Việc dán nhãn năng lượng cần thực hiện theo đúng thủ tục và việc dán nhãn năng lượng cũng cần đảm bảo tính chính xác về thông tin để tránh tình trạng doanh nghiệp khi đã dán nhãn năng lượng lại bị thu hồi nhãn năng lượng.
Trường hợp nào bị thu hồi nhãn năng lượng ?
1. Cơ sở pháp lý
- Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006;
- Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;
- Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;
- Căn cứ thông tư số 36/2016/TT-BCT quy định cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công thương;
- Quyết định số: 04/2017/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ban hành ngày 09 tháng 3 năm 2017.
2. Luật sư trả lời
Dán nhãn năng lượng thực chất là việc dán nhãn (tem) cung cấp thông tin về độ tiết kiệm năng lượng lên chính thiết bị, sản phẩm khi đưa sản phẩm đó ra thị trường.
Nhãn năng lượng giúp người tiêu dùng hiểu biết về mức tiêu thu năng lượng sản phẩm mà mình mua và sử dụng so với các sản phẩm khác cùng loại trên thị trường, giúp nhà sản xuất có trách nhiệm hơn trong việc cải tiến sản phẩm đồng thời những thông tin này cũng tạo ra sự cạnh tranh tích cực giữa các nhà sản xuất
Việc dán nhãn năng lượng cần thực hiện theo đúng thủ tục và việc dán nhãn năng lượng cũng cần đảm bảo tính chính xác về thông tin để tránh tình trạng doanh nghiệp khi đã dán nhãn năng lượng lại bị thu hồi nhãn năng lượng.
Theo quy định tại điều 10- Thông tư 36/2016/TT- BCT Có quy định các trường hợp thu hồi nhãn năng lượng. Theo đó quy định rõ:
“1. Bộ Công Thương quyết định thu hồi nhãn năng lượng trong các trường hợp sau:
a) Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng;
b) Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.
2. Quyết định thu hồi nhãn năng lượng được gửi đồng thời đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương”.
Doanh nghiệp khi đã thực hiện dán nhãn năng lượng cần lưu ý thông tin về thời gian Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng được quy định tại Điều 8- Thông tư số 36/2016/TT-BCT của Bộ Công thương cụ thể nội dung như sau:
“ Điều 8. Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp.
2. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 3 và gửi về Bộ Công Thương và Sở Công Thương.
3. Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng theo mẫu tại Phụ lục 4 và gửi về Bộ Công Thương ”
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email: lienheluattuvan@gmail.com hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí - Số điện thoại liên hệ 0989869523