Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục tự công bố mật ong

Mật ong là một trong những thực phẩm vô cùng tốt cho sức khoẻ, mật ong thường được kết hợp với một số thực phẩm khác để hỗ trợ giảm thiểu một số bệnh thông thường như chanh ngâm mật ong để giảm ho,…Hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong nhưng để có thể đưa sản phẩm ra thị trường đến tay nhiều người tiêu dùng thì cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện thủ tục tự công bố mật ong. Bài viết sau đây của Luật P&P sẽ giúp Quý khách hàng có cái nhìn rõ nét hơn về thủ tục tự công mật ong.

Cơ sở pháp lý:

- Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12

- Nghị định 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật an toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP

- TCVN 12605:2019

 

Thủ tục tự công bố mật ong là gì?

- Thủ tục tự công bố mật ong chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm mật ong của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị Định 15/2018 “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố đã qua chế biến bao gói sẵn”

- Theo quy đinh tại Điểm a Khoản 1 Điều 20 Nghị Đinh 115/2018/NĐ-CP “Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật

Do vậy các cơ sở sản xuất, kinh doanh mật ong bắt buộc phải thực hiện thủ tục tự công bố mật ong trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

 

Điều kiện thực hiện thủ tục tự công bố mật ong

- Là doanh nghiệp, hộ kinh doanh kinh doanh sản phẩm

- Là cơ sở có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc đạt tiêu chuẩn ISO 22000 nếu là cơ sở sản xuất thực hiện công bố sản phẩm.

- Sản phẩm đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương tứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người

- Sản phẩm phải được đựng trong bao bì kín, chuyên dùng cho thực phẩm và không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

 

Trình tự thực hiện thủ tục công bố mật ong

Để tiến hành thủ tục tự công bố mật ong các tổ chức, cá nhân thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm mật ong

Vì sao phải kiểm nghiệm sản phẩm mật ong

- Kiểm nghiệm mật ong là công đoạn bắt buộc để thực hiện thủ tục tự công bố mật ong theo quy định của pháp luật. Ngoài ra để duy trì sản xuất, kinh doanh và đảm bảo chất lượng sản phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tiến hành kiểm nghiệm 06 tháng/lần để kiểm soát chất lượng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Mật ong sẽ được kiểm theo các chỉ tiêu nào?

- Chỉ tiêu kim loại nặng

- Chỉ tiêu hàm lượng glucose, sucrose

Trình tự kiểm nghiệm mật ong?

- Chuẩn bị sản phẩm để kiểm nghiệm

- Gửi sản phẩm đến trung tâm kiểm nghiệm hoặc Luật P&P sẽ hỗ trợ lấy mẫu kiểm nghiệm tại nhà

- Trong thời gian từ 5-7 ngày làm việc khách hàng sẽ nhận được kết quả kiểm nghiệm lạp xưởng

Bước 2: Thực hiện thủ tục tự công bố mật ong

Cần chuẩn bị giấy tờ gì để thực hiện thủ tục tự công bố mật ong?

- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu số 01 Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành (bản chính hoặc bản sao chứng thực)

- Nhãn chính sản phẩm/nhãn sản phẩm dự kiến

- Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm

- Hợp đồng gia công (Nếu cơ sở là nhà phân phối và đi gia công tại cơ sở khác)

- Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với công ty, bản sao giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh

- Bản sao chứng thực giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc giấy chứng nhận ISO 22000

Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục tự công bố mật ong

- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo

- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó

Nộp hồ sơ tự công bố mật ong ở đâu?

- Tổ chức, cá nhân thực hiện tự công bố mật ong trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định

- Ngay sau khi thực hiện thủ tục tự công bố mật ong tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh mật ong và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận

 

Những câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ tục tự công bố mật ong:

Câu hỏi: Công ty tôi sản xuất mật ong nguyên chất thì có cần thực hiện thủ tục tự công bố mật ong không?

Trả lời: Theo Khoản 1 Điều 4 Nghị Định 15/2018 “Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố đã qua chế biến bao gói sẵn”. Như vậy, theo quy định thì công ty bạn vẫn phải thực hiện thủ tục tự công bố mật ong trước khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Câu hỏi: Sau khi thực hiện thủ tục tự công bố mật ong thì sẽ có hiệu lực trong bao lâu?

Trả lời: Đối với thủ tục tự công bố mật ong thì khi sau tổ chức, cá nhân thực hiện nộp hồ sơ tự công bố lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được sản xuất, kinh doanh sản phẩm đến khi không còn nhu cầu sản xuất, kinh doanh nữa. Như vậy theo quy định hiện nay thời hạn có hiệu lực của thủ tục tự công bố mật ong là vô thời hạn.

Câu hỏi: Công ty đã có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm đủ điều kiện sản xuất mật ong thì có cần kiểm nghiệm sản phẩm trước khi thực hiện thủ tục tự công bố mật ong không?

Trả lời: Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP thành phần hồ sơ tự công bố sản phẩm bao gồm:

a) Bản tự công bố sản phẩm;

b) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

Như vậy, mặc dù công ty bạn đã có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng khi thực hiện thủ tục tự công bố mật ong thì công ty bạn vẫn phải thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm trước khi công bố sản phẩm vì đây là thành phần bắt buộc phải có trong hồ sơ tự công bố.

 

Công việc của chúng tôi:

- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục tự công bố mật ong

- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục tự công bố mật ong

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục tự công bố mật ong và điều chỉnh, sửa đổi hồ sơ (nếu có)

- Nộp hồ sơ tự công bố mật ong tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc kết quả thủ tục tự công bố mật ong cho quý khách hàng.

 

Liên hệ với chúng tôi:

Hotline: 0989.869.523

Email: lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược