải thể hiện khuyến cáo trong quảng cáo.

- Kịch bản/ maket/ video quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp sau: Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài. Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt; khi phát trên đài phát thanh, truyền hình hoặc trên các phương tiện nghe nhìn, phải đọc tiếng Việt trước tiếng nước ngoài.

- Đối với quảng cáo trên báo in:

+ Diện tích quảng cáo không được vượt quá 15% tổng diện tích một ấn phẩm báo hoặc 20% tổng diện tích một ấn phẩm tạp chí, trừ báo, tạp chí chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt quảng cáo với các nội dung khác.

+ Không được quảng cáo trên bìa một của tạp chí, trang nhất của báo.

+ Cơ quan báo chí được phép ra phụ trương quảng cáo và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí trước ít nhất 30 ngày tính đến ngày phát hành đầu tiên của phụ trương quảng cáo. Phụ trương quảng cáo của báo phải đánh số riêng; có cùng khuôn khổ, phát hành kèm theo số trang báo chính. Trên trang một của phụ trương quảng cáo phải ghi rõ các thông tin sau: Tên tờ báo; Tên, địa chỉ của cơ quan báo chí; Dòng chữ “Phụ trương quảng cáo không tính vào giá bán”.

- Đối với quảng cáo trên báo nói, báo hình:

+ Thời lượng quảng cáo trên báo nói, báo hình không được vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của một tổ chức phát sóng, trừ thời lượng quảng cáo trên kênh, chương trình chuyên quảng cáo; phải có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.

+ Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau: Chương trình thời sự; Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.

+ Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.

+ Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình. Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.

- Đối với quảng cáo trên báo điện tử: Không được thiết kế, bố trí phần quảng cáo lẫn vào phần nội dung tin; Đối với những quảng cáo không ở vùng cố định, phải thiết kế để độc giả có thể chủ động tắt hoặc mở quảng cáo, thời gian chờ tắt hoặc mở quảng cáo tối đa là 1,5 giây.

Quy trình thực hiện


Thẩm quyền

Cục An toàn thực phẩm- Bộ y tế

Thủ tục

Trong thời hạn từ 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quảng cáo sản phẩm mỹ phẩm. Trong trường hợp từ chối phải nêu rõ lý do và trả lời bằng văn bản.

Câu hỏi khách hàng hay gặp phải khi thực hiện xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí


Câu 1: Công ty tôi muốn quảng cáo thực phẩm chức năng có tác dụng giảm cân, đối tượng hướng tới là người nước ngoài tại Việt Nam, vậy nội dung quảng cáo tôi để tiếng anh có được hay không?

- Theo quy định tại Điều 18 Luật Quảng cáo thì nội dung quảng cáo phải thể hiện bằng tiếng Việt trừ trường hợp: Nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Sách, báo, trang thông tin điện tử và các ấn phẩm được phép xuất bản bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài; chương trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài.

- Do đó, chỉ những nội dung nêu trên mới được thể hiện bằng tiếng nước ngoài còn nếu không thì khách hàng bắt buộc phải thể hiện nội dung bằng tiếng Việt.

Câu 2: Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí có hiệu lực trong bao lâu?

Giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí có hiệu lực cùng với hiệu lực của Giấy tiếp đăng ký bản công bố sản phẩm.

Khách hàng cần cung cấp


- Kịch bản quảng cáo và video quảng cáo (nếu quảng cáo bằng video), maket quảng cáo (nếu chỉ quảng cáo bằng maket).

- Văn bản uỷ quyền nếu bên quảng cáo không phải là đơn vị đứng tên trong giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm

- Hợp đồng sử dụng hình ảnh nếu trong hồ sơ quảng cáo có dùng hình ảnh nhân vật để quảng cáo

- Các tài liệu chứng minh công dụng nếu nội dung quảng cáo không có trong hồ sơ công bố

Công việc của chúng tôi


Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo chí

Soạn một bộ hồ sơ hoàn chỉnh.

Đại diện quý khách nộp hồ sơ tại Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế.

Đại diện quý khách tiến hành mọi thủ tục phấp lý cần thiết tại cơ quan cấp phép cho đến khi được cấp giấy phép quảng cáo.

Đại diện khách hàng nhận bản gốc giấy phép quảng cáo và giao cho khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

Đối tác chiến lược