Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư

Hiện nay sản xuất thực phẩm đang được quan tâm và phát triển ở nước ta. Chính vì sự thế đã có nhiều chủ thể bắt tay vào kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm. Không chỉ có các nhà đầu tư trong nước mà còn có những nhà đầu tư nước ngoài cũng muốn kinh doanh ngành nghề sản xuất thực phẩm. Theo quy định của pháp luật khi nhà đâu tư nước ngoài muốn kinh doanh (Thành lập công ty) thì trước hết phải xin giấy chứng nhận đầu tư. Vậy làm thế nào để đăng ký được ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư.

Luật P&P xin cung cấp tới quý khách hàng các vấn đề liên quan đến đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư

 

Cơ sở pháp lý


- Luật đầu tư 2020

- Luật an toàn thực phẩm 2014

- Nghị định 118/2015/NĐ-CP

- Nghị định 76/2015/NĐ-CP

Thế nào là giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và sản xuất thực phẩm?


Theo quy định của Luật đầu tư 2020 thì

- Giấy chứng nhận đầu tư (Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư) là văn bản bằng bản giấy hoặc bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

- Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định

- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam

Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm

- Sản xuất thực phẩm là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản để tạo ra thực phẩm.

- Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm.

Các hình thức đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện


Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm sản xuất thực phẩm gồm

- Sản xuất ban đầu là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác.

- Sơ chế thực phẩm là việc xử lý sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thu hái, đánh bắt, khai thác nhằm tạo ra thực phẩm tươi sống có thể ăn ngay hoặc tạo ra nguyên liệu thực phẩm hoặc bán thành phẩm cho khâu chế biến thực phẩm.

Các hình thức đầu tư mà nhà đầu tư được thực hiện đầu tư tại Việt Nam


Theo quy định tại Luật đầu tư 2020 có các hình thưc đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài được thực hiện đầu tư tại Việt Nam gồm:

- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

- Thực hiện dự án đầu tư.

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Trong bài viết này Luật tư vấn P&P chỉ đề cập đến các loại hình đầu tư mà phải xin giấy chứng nhận đầu tư

Các trường hợp phải thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư


Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư bao gồm:

- Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

- Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC nếu tổ chức kinh tế đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

+ Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;

+ Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Làm thế nào để đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư


Theo quy định tại Luật đầu tư 2020 để đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng đầu tư thì nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Phải có dự án đầu tư về sản xuất thực phẩm

- Phải làm hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư (Chấp thuận chủ trương đầu tư)

- Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định của Luật Đầu tư 2020

Trường hợp không có giấy chứng nhận đầu tư mà tiến hành kinh doanh sản xuất thực phẩm thì bị xử phạt như thế nào?


Theo quy đinh tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP thì đối với việc kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài mà không có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau;

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi triển khai thực hiện dự án khi chưa được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chủ trương đầu tư.

- Ngoài ra còn áp dụng một số biện pháp xử phạt bổ sung như buộc chấm dứt hoạt động

Đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư


Bước 1: Lập dự án đầu tư để xin chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc xin đầu tư đối với dự án đầu tư mà do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập có sản xuất thực phẩm

Bước 2: Xin giấy chứng nhận đầu tư có đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án và đề xuất nhu cầu sử dụng đất (nếu có), nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án, đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;

- Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

- Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

-  Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;

- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lập bao gồm:

- Tờ trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

- Đề xuất dự án đầu tư gồm các nội dung chủ yếu sau: mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, địa điểm, thời hạn, tiến độ thực hiện, tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án; thông tin về hiện trạng sử dụng đất tại địa điểm thực hiện dự án, điều kiện thu hồi đất đối với dự án thuộc diện thu hồi đất, dự kiến nhu cầu sử dụng đất (nếu có); đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; dự kiến hình thức lựa chọn nhà đầu tư và điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có); cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có).

Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền được sử dụng báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư

Thẩm quyền đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

- Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư sau:

+ Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

- Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, gồm:

+ Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

+ Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

- Thời gian thực hiện cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài khi đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 

+ Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận đầu tư cho ngành nghế sản xuất thực phẩm


- Cấp lại trong các trường hợp sau:

+ Bị mất

+ Bị hỏng

- Hồ sơ cấp lại giấy chứng nhận đầu tư

+ Văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư

- Thời gian thực hiện

+ Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Lưu ý: Trường hợp thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không đúng với thông tin tại hồ sơ đăng ký đầu tư, Cơ quan đăng ký đầu tư hiệu đính thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của nhà đầu tư.

Trường hợp điều chỉnh đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư


- Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư có quyền điều chỉnh mục tiêu, chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đầu tư, sáp nhập các dự án hoặc chia, tách một dự án thành nhiều dự án, sử dụng quyền sử dụng đất, tài sản trên đất thuộc dự án đầu tư để góp vốn thành lập doanh nghiệp, hợp tác kinh doanh hoặc các nội dung khác và phải phù hợp với quy định của pháp luật.

- Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp việc điều chỉnh dự án đầu tư làm thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

- Nhà đầu tư có dự án đầu tư đã được chấp thuận chủ trương đầu tư phải thực hiện thủ tục chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Thay đổi mục tiêu đã được quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư; bổ sung mục tiêu thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư;

+ Thay đổi quy mô diện tích đất sử dụng trên 10% hoặc trên 30 ha, thay đổi địa điểm đầu tư;

+ Thay đổi tổng vốn đầu tư từ 20% trở lên làm thay đổi quy mô dự án đầu tư;

+ Kéo dài tiến độ thực hiện dự án đầu tư mà tổng thời gian đầu tư dự án vượt quá 12 tháng so với tiến độ thực hiện dự án đầu tư quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư lần đầu;

+ Điều chỉnh thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

+ Thay đổi công nghệ đã được thẩm định, lấy ý kiến trong quá trình chấp thuận chủ trương đầu tư;

+ Thay đổi nhà đầu tư của dự án đầu tư được chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với chấp thuận nhà đầu tư trước khi dự án khai thác, vận hành hoặc thay đổi điều kiện đối với nhà đầu tư (nếu có).

- Thành phần hồ sơ điều chỉnh

+ Văn bản đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

+ Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm điều chỉnh;

+ Quyết định của nhà đầu tư về việc điều chỉnh dự án đầu tư

+ Giải trình hoặc cung cấp giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh

- Thời gian thực hiện

+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư.

Các trường hợp hết hiệu lực của giấy chứng nhận đầu tư cho ngành nghế sản xuất thực phẩm


Dự án đầu tư bị chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:

- Nhà đầu tư quyết định chấm dứt hoạt động của dự án;

- Theo các điều kiện chấm dứt hoạt động được quy định trong hợp đồng, điều lệ doanh nghiệp;

- Hết thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

- Dự án đầu tư thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật đầu tư mà nhà đầu tư không có khả năng khắc phục điều kiện ngừng hoạt động;

- Nhà đầu tư bị Nhà nước thu hồi đất thực hiện dự án đầu tư hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư và không thực hiện thủ tục điều chỉnh địa điểm đầu tư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có quyết định thu hồi đất hoặc không được tiếp tục sử dụng địa điểm đầu tư;

- Dự án đầu tư đã ngừng hoạt động và hết thời hạn 12 tháng kể từ ngày ngừng hoạt động, cơ quan đăng ký đầu tư không liên lạc được với nhà đầu tư hoặc đại diện hợp pháp của nhà đầu tư;

- Sau 12 tháng mà nhà đầu tư không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện dự án theo tiến độ đăng ký với cơ quan đăng ký đầu tư và không thuộc trường hợp được giãn tiến độ thực hiện dự án đầu tư theo quy định

- Theo bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài.

Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư


Khách hàng hỏi: Tôi là nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh sản xuất thực phẩm thì khi tôi đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư thì sẽ đánh giá, thẩm định như thế nào?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Luật đầu tư 2020 thì khi thẩm định nội dung để cấp giấy chứng đầu tư sẽ bao gồm như sau:

- Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (nếu có);

- Đánh giá nhu cầu sử dụng đất;

- Đánh giá sơ bộ về hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư; đánh giá sơ bộ tác động môi trường (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Đánh giá về ưu đãi đầu tư và điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

- Đánh giá về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định hoặc lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;

- Đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; sơ bộ phương án phân kỳ đầu tư bảo đảm yêu cầu đồng bộ; sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong và ngoài phạm vi dự án đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị.

- Khả năng đáp ứng điều kiện giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư; khả năng đáp ứng điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất;

- Đánh giá việc đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);

- Các điều kiện khác đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan.

Khách hàng hỏi: Sau khi tôi đã đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư thì đã được kinh doanh chưa?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy đinh của Luật đầu tư 2020 và Luật doanh nghiệp 2020 thì khi có giấy chứng nhận đầu tư thì bạn phải tiến hành thành lập doanh nghiệp để kinh doanh.

Theo quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 có các loại hình doanh nghiệp sau mà bạn có thể tham khảo.

- Công ty TNHH 1 thành viên

- Công ty TNHH 2 thành viên

- Công ty Cổ phần

- Công ty hợp danh

Khách hàng hỏi: Khi tiến hành kinh doanh nghành nghề sản xuất thực phẩm có phải đáp ứng những điều kiện gì?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm 2010 thì điều kiện phải đáp ứng khi tiến hành kinh doanh nghành nghề sản xuất thực phẩm bao gồm:

Điều kiện chung khi kinh doanh

- Phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư có ghi ngành nghề sản xuất thực phẩm

- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề sản xuất thực phẩm

- Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm (Tiêu chuẩn mẫu nước phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) về chất lượng nước sinh hoạt số 02:2009/BYT)

- Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại

- Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong vận chuyển thực phẩm

Tổ chức, cá nhân vận chuyển thực phẩm phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Phương tiện vận chuyển thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không làm ô nhiễm thực phẩm hoặc bao gói thực phẩm, dễ làm sạch

- Bảo đảm điều kiện bảo quản thực phẩm trong suốt quá trình vận chuyển theo hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh

- Không vận chuyển thực phẩm cùng hàng hoá độc hại hoặc có thể gây nhiễm chéo ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống

Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

- Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn

- Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm

- Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt

- Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

- Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường

- Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến các vấn đề đăng ký ngành nghề sản xuất thực phẩm trên giấy chứng nhận đầu tư

- Hỗ trợ quý khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty sản xuất thực phẩm

- Nhận tài liệu từ quý khách

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược