Do dịch Covid-19 nhu cầu tiêu thụ nước rửa tay sát khuẩn ngày tăng rất mạnh. Bì vậy đã có nhiều doanh nghiệp cũng tăng cường sản xuất nước rửa tay sát khuẩn. Để bán ra thị trường, doanh nghiệp phải tiến hành công bố sản phẩm với cơ quan chức năng. Vậy thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn là như thế nào. Luật P&P xin cung cấp tới quý khách hàng bài viết thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn.
Thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn là gì?
Thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn hay còn được gọi là thủ tục công bố chất lượng của sản phẩm là việc nhà sản sản xuất thực hiện việc công bố sản phẩmphù hợp với tiêu chuẩn cơ sở trước khi đưa sản phẩm ra thị trường. Để có thể thực hiện thủ tục này, cần trải qua 03 bước:
+ Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm
+ Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm
+ Bước 3: Công bố sản phẩm
Tại sao cần thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn?
- Theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố sản phẩm, hồ sơ công bố được lưu trữ tại cơ sở.
- Hơn nữa, theo quy định tại Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, Cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật. Do đó, để tránh bị phạt và đảm bảo sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn được lưu hành hợp pháp, tổ chức kinh doanh sản phẩm cần thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
Điều kiện để thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
- Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu; Mã ngành nghề về kinh doanh sản phẩm chế phẩm nước rửa tay
- Là chủ sở hữu hợp pháp của sản phẩm
- Đã xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm
- Sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở của nhà sản xuất
Các bước thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm
- Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng cho sản phẩm của tổ chức đó.
- Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn
+ Thông tư Số: 21/2007/TT-BKHCN Hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn
+ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH 11
- Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở:
+ Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.
+ Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
+ Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở
- Phương thức xây dưng tiêu chuẩn cơ sở nước rửa tay sát khuẩn
+ Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
+ Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm;
+ Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.
+ Nội dung của tiêu chuẩn công bố không được trái với các quy định bắt buộc áp dụng do các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn
- Kiểm nghiệm sản phẩm có mục đích để xác định chất lượng của sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở mà nhà sản xuất ban hành thông qua các chỉ tiêu kiểm nghiệm.
- Vậy cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu nào của sản phẩm và lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm nào uy tín? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Luật tư vấn P&P với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ kiểm nghiệm đảm bảo chính xác và cho ra kết quả trong thời gian nhanh nhất.
- Kết quả kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở thì tức là sản phẩm của khách hàng đủ điều kiện để công bố sản phẩm.
Bước 3: Thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
- Sản phẩm sau khi được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và kiểm nghiệm sẽ đủ điều kiện để công bố sản phẩm.
- Hồ sơ công bố nước rửa tay sát khuẩn bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố
+ Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm
+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
+ Mẫu nhãn sản phẩm
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê nhà)
+ Hợp đồng/hóa đơn mua bán nguyên liệu, máy móc phục vụ quá trình sản xuất
+ Thông tin cơ bản về sản phẩm: tên sản phẩm, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần…
- Thời gian thực hiện: 07 – 10 ngày: Kiểm nghiệm sản phẩm tùy vào từng loại sản phẩm (có thể nhanh 03 ngày tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp). 01 ngày: Hoàn thiện hồ sơ và gửi doanh nghiệp.
Những lưu ý khi thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
- Sử dụng tiếng Việt cho hồ sơ tự công bố: Đối với hồ sơ tự công bố tiêu chuẩn sản phẩm thì doanh nghiệp nhất thiết phải đánh bằng tiếng Việt. Tuyệt đối không sử dụng tiếng nước ngoài để làm hồ sơ. Tất nhiên, điều kiện này áp dụng cho cả bản tự công bố cũng như phiếu kiểm nghiệm trong hồ sơ.
- Tài liệu nộp kèm phải có hiệu lực: Khi nộp hồ sơ để làm thủ tục tự công bố chất lượng thực phẩm thì nhất thiết phải có những tài liệu đi kèm để chứng thực cũng như chứng minh doanh nghiệp đã và đang hoạt động trên thị trường. Vậy nên, những tài liệu này yêu cầu cần phải có hiệu lực cho đến thời điểm nộp hồ sơ. Nếu những tài liệu này không có hiệu lực thì cơ quan có thẩm quyền sẽ không giải quyết cho doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm: Một khi đã quyết định tự công bố tiêu chuẩn thực phẩm thì chắc chắn một điều là doanh nghiệp cần phải tự chịu trách nhiệm khi xảy ra sai sót trong quá trình kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền sẽ không đứng ra chịu trách nhiệm cho doanh nghiệp khi tự công bố. Bởi vậy, doanh nghiệp cần lưu ý và tìm hiểu thật kỹ những chỉ tiêu thực phẩm an toàn để tiến hành tự công bố đạt chuẩn chất lượng nhất. Tránh những trường hợp sai sót về sau sẽ gây nhiều bất lợi cho doanh nghiệp.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
Câu hỏi: Khi công ty tôi thay đổi tên sản phẩm nước rửa tay sát khuẩn có phải thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn lại nữa hay không?
Trả lời: Khi công ty bạn có sự thay đổi về tên sản phẩm tổ chức, cá nhân phải thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn lại. Thủ tục công bố lại như thủ tục công bố mới. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Câu hỏi: Tôi muốn thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn được nhập khẩu tư bên nước ngoài về (Công ty thuê gia công) thì Có phải dịch nhãn sản phẩm nhập khẩu khi thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn không?
Trả lời: Để thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn thì Các tài liệu trong hồ sơ công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; Do đó nhãn hàng hóa nhập khẩu bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng.
Theo Nghị định 115/2018/ND-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, trường hợp Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Như vậy bạn sẽ phải dịch từ nhãn tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
Câu hỏi: Để thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn, nhãn của sản phẩm phải thể hiện những nội dung gì?
Trả lời: Để thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn thì theo quy định của pháp luật, nhãn sản phẩm phải có đủ những thông tin sau và phải thể hiện bằng tiếng Việt:
+ Tên hàng hóa
+ Tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa
+ Xuất xứ của hàng hóa
- Lưu ý khi thiết kế nhãn:
+ Tên hàng hóa phải được thể hiện cỡ chữ to hơn so với các nội dung khác trên nhãn
+ Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường
+ Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa
Dịch vụ thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn của Luật P&P
- Tư vấn về thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện công việc liên quan đến thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh thực hiện thủ tục công bố nước rửa tay sát khuẩn
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com