Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Chức năng của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần là một vấn đề được quan tâm của công ty cổ phần. Trong đó có đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chức năng của đại hội động công ty cổ phần?

Bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng chức năng của đại hội động công ty cổ phần

Cơ sở pháp lý


Luật doanh nghiệp 2014

Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần là gì?


- Đại hội đồng cổ đồng là  là cơ quan quyết định cao nhất của công ty,

- Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết và là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần

 

 

 

Các vấn đề thuộc chức năng của Đại hội đồng đồng cổ đông khi họp thường niên thông qua


Các vấn đề thuộc chức năng của Đại hội đồng đồng cổ đông khi họp thường niên thông qua bao gồm:

- Kế hoạch về kinh doanh hàng năm trong công ty.

- Báo cáo về tài chính hàng năm trong công ty.

- Báo cáo của Hội đồng quản trị và các kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, của Ban kiểm soát.

- Mức cổ tức đối với từng loại cổ phần.

- Các vấn đề khác thuộc phạm vi chức năng của Đại hội đồng cổ đông

Các chức năng của của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần


Vì là cơ quan quyết định cao nhất trong công ty nên Đại hội đồng cổ đông có các chức năng, nhiệm vụ để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với hoạt động kinh doanh, tổ chức và điều hành công ty cổ phần

- Thông qua định hướng phát triển của công ty

- Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần

- Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên

- Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác

- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty

- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm

- Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại

- Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty

- Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty

- Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty

Điều kiện tiến hành họp đại hội đồng cổ đông


- Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

- Trường hợp cuộc họp lần thứ nhất không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 1 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ hai trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông triệu tập lần thứ hai được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện ít nhất 33% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

- Trường hợp cuộc họp triệu tập lần thứ hai không đủ điều kiện tiến hành theo quy định tại khoản 2 Điều này thì được triệu tập họp lần thứ ba trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ hai, nếu Điều lệ công ty không quy định khác. Trường hợp này, cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông được tiến hành không phụ thuộc vào tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp.

- Chỉ có Đại hội đồng cổ đông mới có quyền quyết định thay đổi chương trình họp đã được gửi kèm theo thông báo mời họp theo quy định

Ai có quyền triệu tập họp hội đồng cổ đông để thực hiện chức năng của của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần?


Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần. Ngoài cuộc họp thường niên, Đại hội đồng cổ đông có thể họp bất thường

- Hội đồng quản trị phải triệu tập họp bất thường Đại hội đồng cổ đông trong các trường hợp sau đây: Hội đồng quản trị xét thấy cần thiết vì lợi ích của công ty; Số thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát còn lại ít hơn số thành viên theo quy định của pháp luật; Theo yêu cầu của cổ đông hoặc nhóm cổ đông quy; Theo yêu cầu của Ban kiểm soát; Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

- Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, thì Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày số thành viên Hội đồng quản trị còn lại theo quy định

Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và các thành viên Hội đồng quản trị phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

- Trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, Ban kiểm soát thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này

Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì Ban kiểm soát phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại phát sinh cho công ty.

- Trường hợp Ban kiểm soát không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này

Đại hội đồng cổ đông được quyền thông qua quyết định khi nào?


- Đại hội đồng cổ đông chỉ được quyền thông qua quyết định khi có ít nhất 51% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả các cổ đông dự họp chấp thuận (tỷ lệ cụ thể quy định tại Điều lệ công ty). Trường hợp quyết định về loại cổ phần và số lượng cổ phần được quyền chào bán của từng loại; sửa đổi bổ sung điều lệ công ty; Tổ chức lại, giải thể công ty; Bán hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty thì phải được số cổ đông đại diện ít nhất 65% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận (tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định).

- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông phải được thông báo đến các cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông trong vòng 15 ngày kể từ ngày quyết định được thông qua

- Thể thức/ hình thức biểu quyết do điều lệ công ty quy định.

- Cuộc họp đại hội đồng cổ đông phải ghi vào biên bản công ty và biên bản này phải được thông qua trước khi bế mạc cuộc họp

So sánh Chức năng của Đại hội đồng cổ đông  có gì khác với chức năng của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần


- Về thành viên:

+ Hội đồng quản trị: Do Đại hội đông cổ đông bầu ra

+ Đại hội đồng cổ đông: Tất cả cổ đông có quyền biểu quyết.

-Chức năng quản lý

+ Hội đồng quản trị:  Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;  Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn theo quy định của pháp luật; Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

+ Đại hội đồng cổ đông: Thông qua định hướng phát triển của công ty

-Chức năng Mua bán cổ phần:

+ Hội đồng quản trị:  Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;  Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty; Quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong 12 tháng. 

+ Đại hội đồng cổ đông: Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán;  Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại

-Chức năng giám sát, chỉ đạo:

+ Hội đồng quản trị:  Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty

+ Đại hội đồng cổ đông: Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty.

Câu hỏi khách hàng đưa ra về chức năng của của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần


Câu 1: Công ty tôi mới thành lập và chuẩn bị mở cuộc họp đại hội đồng cổ đông. Cho tôi hỏi hình thức thông qua nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông trong cuộc họp là gì?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 143 Luật doanh nghiệp 2014 “Đại hội đồng cổ đông thông qua các quyết định thuộc thẩm quyền bằng hình thức biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản”

Như vậy công ty bạn có thể lựa chọn 1 trong hai  hình thức thông qua trong cuộc họp đại hội đồng cổ đông của công ty là biểu quyết tại cuộc họp hoặc lấy ý kiến bằng văn bản

Câu 2: Công ty chúng tôi là công ty cổ phần hiện nay công ty muốn tổ chức lại công ty thì việc tổ chức lại công ty thẩm quyền quyết định thuộc về đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 135 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về quyền và nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần “Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty”

Như vậy việc tổ chức lại ty thì quyền quyết đinh thuộc về Đại hội đông cổ đông công ty của bạn

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến chức năng của đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần

- Nhận tài liệu từ quý khách.

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược