Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa

Hàng hóa của Việt Nam khi được xuất khẩu ra nước ngoài cần phải bảo đảm hàng hóa đó đã được phép lưu hành tự do tại Việt Nam. Giấy chứng nhận lưu hành tự do sẽ là tài liệu chứng minh được xuất xứ của hàng hóa, do đó các công ty muốn xuất khẩu hàng hóa cần xin giấy chứng nhận lưu hành tự do tại cơ quan nhà nước Việt Nam có thẩm quyền để xuất trình tại bộ phận hải quan. Vậy để hiểu khái niệm Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì và Điều kiện, thành phần hồ sơ, trình tự thủ tục xin giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa của Việt Nam được quy định cụ thể như thế nào, Luật P&P sẽ chỉ ra cho bạn đọc tại bài viết này.

Khái niệm liên quan tới “Giấy chứng nhận lưu hành tự do”

1. Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì?

Giấy chứng nhận lưu hành tự do có tên gọi tiếng anh là Certificate of Free Sale – CFS. Theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, có thể hiểu: Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận hàng hóa đó được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội dung tương tự.

Như vậy, Giấy chứng nhận lưu hành tự do ở Việt Nam là văn bản chứng nhận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho các công ty Việt Nam xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài để chứng nhận hàng hóa đó đã được phép lưu hành tự do tại Việt Nam.

2. Mã HS của hàng hóa (hay mã hàng hóa – HS Code) là gì?

Nếu như bạn đọc đã từng nhìn thấy bản Giấy chứng nhận lưu hành tự do của Bộ Công thương hay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp, sẽ thấy có nội dung về Mã số hàng hóa, hay còn gọi là mã HS của hàng hóa hay HS Code. Theo quy định của Luật Hải quan thì HS Code là mã số của hàng hóa để xác định được tên gọi, đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đã quy định. Ở Việt Nam, mã HS Code của hàng hóa xuất khẩu sẽ là mã 8 số

HS Code đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tác dụng của nó chính là:

-  Xác định Biểu thuế áp dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; công ty có thể dựa vào mã HS Code của hàng hóa để tra cứu nhanh các loại thuế được áp dụng với hàng hóa;

- Xác định được các quy định đang được áp dụng cho hàng hóa như an toàn thực phẩm, xuất xứ hàng hóa...

- Phân loại, thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

- Giúp cơ quan nhà nước quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được dễ dàng hơn...

Hiện nay quy định về mã HS Code của hàng hóa được quy định trong Phụ lục về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Do đó việc xác định đúng mã HS Code của hàng hóa muốn xuất khẩu rất quan trọng, vừa để kê khai thông tin vào hồ sơ yêu cầu xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do, vừa là cơ sở để áp dụng các chính sách lên từng loại hàng hóa.

Tại sao phải xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa?

Hàng hóa của Việt Nam khi được nhập khẩu đến, nếu công ty đã xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa sẽ có lợi ích vô cùng lớn. Các tác dụng của Giấy chứng nhận lưu hành tự do có thể kể đến đó là:

- Là tài liệu chứng minh hàng hóa đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam và đã được lưu hành tự do tại Việt Nam;

- Thực hiện các thủ tục thông quan tại nước nhập khẩu diễn ra nhanh chóng, tránh mất thời gian, chi phí phát sinh khi phải lưu hàng hóa tại kho ngoại quan và giúp hàng hóa Việt Nam nhanh chóng được tiếp cận với thị trường nước ngoài;

- Làm cơ sở cho việc áp dụng mức thuế nhập khẩu đối với từng loại mặt hàng khác nhau hoặc các lợi ích khác theo quy định cụ thể tại các hiệp định thương mại.

Điều kiện để xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa của Việt Nam

Để được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, các công ty Việt Nam cần bảo đảm đầy đủ các điều kiện sau:

- Công ty được thành lập hợp pháp tại Việt Nam, có mã số thuế, hoạt động đúng ngành nghề đăng ký, có cơ sở sản xuất cụ thể và có nhu cầu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài;

- Hàng hóa muốn xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do không phải là hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất nhập khẩu;

- Hàng hóa muốn xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do thì công ty phải đảm bảo có đầy đủ các điều kiện về sản xuất, kinh doanh hàng hóa đó theo quy định của pháp luật Việt Nam và có văn bản chứng nhận. Hay nói đúng theo quy định của văn bản hướng dẫn chi tiết Luật Quản lý ngoại thương thì Hàng hóa phải có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;

- Công ty dự kiến nước nhập khẩu hàng hóa của mình để đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Công ty có văn bản yêu cầu gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa;

- Các điều kiện khác theo từng loại hàng hóa muốn xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do.


Hồ sơ cần chuẩn bị để xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa của Việt Nam

Để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa dự định xuất khẩu, các công ty cần phải chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định như sau:

- Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do;

- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có);

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa);

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm hàng hóa;

- Các tài liệu khác có liên quan.

Về cơ bản, công ty để được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa của mình cần chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ để gửi lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền.


Trình tự, thẩm quyền, thời gian thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa

1. Trình tự xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa

Để được cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa, về cơ bản hàng hóa phải đáp ứng được các tiêu chuẩn công bố áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cụ thể của từng loại hàng hóa, công ty sẽ chuẩn bị 01 bộ hồ sơ theo như Luật P&P đã nêu trên yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho công ty Giấy chứng nhận lưu hành tự do của hàng hóa.

2. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa

Theo quy định hiện nay Bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý thực hiện cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do với hàng hóa xuất khẩu khi có yêu cầu của công ty. Cụ thể các cơ quan có thẩm quyền đó là:

- Bộ Công Thương;

- Bộ Y Tế;

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Pháp luật quy định cụ thể nhóm sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý và cấp chứng nhận của từng Bộ.

3. Thời gian xử lý yêu cầu cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa

- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày công ty nộp hồ sơ đầy đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, cơ quan cấp có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do thông báo để công ty hoàn thiện hồ sơ.


Các vướng mắc khi xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa

Câu hỏi: Công ty Việt Nam không có vốn nước ngoài mà không đăng ký mã ngành xuất nhập khẩu có được xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa hay không?

Trả lời: Theo quy định tại Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định hướng dẫn chi tiết Luật Quản lý ngoại thương, Công ty Việt Nam không có vốn nước ngoài được xuất khẩu, nhập khẩu không phụ thuộc vào ngành, nghề đăng ký kinh doanh, trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định; hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

Như vậy đối với các loại hàng hóa thông dụng thông thường thì công ty Việt Nam không có vốn nước ngoài được tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu mà không cần đăng ký mã ngành xuất nhập khẩu. Do đó công ty sẽ được quyền xin cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà không phụ thuộc vào ngành nghề công ty đăng ký.

Câu hỏi: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có được xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam và có cần đăng ký mã ngành nghề về xuất nhập khẩu không?

Trả lời: Công ty có vốn đầu tư nước ngoài có quyền xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam nhưng cần đăng ký mã ngành liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa được ghi nhận trong mục tiêu dự án và ngành nghề kinh doanh của công ty. Nếu không thì không được xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam.

Câu hỏi: Công ty cần đăng ký ngành nghề gì để được xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa và được xuất khẩu hàng hóa đó ra nước ngoài.

Trả lời:

- Đối với các công ty Việt Nam không có vốn nước ngoài, công ty chỉ cần đăng ký các mã ngành liên quan đến sản xuất, bán buôn và thực hiện việc sản xuất, kinh doanh các sản phẩm mà phát luật không cấm, không hạn chế là đã có quyền xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa của mình và được xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Bởi đây là quyền của các công ty Việt Nam không có vốn nước ngoài, tùy thuộc vào mục đích công ty muốn kinh doanh mặt hàng nào sẽ đăng ký mã ngành liên quan đến sản xuất hoặc bán buôn loại hàng hóa đó và được phép xuất khẩu hàng hóa đó đi.

- Đối với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài: các công ty muốn sản xuất, kinh doanh mặt hàng gì cần đăng ký mã ngành liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh đó; đồng thời nếu muốn xuất khẩu sản phẩm của mình ra nước ngoài cần đăng ký mã ngành liên quan đến xuất nhập khẩu. Nội dung về ngành nghề này sẽ được nêu trong mục tiêu, ngành nghề kinh doanh của công ty.

Do đó, công ty có vốn đầu tư nước ngoài nếu muốn xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa của mình để xuất khẩu ra nước ngoài cần đăng ký các mã ngành xuất nhập khẩu.

Câu hỏi: Cơ quan Việt Nam nào có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa?

Trả lời: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì Bộ và cơ quan ngang bộ có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa và từng nhóm sản phẩm sẽ thuộc quyền quản lý và cấp giấy chứng nhận của từng Bộ, cụ thể là:

  • Bộ Công thương
  • Bộ Y tế
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Câu hỏi: Sau khi hồ sơ xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do được tiếp nhận tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có cần phải thẩm định cơ sở kinh doanh, sản xuất hàng hóa của công ty không?

Trả lời: Cơ quan cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất hàng hóa của công ty trong trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với Giấy chứng nhận lưu hành tự do đã cấp trước đó cho công ty. Do đó công ty cần phải lưu ý cung cấp đúng, đầy đủ các giấy tờ, thông tin và thực hiện việc sản xuất cho bảo đảm theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm để hạn chế việc phải thẩm định cơ sở sản xuất kinh doanh làm thời gian được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do bị kéo dài có thể ảnh hưởng tới thời gian xuất khẩu hàng hóa của mình.

Trường hợp cơ quan nhà nước có tiến hành kiểm tra, thẩm định, nếu công ty thực hiện đúng các yêu cầu theo quy định của pháp luật thì vẫn sẽ được cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa khi đã có đầy đủ các điều kiện, giấy tờ.

Câu hỏi: Hàng hóa của công ty được xuất khẩu đi nhiều nước thì bản Giấy chứng nhận lưu hành tự do sẽ dùng được chung cho tất cả các nước hay mỗi nước sử dụng 1 bản khác nhau?

Trả lời: Theo thực tế thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do mà Luật P&P đã thực hiện thì vấn đề này được quy định như sau:

- Đối với Giấy chứng nhận lưu hành tự do do Bộ Công thương và Bộ Y tế cấp thì công ty có thể tùy ý yêu cầu số lượng Giấy chứng nhận được cấp trong Văn bản yêu cầu. Với 01 nước mà công ty dự định xuất khẩu hàng hóa sang sẽ tương ứng với 1 số ghi trên Giấy chứng nhận lưu hành tự do. Ví dụ công ty dự định xuất hàng hóa đi 3 nước thì mỗi nước sẽ có 1 số Giấy chứng nhận lưu hành tự do khác nhau, và công ty sẽ tự mình quy ước là bản nào sẽ dùng cho nước nào.

- Đối với Giấy chứng nhận lưu hành tự do do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp thì với 1 yêu cầu cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do sẽ tương ứng với 1 số Giấy chứng nhận và số lượng Giấy chứng nhận được cấp sẽ do công ty yêu cầu. Tức là nếu công ty xuất khẩu hàng hóa đi nhiều quốc gia cho cùng 1 sản phẩm thì đều sử dụng chung được bản Giấy chứng nhận lưu hành tự do đã xin cho loại hàng hóa đó.

Câu hỏi: Mã HS Code được ghi trên Giấy chứng nhận lưu hành tự do là gì? Cách xác định mã HS Code cho hàng hóa như thế nào?

Trả lời: Mã HS Code là mã số của hàng hóa để xác định được tên gọi, đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam đã quy định. Ở Việt Nam, mã HS Code của hàng hóa xuất khẩu sẽ là mã 8 số.

Mã này sẽ giúp phân loại hàng hóa và là mã số để cơ quan nhà nước quản lý hàng hóa nên khi yêu cầu cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do, công ty cần phải tự xác định mã HS Code cho hàng hóa của mình, nếu xác định không đúng mã HS Code có thể sẽ gây ảnh hưởng tới việc áp dụng các chính sách lên hàng hóa. Do đó xác định đúng mã HS Code của hàng hóa là rất quan trọng.

Để xác định được đúng mã HS Code, công ty cần phải xác định đặc điểm, thành phần, cấu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng của hàng hóa và đối chiếu vào Phụ lục về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư của Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc có thể tra cứu trực tuyển tại bảng mã HS Code trên website của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Câu hỏi: Mã HS Code của các quốc gia có giống nhau không? Để xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam ra nước ngoài, hàng hóa sẽ ghi theo mã HS Code của Việt Nam hay ghi theo mã HS Code của quốc gia dự định xuất khẩu sang?

Trả lời: Mã HS Code của các quốc gia trên thế giới có thể không giống nhau hoàn toàn nhưng nó sẽ được xây dựng theo một một quy chuẩn quốc tế và có tên gọi quốc tế là Harmonized System Codes do tổ chức Hải quan thế giới (WCO) sáng lập. Do đó về cơ bản mã HS Code giữa các quốc gia sẽ không khác nhau hoàn toàn mà có sự thống nhất chung và thống nhất giữa các quốc gia đã đặt quan hệ ngoại giao, giao lưu kinh tế với nhau tại các Hiệp định kinh tế cụ thể.

Đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu đi nước ngoài chỉ cần ghi mã HS Code theo quy định của nước ta là mã 8 số.


Dịch vụ thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa

- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa;

- Tiếp nhận thông tin để thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa;

- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa;

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa;

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa;

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách hàng sau khi thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do cho hàng hóa.


Liên hệ với Luật P&P

Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược