Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì việc mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cần thiết. Bên cạnh việc thành lập địa điểm kinh doanh, văn phòng đại diện thì việc thành lập địa điểm kinh doanh cũng là một sự lựa chọn của doanh nghiệp.
Sau đây luật tư vấn P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên.
Căn cứ pháp lý
- Luật doanh nghiệp 2020
- Luật thương mại 2005
- Nghị định 78/2015/NĐ-CP
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP
Địa điểm kinh doanh là gì?
- Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.
VD: Công ty A chuyên sản xuất hàng dệt may, công ty có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh. Hiện công ty có đầu mối tiêu thụ sản phẩm tại Thái Nguyên nên để cắt giảm chi phí vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội về Thái Nguyên, tránh hư hỏng sản phẩm, công ty đã mở xưởng sản xuất hàng dệt may tại Thái Nguyên. Do đó, công ty cần thực hiện đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên.
- Địa điểm kinh doanh có các đặc điểm sau:
+ Địa chỉ địa điểm kinh doanh có thể nằm ngoài trụ sở chính của công ty, có thể nằm khác tỉnh với trụ sở chính.
+ Ngành nghề của địa điểm kinh doanh nằm trong phạm vi ngành nghề của doanh nghiệp chủ quản. Tức có thể trùng hoặc ít hơn ngành nghề của công ty mẹ
+ Thủ tục thành lập đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng. Khác với thủ tục đăng ký thành lập văn phòng đại diện và chi nhánh, thủ tục tục thành lập địa điểm kinh doanh chỉ là thủ tục thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh nhưng mang tính chất bắt buộc.
+ Không phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh. Địa điểm kinh doanh sau khi thành lập chỉ cần kê khai và nộp lệ phí môn bài, còn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp thì sẽ được doanh nghiệp chủ quản kê khai và nộp tập trung.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên
- Quyền đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh: Doanh nghiệp/chi nhánh có quyền thành lập địa điểm kinh doanh tại các đơn vị địa giới hành chính trên lãnh thổ Việt Nam.
- Nghĩa vụ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh: Ngược lại với quyền thành lập thì khi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Cùng với đó theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
- Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập địa điểm kinh doanh là:
+ Gắn tên địa điểm kinh doanh tại trụ sở địa điểm kinh doanh.
+ Phải đóng lệ phí môn bài hàng năm cho địa điểm kinh doanh.
+ Phải duy trì hoạt động của địa điểm kinh doanh.
+ Phải thông báo tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh nếu đã thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp.
+ Phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi có sự thay đổi thông tin đã thông báo khi thành lập địa điểm kinh doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
+ Thông báo chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trước khi muốn giải thể doanh nghiệp.
+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh nếu không hoạt động kinh doanh tại địa điểm kinh doanh
Chủ thể nào có quyền đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh?
- Theo Luật doanh nghiệp và luật Thương mại thì chỉ 02 chủ thể sau mới có quyền thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam
+ Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam. Đây là chủ thể phổ biến nhất khi thành lập địa điểm kinh doanh.
+ Chi nhánh của doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam.
- Lưu ý: Doanh nghiệp Việt Nam không được đặt địa điểm kinh doanh ở nước ngoài và thương nhân nước ngoài cũng không được đặt địa điểm kinh doanh tại Việt Nam. Nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn hoạt động kinh doanh cụ thể tại nước ngoài thì doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức thành lập chi nhánh. Thủ tục thành lập chi nhánh tại nước ngoài thực hiện theo pháp luật nước ngoài. Ngược lại thương nhân nước ngoài muốn thực hiện hoạt động kinh doanh cụ thể tại Việt Nam thì phải thành lập chi nhánh tại Việt Nam và tuân theo quy định của Luật thương mại 2005.
Địa điểm kinh doanh và chi nhánh có điểm gì khác nhau?
Tiêu chí |
Chi nhánh |
Địa điểm kinh doanh |
Chủ thể thành lập |
Doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân nước ngoài |
Doanh nghiệp Việt Nam và chi nhánh của doanh nghiệp Việt Nam |
Địa chỉ |
Có thể đặt ở trong nước và nước ngoài Có thể đặt nhiều chi nhánh trong cùng một đơn vị hành chính |
Chỉ được đặt ở trong nước |
Ngành nghề |
Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký |
Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký |
Cách đặt tên |
Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh |
Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh |
Mã số |
Có mã số đơn vị phụ thuộc |
Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh. Không có mã số thuế |
Hình thức hoạch toán |
Hoạch toán độc lập hoặc hoạch toán phụ thuộc |
Hoạch toán phụ thuộc |
Con dấu |
Có con dấu, tài khoản ngân hàng, hóa đơn riêng của chi nhánh |
Không có con dấu, tài khoản ngân hàng, hóa đơn. |
Thủ tục thành lập |
Đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh |
Thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh |
Nghĩa vụ thuế |
Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng |
Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài. |
Những lưu ý khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên
Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào?
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do địa điểm kinh doanh phát hành.
- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
- Lưu ý: tên địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải có cụm từ địa điểm kinh doanh mà doanh nghiệp có thể thay thế bằng các cụm “nhà xưởng”, “xưởng sản xuất”, “cơ sở sản xuất”, “cửa hàng”, “nhà hàng”.....
VD: Địa điểm kinh doanh của công ty cổ phần ABC sẽ có tên là: Địa điểm kinh doanh công ty cổ phần ABC.
Trụ sở địa điểm kinh doanh nên đặt ở đâu?
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Tuy nhiên, điều này đã bị sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP, theo đó Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể nằm ngoài tỉnh của trụ sở chính hoặc chi nhánh.
- Trụ sở của địa điểm kinh doanh phải ghi chi tiết: Số nhà/ thôn/xóm/phố, xã/thị trấn/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Đối với những trường hợp địa điểm dự kiến thành lập địa điểm kinh doanh chưa có số nhà thì chủ nhà cần phải làm thủ tục xin đăng ký số nhà nước. Sau đó mới thực hiện thủ tục thành lập tại Sở kế hoạch đầu tư
- Trụ sở địa điểm kinh doanh phải là nơi có trên bản đồ hành chính và phải thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của doanh nghiệp:
+ Nếu trụ sở thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên doanh nghiệp.
+ Nếu trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê nhà của doanh nghiệp.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, nếu vi phạm những nội dung trên thì doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Ngành nghề của địa điểm kinh doanh
- Vì địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh cụ thể nên ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải nằm trong phạm vi ngành nghề của công ty mẹ, khôn được đăng ký ngành nghề khác ngành nghề của doanh nghiệp mẹ
Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai?
- Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.
Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên
- Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu bản sao y công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh
- Văn bản ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên (nếu có).
Trình tự thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên
Quy trình thực hiện
- Doanh nghiệp kê khai và gửi hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bằng hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh
Thẩm quyền
- Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thái Nguyên nơi đặt địa điểm kinh doanh
Thời gian
- Từ 03-05 ngày làm việc
Câu hỏi khách hàng gặp phải khi thực hiện đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên
Câu 1: Công ty tôi có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội và một chi nhánh tại Thái Nguyên. Nay công ty tôi muốn đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên có được không?
- Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP quy định Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Do đó, pháp luật không hạn chế số lượng địa điểm kinh doanh và cũng không hạn chế số lượng địa điểm kinh doanh và chi nhánh trong cùng một tỉnh. Nên nếu đã có chi nhánh tại Thái Nguyên thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên.
Câu 2: Có thể đặt nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng một tỉnh hay không?
- Có thể đặt nhiều địa điểm kinh doanh trong cùng một tỉnh.
- VD: Công ty có trụ sở chính ở Thành phố Hà Nội, lĩnh vực hoạt động là kinh doanh dịch vụ cung cấp thức ăn nhanh, thì công ty có thể mở nhiều địa điểm kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội để thực hiện bán đồ ăn nhanh
Câu 3: Tôi đã thành lập hộ kinh doanh với ngành nghề chính là kinh doanh dịch vụ ăn uống tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, nay tôi muốn mở thêm một cửa hàng tại huyện Định Hóa. Vậy hộ kinh doanh của tôi có thể thành lập địa điểm kinh doanh tại huyện Định Hóa được không?
- Theo quy định tại Luật doanh nghiệp, chủ thể được thành lập địa điểm kinh doanh là doanh nghiệp hoặc chi nhánh. Hộ kinh doanh không là doanh nghiệp nên không thể thành lập địa điểm kinh doanh. Hơn nữa, hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký. Do đó, để có thể kinh doanh tại huyện Định Hóa thì khách hàng cần thành lập hộ kinh doanh khác mà không được thành lập địa điểm kinh doanh.
Câu 4: Công ty tôi dự định đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên, vậy nơi đặt địa điểm kinh doanh có bắt buộc thuộc quyền sở hữu của công ty không?
- Điều kiện để có thể đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên là địa chỉ địa điểm kinh doanh phải thuộc quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Tức doanh nghiệp phải có hợp đồng thuê với chủ sở hữu hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh, thường thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ không yêu cầu thành phần hồ sơ phải có các giấy tờ nêu trên nhưng việc có đủ giấy tờ này nhằm đảm bảo mặt pháp lý cho doanh nghiệp để tránh những rắc rối về hậu kiểm với cơ quan nhà nước.
Câu 5: Công ty tôi đã thành lập tại Thái Nguyên, nay công ty mở một xưởng sản xuất tại địa chỉ trong cùng một huyện với trụ sở chính của công ty. Vậy công ty không đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh không có được không?
- Doanh nghiệp đang thực hiện kinh doanh tại nơi khác trụ sở chính công ty mặc dù vẫn nằm trong một huyện nên doanh nghiệp cần lập địa điểm kinh doanh tại nơi đó.
- Ngoài ra, Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.
- Do đó, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký lập địa điểm kinh doanh tại nơi khác trụ sở chính.
Câu 6: Công ty tôi đã thành lập văn phòng đại diện tại Thái Nguyên, nay công ty muốn chuyển đổi văn phòng đại diện thành địa điểm kinh doanh có được không?
- Hiện nay, pháp luật chưa quy định việc chuyển đổi loại hình từ văn phòng đại diện sang địa điểm kinh doanh. Do vậy, Luật P&P tư vấn khách hàng nên chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện và đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên.
Câu 7: Khi nào địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài
- Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định: “Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
a) Tổ chức thành lập mới (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới).
c) Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân được miễn lệ phí môn bài”.
- Do đó, địa điểm kinh doanh được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập nếu đáp ứng tất cả các điều kiện sau:
+ Doanh nghiệp chủ quản được thành lập kể từ này Nghị định 22/2020/NĐ-CP có hiệu lực (ngày 25/02/2020)
+ Địa điểm kinh doanh được thành lập trong năm đầu doanh nghiệp chủ quản thành lập.
Câu 8: Công ty tôi đã đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên, nay công ty muốn chuyển địa điểm kinh doanh về thành phố Hồ Chí Minh. Vậy công ty cần thực hiện thủ tục gì?
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 48 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, “Trước khi đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện phải thực hiện các thủ tục với cơ quan thuế liên quan đến việc chuyển địa điểm theo quy định của pháp luật về thuế”. Do đó pháp luật chỉ dừng lại ở việc quy định việc chuyển địa điểm kinh doanh của chi nhánh và văn phòng đại diện mà chưa quy định chuyển trụ sở của địa điểm kinh doanh nên không có căn cứ pháp lý cho việc chuyển địa điểm kinh doanh.
- Hơn nữa, theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP, thì Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh
- Do đó, nếu doanh nghiệp muốn chuyển địa điểm kinh doanh từ Thái Nguyên về thành phố Hồ Chí Minh thì buộc phải thực hiện chấm dứt hoạt động địa điểm tại Thái Nguyên và đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh.
Khách hàng cần cung cấp
- Thông tin cần cung cấp: Mã số doanh nghiệp; Tên địa điểm kinh doanh dự định thành lập; Địa chỉ trụ sở đại điểm kinh doanh, Nội dung, phạm vi hoạt động của địa điểm kinh doanh; Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.
- Tài liệu cần cung cấp: Bản sao giấy tờ tùy thân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký thành địa điểm kinh doanh tại Thái Nguyên
- Nhận tài liệu từ quý khách
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com