Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La

Doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh thì nên lựa chọn hình thức thành lập địa điểm kinh doanh.

Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới khách hành thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La như sau:

Căn cứ pháp lý


- Luật doanh nghiệp 2020

- Luật thương mại 2005

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP

- Nghị định 50/2016/NĐ-CP

Địa điểm kinh doanh là gì?


- Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

- Việc thành lập địa điểm kinh doanh nhằm các mục đích sau:

+ Công ty muốn mở rộng địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính

+ Muốn thành lập một đơn vị kinh doanh với thủ tục đơn giản, hồ sơ không phức tạp và thời gian nhanh chóng

+ Những doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vị kinh doanh của mình nhưng không muốn phát sinh các thủ tục kê khai thuế phức tạp như chi nhánh

Các trường hợp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh là gì?


- Các trường hợp đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh hiện nay là:

+ Doanh nghiệp Việt Nam đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam

+ Chi nhánh của doanh nghiệp Việt Nam đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam. Luật doanh nghiệp 2020 chưa có một điều luật cụ thể giải thích rõ ràng thế nào là địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Tuy nhiên, có thể hiểu khái quát rằng địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh là việc thành lập địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh, địa điểm kinh doanh này sẽ do chi nhánh trực tiếp quản lý.

- Riêng đối với địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp không được đặt ở nước ngoài và thương nhân nước ngoài cũng không được đặt địa điểm kinh doanh tại Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La


- Doanh nghiệp/chi nhánh có quyền thành lập địa điểm kinh doanh tại các đơn vị địa giới hành chính khi có nhu cầu muốn sản xuất kinh doanh tại địa chỉ khác trụ sở chính của doanh nghiệp/chi nhánh trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

­- Tuy nhiên, ngược lại khi doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài địa chỉ trụ sở chính thì doanh nghiệp phải có nghĩa vụ gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh (Theo quy định tại Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP). Cùng với đó theo Điều 37 Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì hành vi kinh doanh ở địa điểm mà không thông báo với Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000.

- Nghĩa vụ của doanh nghiệp sau khi thành lập địa điểm kinh doanh là:

+ Gắn tên địa điểm kinh doanh tại trụ sở địa điểm kinh doanh.

+ Phải đóng lệ phí môn bài hàng năm cho địa điểm kinh doanh.

+ Phải duy trì hoạt động của địa điểm kinh doanh.

+ Phải thông báo tạm ngừng hoạt động địa điểm kinh doanh nếu đã thông báo tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp.

+ Phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh khi có sự thay đổi về người đứng đầu địa điểm kinh doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

+ Thông báo chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trước khi muốn giải thể doanh nghiệp.

+ Thông báo về việc chấm dứt hoạt động kinh doanh nếu không hoạt động kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh và chi nhánh có điểm gì khác nhau?


Tiêu chí

Chi nhánh

Địa điểm kinh doanh

Địa chỉ

Có thể đặt ở trong nước và nước ngoài

Có thể đặt nhiều chi nhánh trong cùng một đơn vị hành chính

Chỉ được đặt ở trong nước

Ngành nghề

Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký

Được đăng ký kinh doanh tất cả các ngành nghề công ty đăng ký

Cách đặt tên

Tên Chi nhánh phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh

Không bắt buộc phải để tên doanh nghiệp khi đặt tên cho địa điểm kinh doanh

Mã số

Có mã số đơn vị phụ thuộc

Mã số của địa điểm kinh doanh là mã số gồm 5 chữ số được cấp theo số thứ tự từ 00001 đến 99999. Mã số này không phải là mã số thuế của địa điểm kinh doanh.

Hình thức hoạch toán

Hoạch toán độc lập hoặc hoạch toán phụ thuộc

Hoạch toán phụ thuộc

Thủ tục thành lập

Đăng ký hoạt động với cơ quan đăng ký kinh doanh

Thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh

Nghĩa vụ thuế

Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng

Phải kê khai và nộp lệ phí môn bài

Những lưu ý khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La


Tên của địa điểm kinh doanh nên đặt như thế nào?

- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

- Tên địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở địa điểm kinh doanh. Tên địa điểm kinh doanh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do địa điểm kinh doanh phát hành.

- Phần tên riêng trong tên địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

VD: Địa điểm kinh doanh của công ty TNHH luật tư vấn P&P Việt Nam sẽ có tên là: Địa điểm kinh doanh công ty TNHH luật tư vấn P&P Việt Nam.

Trụ sở địa điểm kinh doanh nên đặt ở đâu?

- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 33 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, Doanh nghiệp chỉ được lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh. Tuy nhiên, điều này đã bị sửa đổi bởi Khoản 9 Điều 1 Nghị định 108/2018/NĐ-CP, theo đó Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể nằm ngoài tỉnh của trụ sở chính hoặc chi nhánh.

- Trụ sở của địa điểm kinh doanh phải ghi chi tiết như đối với việc ghi tên địa chỉ của việc thành lập công ty: Số nhà/ thôn/xóm/phố, xã/thị trấn/phường, quận/huyện, tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Đối với những trường hợp địa điểm dự kiến thành lập địa điểm kinh doanh chưa có số nhà thì chủ nhà cần phải làm thủ tục xin đăng ký số nhà nước. Sau đó mới thực hiện thủ tục thành lập tại Sở kế hoạch đầu tư

- Trụ sở địa điểm kinh doanh phải là nơi có trên bản đồ hành chính và phải thuộc quyền sở hữu hoặc sử dụng của doanh nghiệp

+ Nếu trụ sở thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp thì phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên doanh nghiệp.

+ Nếu trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của doanh nghiệp thì phải có hợp đồng thuê nhà của doanh nghiệp.

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, nếu vi phạm những nội dung trên thì doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là ai?

Người đứng đầu địa điểm kinh doanh là người do doanh nghiệp tin tưởng bổ nhiệm để quản lý, điều hành hoạt động của địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của địa điểm kinh doanh trước ban lãnh đạo công ty.

Ngành nghề của địa điểm kinh doanh

- Vì địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp thực hiện việc kinh doanh cụ thể nên ngành nghề của địa điểm kinh doanh phải nằm trong phạm vi ngành nghề của công ty mẹ, khôn được đăng ký ngành nghề khác ngành nghề của doanh nghiệp mẹ

Thành phần hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La


- Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh

- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu bản sao y công chứng của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

- Văn bản ủy quyền cho cá nhân nộp hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La (nếu có).

Trình tự thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La


Quy trình thực hiện

- Doanh nghiệp kê khai và gửi hồ sơ đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh bằng hình thức trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh

Thẩm quyền         

Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Sơn La nơi đặt địa điểm kinh doanh

Thời gian

- Từ 03-05 ngày làm việc

Câu hỏi khách hàng gặp phải khi thực hiện đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La


Câu 1: Công ty tôi đã thành lập văn phòng đại diện tại Sơn La, nay công ty muốn chuyển đổi văn phòng đại diện thành địa điểm kinh doanh có được không?

- Hiện nay, pháp luật chưa quy định việc chuyển đổi loại hình từ văn phòng đại diện sang địa điểm kinh doanh. Do vậy, Luật P&P tư vấn khách hàng nên chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện và đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La.

Câu 2: Chi nhánh có thể thành lập địa điểm kinh doanh được hay không?

- Khi đăng ký thành lập chi nhánh sẽ có mục Chi nhánh chủ quản đối với trường hợp đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh. Do đó, chi nhánh có thể thành lập địa điểm kinh doanh để tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.

Câu 3: Địa điểm kinh doanh có thể đặt ở ngoài địa chỉ trụ sở chính được không?

- Theo nghị định 108/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 10 năm 2018, quy định: “Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể ở ngoài địa chỉ đăng ký trụ sở chính”. Như vậy, hiện nay không bắt buộc lập địa điểm kinh doanh trong cùng tỉnh/thành phố với trụ sở chính, tạo điều kiện doanh nghiệp có thể tự do thực hiện lập địa điểm kinh doanh theo nhu cầu doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh ở nhiều địa bàn khác nhau so với trụ sở chính của công ty.

Câu 4: Công ty tôi hiện có trụ sở tại và một địa điểm kinh doanh tại Sơn La, nay công ty muốn chuyển trụ sở về thành phố Hà Nội thì công ty cần làm thủ tục gì?

- Việc chuyển trụ sở của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến hoạt động của địa điểm kinh doanh tịa Sơn La.

- Do đó, Công ty muốn chuyển trụ sở từ Sơn La về Hà Nội thì cần chốt thuế tại cơ quan thuế quản lý tại Sơn La, sau đó là thực hiện thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.

Câu 5: Thương nhân nước ngoài có thể đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam hay không?

- Theo Điều 16 Luật thương mại 2005, thương nhân nước ngoài chỉ có thể thành lập các đơn vị phụ thuộc tại Việt Nam là: chi nhánh, văn phòng đại diện mà không được thành lập địa điểm kinh doanh tại Việt Nam

Câu 6: Địa điểm kinh doanh có con dấu không?

Địa điểm kinh doanh được thành lập không thể khắc dấu riêng cho mình, nó chịu sự quản lý, giám sát, hoạch toán rất chặt chẽ và là bộ phận dính liền với công ty mẹ. Do đó nếu trong trường hợp cần ký hợp đồng, xuất hóa đơn, hoặc ghi nhận chi phí bằng hóa đơn thì công ty mẹ sẽ thực hiện thay cho địa điểm này

Câu 7: Sau khi đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh tại Sơn La có cần kê khai và nộp lệ phí môn bài không?

- Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 136/2016/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh thuộc đối tượng phải nộp lệ phí môn bài.

- Mức nộp lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh là: 1.000.000 đồng/năm.

- Thời gian kê khai lệ phí môn bài là Khai lệ phí môn bài một lần khi tổ chức mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Trường hợp tổ chức mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài

- Nơi kê khai lệ phí môn bài: Nếu địa điểm kinh doanh có trụ sở ở cùng tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp thì doanh nghiệp nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho địa điểm kinh doanh tại cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp. Nếu địa điểm kinh doanh có trụ sở ở khác tỉnh với trụ sở chính của doanh nghiệp thì địa điểm kinh doanh tự nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài cho chi cục thuế quản lý trực tiếp địa điểm kinh doanh

Khách hàng cần cung cấp


Thông tin cần cung cấp: Mã số doanh nghiệp; Tên địa điểm kinh doanh dự định thành lập; Địa chỉ trụ sở đại điểm kinh doanh, Nội dung, phạm vi hoạt động của địa điểm kinh doanh, ; Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh.

- Tài liệu cần cung cấp: Bản sao giấy tờ tùy thân hợp pháp của người đứng đầu địa điểm kinh doanh

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục đăng ký thành địa điểm kinh doanh tại Sơn La

- Nhận tài liệu từ quý khách

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược