Trong cuộc sống hằng ngày, không tránh khỏi những thời điểm các vật dụng hoặc không gian bị ám mùi khó chịu. Việc khử mùi giúp cải thiện không gian và làm cho không khí dễ chịu hơn rất nhiều. Để đáp ứng nhu cầu đó, trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều dung dịch khử mùi. Song việc các sản phẩm dung dịch khử mùi này trước khi được đưa ra thị trường thì cần phải thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi với các bước như sau:
Thủ tục công bố dung dịch khử mùi là gì?
- Dung dịch khử mùi là sản phẩm có thành phần chủ yếu là Ethanol và các tinh dầu tạo hương thơm. Tác dụng của sản phẩm này là khử mùi hôi, tạo hương thơm trong không khí và trên bề mặt các vật dụng. Sản phẩm này có ưu điểm thường có thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng mang theo bên người để sử dụng khi cần, linh động khi sử dụng. Do có những ưu điểm vượt trội như vậy nên dung dịch khử mùi hiện nay đang là sản phẩm được ưu chuộng sử dụng.
- Thủ tục công bố dung dịch khử mùi là thủ tục công bố chất lượng của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở mà nhà sản xuất ban hành ra. Để có thể thực hiện thủ tục này, cần trải qua 03 bước:
+ Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm
+ Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm
+ Bước 3: Công bố sản phẩm tại cơ sở
+ Bước 4: Thực hiện các thủ tục liên quan như đăng ký mã số mã vạch và đăng ký logo nhãn hiệu
Tại sao cần thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi?
- Theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ sở có quyền và nghĩa vụ xem xét và quyết định bằng văn bản về thực hiện công bố dung dịch khử mùi, hồ sơ công bố sản phẩm được lưu trữ tại cơ sở.
- Hơn nữa, theo quy định tại Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
- Do đó, để không vi phạm quy định của pháp luật, đảm bảo sản phẩm dung dịch khử mùi được lưu hành hợp pháp và doanh nghiệp có thể yên tâm trong việc kinh doanh sản phẩm, tổ chức kinh doanh sản phẩm cần thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi.
Trình tự thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi
Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm
- Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng cho sản phẩm của tổ chức đó.
- Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở:
+ Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.
+ Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
+ Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở
- Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở:
+ Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
+ Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm (đây là phương thức chủ yếu để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm dung dịch khử mùi vì dung dịch khử mùi chưa có Tiêu chuẩn quốc gia/ Tiêu chuẩn quốc tế/ Tiêu chuẩn khu vực/ Tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng)
- Nội dung của tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: Phần mở đầu, Phần thông tin về công ty, Phần thông tin về sản phẩm, Phần chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm cách thức kiểm tra.
Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm
- Kiểm nghiệm sản phẩm có mục đích để xác định chất lượng của sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở mà nhà sản xuất ban hành thông qua các chỉ tiêu kiểm nghiệm.
- Vậy cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu nào của sản phẩm và lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm nào uy tín? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Khô phải đơn vị nào cũng thực hiện việc kiểm nghiệm dung dịch khử mùi mà kiểm nghiệm này phải được kiểm tại các đơn vị có đủ năng lực để kiểm nghiệm. Chính vì vậy khi kiểm nghiệm sản phẩm cần tìm đơn vị kiểm nghiệm uy tín và đủ năng lực.
- Kết quả kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở thì tức là sản phẩm của khách hàng đủ điều kiện để công bố sản phẩm.
- Trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm sản phẩm khác so với tiêu chuẩn cơ sở, doanh nghiệp có thể xem xét và quyết định kiểm nghiệm lại sản phẩm hoặc sửa đổi Tiêu chuẩn cơ sở dựa trên cơ sở phù hợp so với quy định pháp luật.
Bước 3: Công bố sản phẩm
- Sản phẩm sau khi được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và kiểm nghiệm các chỉ tiêu thì sẽ đủ điều kiện để công bố sản phẩm.
- Hồ sơ công bố sản phẩm bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố
+ Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm
+ Quy trình sản xuất sản phẩm
+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
+ Mẫu nhãn sản phẩm
+ Hướng dẫn sử dụng sản phẩm
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê nhà)
+ Hợp đồng/hóa đơn mua bán nguyên liệu, máy móc phục vụ quá trình sản xuất
Bước 4: Thực hiện các thủ tục liên quan như đăng ký mã số mã vạch và đăng ký logo nhãn hiệu
4.1. Đăng ký mã số mã vạch
a) Hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch gồm:
- Biểu mẫu điện tử kê khai thông tin đăng ký có chữ ký số. Các nội dung trong biểu mẫu điện tử thực hiện theo quy định;
- Bản sao điện tử Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương.
b) Thời gian xử lý:
Trường hợp hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân đóng các khoản phí theo quy định; trong thời hạn 10 ngày, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp mã số mã vạch để sử dụng.
4.2. Đăng ký logo nhãn hiệu
a) Điều kiện để đăng ký logo nhãn hiệu
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” .
b) Thành phần hồ sơ khi đăng ký logo thươn hiệu
- Tờ khai đăng ký;
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Nếu thiếu một trong các tài liệu nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền từ chối tiếp nhận đơn.
c) Quy trình thực hiện
Thực hiện thủ tục đăng ký logo thươn hiệu sẽ được thực hiện trải qua các bước như sau:
- Thẩm định về mặt hình thức đơn
- Công bố đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung đơn
- Cấp văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ
Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực thủ tục công bố dung dịch khử mùi
Câu Hỏi: Công ty tôi đang thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi, vậy khi kiểm nghiệm sản phẩm cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu nào?
Chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm để thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi phụ thuộc vào thành phần hàm lượng các nguyên liệu để cấu thành nên sản phẩm. Đây là bước quan trọng bởi khi xác định đúng chỉ tiêu kiểm nghiệm thì mới thể hiện được rõ bản chất của sản phẩm. Để đảm bảo chính xác chỉ tiêu kiểm nghiệm thì đơn vị sản xuất có thể gửi cho chúng tôi thông tin về thành phần tạo ra sản phẩm để xác định được chính xác chỉ tiêu kiểm nghiệm cho đơn vị
Câu hỏi: Để thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi, nhãn của sản phẩm phải thể hiện những nội dung gì?
- Theo quy định của pháp luật, nhãn sản phẩm dung dịch khử mùi phải có đủ những thông tin bắt buộc sau và phải thể hiện bằng tiếng Việt:
+ Tên hàng hóa
+ Tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa
+ Xuất xứ của hàng hóa
- Lưu ý khi thiết kế nhãn:
+ Tên hàng hóa phải được thể hiện cỡ chữ to hơn so với các nội dung khác trên nhãn
+ Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường
+ Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa
Câu hỏi: Công ty A và công ty B ký kết hợp đồng gia công, trong đó công ty A là cơ sở trực tiếp sản xuất sản phẩm, công ty B là chủ sở hữu sản phẩm. Vậy chủ thể nào có tư cách thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi?
Trong trường hợp này, công ty B là chủ sở hữu của sản phẩm nên công ty B là chủ thể chịu trách nhiệm về chất lượng của sản phẩm khi sản phẩm được lưu thông trên thị trường nên công ty B là công ty thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi.
Câu hỏi: Công ty tôi hiện có dự án sản xuất sản phẩm dung dịch khử mùi . Vậy để thực hiện việc sản xuất và công bố dung dịch khử mùi, công ty cần có điều kiện gì không?
- Để có thể sản xuất sản phẩm dung dịch khử mùi, công ty khách hàng nên xin giấy chứng nhận ISO 9001:2015 cho lĩnh vực sản xuất dung dịch khử mùi. Có giấy chứng nhận này thể hiện doanh nghiệp đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của quốc tế trong sản xuất sản phẩm, điều này giúp nâng tầm chất lượng của cơ sở và sản phẩm, tạo giá trị tin tưởng cho đối tác. Do đó, hầu hết các cơ sở sản xuất nói chung và cơ sở sản xuất dung dịch khử mùi nói riêng ở Việt Nam đều áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2015 trong quá trình sản xuất của mình.
Dịch vụ thực thực thủ tục công bố dung dịch khử mùi
- Soạn thảo hồ sơ để thực thủ tục công bố dung dịch khử mùi;
- Nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ thực thủ tục công bố dung dịch khử mùi;
- Kiểm nghiệm sản phẩm du dịch khử mùi;
- Gặp gỡ và trao đổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực thủ tục công bố dung dịch khử mùi;
- Bàn giao kết quả cho khác hàng khi thực thủ tục công bố dung dịch khử mùi;
- Đăng ký mã số mã vạch khi thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi
- Đăng ký nhãn hiệu khi thực hiện thủ tục công bố dung dịch khử mùi.
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: lienheluattuvan@gmail.com