Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu

Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì hiện nay đã có nhiều Viện nghiện cứu được thành lập. Vậy làm thế nào để thành lập được Viện nghiên cứu. Luật P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục xin giấy phép thành lập Viện Nghiên cứu.

Viện nghiên cứu là gì?


Theo quy định tại Luật khoa học công nghệ quy định thì:

- Viện nghiên cứu là tổ chức có chức năng chủ yếu là nghiên cứu khoa học, nghiên cứu triển khai và phát triển công nghệ, hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ, được thành lập và đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động khoa học và công nghệ là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và công nghệ.

- Dịch vụ khoa học và công nghệ là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

Các hình thức hoạt động khi xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu


Hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ được quy định như sau:

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện, trung tâm, phòng thí nghiệm, trạm nghiên cứu, trạm quan trắc, trạm thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định;

- Cơ sở giáo dục đại học được tổ chức theo quy định của Luật giáo dục đại học;

- Tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức trung tâm, văn phòng, phòng thử nghiệm và hình thức khác do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định

Tại sao lại phải xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu khi có hoạt động khoa học và công nghệ


Theo quy định tại Nghị định 51/2019/NĐ-CP thì trường hợp có hoạt động khoa học và công nghệ mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức phạt tiền tối đa trong hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng. Như vậy để tránh bị xử phạt thì khi muốn hoạt động Viện Nghiên cứu thì phải có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học công nghệ (Giấy phép thành lập Viện nghiên cứu)

Điều kiện để xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu


Tổ chức khoa học và công nghệ được thành lập khi đủ điều kiện sau đây:

1. Điều lệ tổ chức và hoạt động

- Tên tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm tên đầy đủ, tên giao dịch quốc tế và tên viết tắt (nếu có), được viết bằng các chữ cái trong Bảng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu, phát âm được. Tên đầy đủ bao gồm hình thức của tổ chức khoa học và công nghệ, tên riêng của tổ chức khoa học và công nghệ.

+ Tên gọi của tổ chức phải phù hợp với lĩnh vực hoạt động chính, không được trùng lặp với tổ chức khoa học và công nghệ khác, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo đảm không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân đang được bảo hộ tại Việt Nam.

- Mục tiêu, phương hướng hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ không được vi phạm các quy định tại Điều 8 của Luật khoa học và công nghệ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

- Trụ sở chính có địa chỉ được xác định rõ theo địa danh hành chính, có số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

- Người đại diện (Người đứng đầu Viện nghiên cứu) là viện trưởng, giám đốc trung tâm hoặc các chức vụ tương đương.

- Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp mục tiêu, phương hướng hoạt động.

-  Lĩnh vực hoạt động, thuộc một trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm; sản xuất, kinh doanh sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; dịch vụ khoa học và công nghệ.

Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ do cá nhân thành lập thì lĩnh vực hoạt động theo quy định tại Khoản 4 Điều 20 Luật khoa học và công nghệ.

-  Cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của các chức danh trong bộ máy lãnh đạo và các cơ quan khác của tổ chức khoa học và công nghệ.

- Vốn điều lệ của tổ chức, bao gồm tiền mặt và các tài sản khác quy ra tiền; nguyên tắc tăng giảm vốn hoạt động và các nguyên tắc về tài chính khác.

- Cam kết tuân thủ pháp luật.

2. Nhân lực khoa học và công nghệ

- Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức. Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để phát triển ngành khoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất (một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.

- Người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ phải có trình độ đại học trở lên, có kinh nghiệm quản lý, năng lực chuyên môn phù hợp. Đối với tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học thì người đứng đầu phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về giáo dục đại học.

3. Cơ sở vật chất - kỹ thuật: Có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở, nhà xưởng, phòng thí nghiệm, máy móc thiết bị, tài sản trí tuệ, các phương tiện vật chất - kỹ thuật khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức khoa học và công nghệ.

Thành phần hồ sơ xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu


Hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ bao gồm:

- Đơn đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ theo mẫu;

- Quyết định thành lập tổ chức khoa học và công nghệ;

- Lý lịch khoa học của người đứng đầu tổ chức khoa học và công nghệ;

- Điều lệ tổ chức và hoạt động đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập phê duyệt;

- Tài liệu chứng minh có đủ nhân lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật theo quy định của pháp luật để hoạt động khoa học và công nghệ như Bằng cấp của các nhân sự, hợp đồng thuê trụ sở kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các tranh thiết bị phục vụ cho cơ sở; Bảng kê khai cơ sở vật chất - kỹ thuật.

Số lượng hồ sơ 2 bản

Thẩm quyền và thời gian thực hiện xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu


Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập viện nghiên cứu

- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ do các cơ quan như:

+ Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Chính phủ; Toà án nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc ủy quyền cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập tổ chức khoa học và công nghệ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở Trung ương thành lập, tổ chức khoa học và công nghệ có vốn nước ngoài và tổ chức khoa học và công nghệ là cơ sở giáo dục đại học.

- Sở Khoa học và Công nghệ nơi tổ chức khoa học và công nghệ đặt trụ sở chính cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ cho tổ chức khoa học và công nghệ không thuộc các trường hợp quy định ở trên.

Thời gian thực hiện việc xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ theo quy định cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ.

Các thông tin được thể hiện trên giấy phép thành lập Viện nghiên cứu


Theo quy định tại Thông tư 03/2014/TT-BKHCN thì các thông tin được thể hiện trên giấy phép thành lập Viện Nghiên cứu bao gồm:

- Tên giấy chứng nhận:

- Đăng ký lần đầu, ngày    tháng     năm      

- Đăng ký lần thứ:       ngày     tháng    năm    

- Tên tổ chức khoa học và công nghệ:

- Tên viết tắt: (nếu có)

- Tên viết bằng tiếng nước ngoài: (nếu có)

- Tên viết tắt bằng tiếng nước ngoài: (nếu có)

- Trụ sở chính:

- Địa điểm hoạt động: (nếu có)

- Tổng số vốn: …………….. đồng

- Cơ quan quyết định thành lập:

- Quyết định thành lập: số         ngày

- Cơ quan quản lý trực tiếp:………………..

- Người đứng đầu tổ chức: Họ và tên, CMND/Hộ chiếu số, Nơi cấp, Ngày cấp:

- SỐ ĐĂNG KÝ:

- Hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ sau:

- Địa điểm, ngày tháng năm cấp giấy chứng nhận

- Cơ quan cấp (Ký và đóng dấu)

Các trường hợp bổ sung, thay đổi, cấp lại giấy phép thành lập viện nghiên cứu


Trường hợp thay đổi, bổ sung giấy phép thành lập Viện nghiên cứu

- Khi thay đổi, bổ sung một trong các nội dung ghi trên Giấy chứng nhận, tổ chức khoa học và công nghệ vẫn phải bảo đảm các điều kiện tương ứng được quy định về việc cấp giấy phép thành lập Viện Nghiên cứu.

- Thành phần hồ sơ khi thay đổi, bổ sung:

Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ theo Mẫu

- Giấy chứng nhận đã được cấp;

- Tài liệu liên quan đến nội dung thay đổi, bổ sung tương ứng, cụ thể như sau:

+ Thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động của tổ chức:

Bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định của cấp có thẩm quyền về việc thay đổi, bổ sung lĩnh vực hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ; hồ sơ về nhân lực và cơ sở vật chất - kỹ thuật để đáp ứng hoạt động trong lĩnh vực thay đổi, bổ sung theo quy định

+ Thay đổi tên của tổ chức:

Bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định của cấp có thẩm quyền về việc đổi tên của tổ chức khoa học và công nghệ.

+ Thay đổi tên cơ quan quyết định thành lập, cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức:

Bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định đổi tên cơ quan quyết định thành lập, cơ quan quản lý trực tiếp hoặc thay đổi cơ quan quản lý trực tiếp của tổ chức khoa học và công nghệ.

+ Thay đổi người đứng đầu tổ chức:

Hồ sơ của người đứng đầu.

+ Thay đổi về trụ sở chính của tổ chức: Hồ sơ về trụ sở chính

+ Thay đổi về tổng số vốn theo đề nghị của tổ chức: Hồ sơ liên quan đến vốn

- Trường hợp tổ chức khoa học và công nghệ thay đổi trụ sở chính (chuyển sang tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương khác nơi đã đăng ký hoạt động) dẫn đến thay đổi cơ quan cấp giấy chứng nhận, tổ chức phải có văn bản đề nghị thay đổi trụ sở chính gửi cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận, kèm theo báo cáo tình hình hoạt động và nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, cơ quan cấp Giấy chứng nhận có văn bản xác nhận tổ chức khoa học và công nghệ đã hoàn tất thủ tục đồng thời gửi bản sao Giấy chứng nhận và hồ sơ đăng ký hoạt động của tổ chức cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận nơi tổ chức chuyển trụ sở đến.

Tổ chức khoa học và công nghệ nộp hồ sơ đến cơ quan cấp Giấy chứng nhận mới. Hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị thay đổi, bổ sung Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ theo Mẫu

- Hồ sơ về trụ sở chính

Thông tin về Giấy chứng nhận cũ (số, ngày và cơ quan cấp) được ghi trên Giấy chứng nhận mới để bảo đảm tính liên tục hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ.

Trường hơp cấp lại giấy phép thành lập Viện nghiên cứu

-Trường hợp mất Giấy chứng nhận, tổ chức khoa học và công nghệ phải đề nghị cấp lại sau khi đã khai báo với cơ quan công an nơi mất và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng.

Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày đăng thông báo, tổ chức khoa học và công nghệ nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận. Hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ theo Mẫu 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

- Xác nhận của cơ quan công an;

- Giấy biên nhận của cơ quan báo, đài đã đăng thông báo này.

Trường hợp Giấy chứng nhận bị rách, nát, tổ chức khoa học và công nghệ được đề nghị cấp lại, hồ sơ bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận của tổ chức khoa học và công nghệ theo Mẫu 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này;

- Giấy chứng nhận đã được cấp.

Các trường hợp hết hiệu lực của giấy phép thành lập Viện Nghiên cứu


- Giấy phép bị đình chỉ hiệu lực đến 06 tháng trong các trường hợp sau đây:

- Quá 12 tháng kể từ ngày được cấp Giấy phép, văn phòng đại diện, chi nhánh không triển khai hoạt động;

- Ngừng hoạt động quá 12 tháng liên tục mà không có lý do chính đáng;

-  Không còn đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 21 Nghị định số 08/2014/NĐ-CP trong thời hạn 12 tháng liên tục;

-  Không đăng ký thay đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày có thay đổi, bổ sung hoặc mất Giấy phép.

Trường hợp hủy bỏ giấy phép thành lập Viện Nghiên cứu


Giấy phép bị hủy bỏ trong các trường hợp sau đây:

- Giả mạo nội dung kê khai trong hồ sơ để được cấp Giấy phép;

- Quá thời hạn đình chỉ hiệu lực Giấy phép mà văn phòng đại diện, chi nhánh không tiến hành các biện pháp khắc phục hoặc không khắc phục được theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

- Theo quyết định, đề nghị của các cơ quan có thẩm quyền khi văn phòng đại diện, chi nhánh có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động;

- Theo quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài;

- Tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài chấm dứt hoạt động.

Một số câu hỏi của khách hàng liên quan đến thủ tục xin giấy phép thành lập Viện Nghiên cứu


Khách hàng hỏi:  Sau khi có giấy phép thành lập Viện nghiên cứu thì cơ chế báo cáo như thế nào?

Luật P&P trả lời:  Theo quy định tại Điều 15 Chương 6 Thông tư 03/2014/TT-BKHCN thì cơ chế báo cáo sau Viện Nghiên cứu đi vào hoạt động

Chế độ báo cáo: Tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nộp báo cáo định kỳ trước ngày 15 tháng 12 hằng năm.

 Khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ phải thực hiện báo cáo, cung cấp tài liệu, giải thích những vấn đề liên quan.

Trách nhiệm lập và nộp báo cáo: Tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện và chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ có nghĩa vụ chấp hành báo cáo tình hình hoạt động đầy đủ, chính xác những chỉ tiêu quy định trong từng biểu mẫu báo cáo; lập báo cáo theo đúng quy định về thời điểm báo cáo và thời kỳ báo cáo; chịu trách nhiệm về tính xác thực của những thông tin trong báo cáo.

Phương thức nộp báo cáo: báo cáo tình hình hoạt động được thực hiện báo cáo bằng văn bản đồng thời gửi tệp dữ liệu báo cáo (qua thư điện tử) đến cơ quan cấp giấy chứng nhận, giấy phép.

Khách hàng hỏi: Khi tôi muốn xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu thì người đứng đầu Viện có cần phải có trình độ tiến sỹ trở lên hay không?

Luật P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định 08/2014/NĐ-CP đối với nhân sự khi xin giấy phép thành lập Viện Nghiên cứu thì cần phải đáp ứng:

“Mỗi tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất 05 (năm) người có trình độ đại học trở lên bao gồm làm việc chính thức và kiêm nhiệm, trong đó có ít nhất 30% có trình độ chuyên môn phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và ít nhất 40% làm việc chính thức.

Trường hợp thành lập tổ chức khoa học và công nghệ để phát triển ngành khoa học và công nghệ mới thì tổ chức khoa học và công nghệ phải có ít nhất (một) người có trình độ đại học trở lên thuộc ngành đăng ký hoạt động làm việc chính thức.”

Quy định này cũng được hướng dẫn tại Điều 6 Thông tư 03/2014/TT-BKHCN quy định về người đứng đầu Viện nghiên cứu khi xin giấy phép thành lập Viện nghiên cứu “Tổ chức khoa học và công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện phải có ít nhất một người có trình độ tiến sĩ phù hợp với lĩnh vực chủ yếu xin đăng ký hoạt động và làm việc theo chế độ chính thức.”

Như vậy khi muốn xin giấy phép thành lập Viện Nghiên cứu thì chức danh Viện trường phải có trình độ tiến sỹ.

Công việc của Luật P&P


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép thành lập Viện Nghiên cứu

- Nhận tài liệu từ quý khách.

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com 

Đối tác chiến lược