Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp

Hiện nay, có rất nhiều thủ tục và các công việc cần phải có lý lịch tư pháp. Vậy lý lịch tư pháp có tác dụng gì ? điều kiện, thành phần hồ sơ, thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp ra sao. P&P xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục xin cấp phiếu lý lịch tư pháp với nội dung cụ thể như sau:

Phiếu lý lịch tư pháp là gì ?


- Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

- Thông tin lý lịch tư pháp về án tích là thông tin về cá nhân người bị kết án; tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí; ngày, tháng, năm tuyên án, Toà án đã tuyên bản án, số của bản án đã tuyên; tình trạng thi hành án.

- Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Phiếu lý lịch tư pháp nhằm có tác dụng gì ?


- Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

- Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.

- Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.

- Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lý lịch tư pháp có mấy loại và sự khác nhau giữa các loại lý lịch tư pháp ?


Có hai loại phiếu lý lịch tư pháp là phiếu lý lịch tư  pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Hai loại phiếu này có sự khác nhau như sau:

Tiêu chí  Phiếu lý lịch tư pháp số 1 Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Đối tượng

Cấp theo yêu cầu của:

Công dân Việt Nam;

Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam;

Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

Cấp theo yêu cầu của:

Cơ quan tiến hành tố tụng;

 

Nội dung 

- Trong phần án tích phiếu chỉ ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa:

+ Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

+ Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào phiếu khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.

- Trong phần án tích phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa:

Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.

Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

- Ghi đầy đủ thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Uỷ quyền 

Cá nhân có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1.

Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản.

Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền.

Cá nhân xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 2 phải trực tiếp thực hiện thủ tục không được ủy quyền cho người khác

----> Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 là nội dung ghi trong 2 Phiếu lý lịch tư pháp này. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ ghi án tích chưa được xóa còn Phiếu lý lịch tư pháp số 2 ghi đầy đủ tất cả các án tích không phân biệt đã được xóa hay chưa.

Những ai được thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp ?


- Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.

- Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.

- Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Lý lịch tư pháp khác với sơ yếu lý lịch ở điểm nào ?


- Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

- Sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng quan những thông tin liên quan đến một người, bao gồm thông tin cá nhân và thông tin nhân thân (bố, mẹ, vợ, chồng, anh, chị em…).

Thủ tục xin phiếu lý lý lịch tư pháp  gồm những hồ sơ gì ?


- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp (theo mẫu);

- Bản chụp giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (kèm bản chính để đối chiếu);

- Bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm (kèm bản chính để đối chiếu) hoặc giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về nơi cư trú.

- Ngoài ra, người yêu cầu cấp PLLTP thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm lệ phí phải xuất trình các giấy tờ để chứng minh.

Thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp ở đâu ?


Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp bao gồm Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia và Sở Tư pháp. 

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;

b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;

b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;

c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

3. Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp.
Trong trường hợp cần thiết, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

4. Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp phải được ghi vào sổ cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Xin phiếu lý lịch tư pháp mất bao lâu thời gian ?


1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định  thì thời hạn không quá 15 ngày.
2. Trường hợp khẩn cấp thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.

Thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp mất bao nhiêu phí nhà nước ?


Theo Thông tư 174/2011/TT-BTC mức thu lệ phí cấp Lý lịch tư pháp được quy định như sau:

- Thông thường: 200.000 đồng/lần/người.

- Đối với học sinh, sinh viên, người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ : 100.000đồng/lần/người.

- Trường hợp người được cấp đề nghị cấp trên 2 phiếu lý lịch tư pháp trong một lần yêu cầu, thì kể từ Phiếu lý lịch tư pháp thứ 3 trở đi cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp được thu thêm 3.000 đồng/Phiếu.

- Những trường hợp sau đây được miễn lệ phí cấp lý lịch tư pháp

+ Người thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;

+ Người cư trú tại xã đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào bị từ chối cấp phiếu lý lịch tư pháp ?


Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có quyền từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:

- Việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp không thuộc thẩm quyền;

-  Người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho người khác mà không đủ điều kiện quy định tại Điều 7 và khoản 3 Điều 45 của Luật này;

- Giấy tờ kèm theo Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp không đầy đủ hoặc giả mạo.

Trường hợp từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.

Phiếu lý lịch tư pháp gồm có những nội dung gì ?


Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi “không có án tích”. Trường hợp người bị kết án chưa đủ điều kiện được xóa án tích thì ghi “có án tích”, tội danh, hình phạt chính, hình phạt bổ sung;

b) Đối với người được xoá án tích và thông tin về việc xoá án tích đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”;

c) Đối với người được đại xá và thông tin về việc đại xá đã được cập nhật vào Lý lịch tư pháp thì ghi “không có án tích”.

3. Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức không có yêu cầu thì nội dung quy định tại khoản này không ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp.

Nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 2

1. Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú, số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

2. Tình trạng án tích:

a) Đối với người không bị kết án thì ghi là “không có án tích”;

b) Đối với người đã bị kết án thì ghi đầy đủ án tích đã được xoá, thời điểm được xoá án tích, án tích chưa được xóa, ngày, tháng, năm tuyên án, số bản án, Toà án đã tuyên bản án, tội danh, điều khoản luật được áp dụng, hình phạt chính, hình phạt bổ sung, nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự, án phí, tình trạng thi hành án.
Trường hợp người bị kết án bằng các bản án khác nhau thì thông tin về án tích của người đó được ghi theo thứ tự thời gian.

3. Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã:

a) Đối với người không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi “không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã”;

b) Đối với người bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã theo quyết định tuyên bố phá sản thì ghi chức vụ bị cấm đảm nhiệm, thời hạn không được thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bổ sung, đính chính, thu hồi, hủy bỏ phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp nào ?


Cơ quan cấp Phiếu lý lịch tư pháp có trách nhiệm bổ sung, đính chính, thu hồi, hủy bỏ Phiếu lý lịch tư pháp trong trường hợp Phiếu lý lịch tư pháp được cấp có nội dung không chính xác hoặc trái pháp luật.

Khi thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp thường gặp vướng mắc gì ?


Câu hỏi: Tôi cần thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp thì tôi có thể xin ở đâu được ?

Trả lời: Bạn cần thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp thì bạn có thể lựa chọn hai cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp là Sở Tư pháp nơi bạn cư trú hoặc tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia. Theo quy định đã quy định rõ thẩm quyền  cấp phiếu lý lịch tư pháp như sau:

1. Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam mà không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú;
b) Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

2. Sở Tư pháp thực hiện việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau đây:
a) Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
b) Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
c) Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam.

Câu hỏi : Khi thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp tôi không rõ tôi nên xin loại phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay phiếu lý lịch tư pháp số 2 ?

Trả lời: Tùy thuộc vào nội dung công việc mà bạn phải hỏi kỹ xem thủ tục bạn đang làm là cần phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2 để từ đó lựa chọn  thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho phù hợp. Còn về khác nhau căn bản giữa hai phiếu lý lịch tư pháp như đã nêu ở trên là: " Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và số 2 là nội dung ghi trong 2 Phiếu lý lịch tư pháp này. Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ ghi án tích chưa được xóa còn Phiếu lý lịch tư pháp số 2 ghi đầy đủ tất cả các án tích không phân biệt đã được xóa hay chưa" --> Như vậy việc thực hiện tthủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay số 2 phụ thuộc vào tùy từng cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu nên quý vị cần hỏi thật kỹ là thủ tục đó cần phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay phiếu lý lịch tư pháp số 2 trước khi thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp.

Câu hỏi: Phiếu lý lịch tư pháp có hiệu lực trong thời gian bao lâu ?

Trả lời: Mặc dù có ý nghĩa khá quan trọng nhưng hiện nay trong Luật Lý lịch tư pháp và các văn bản hướng dẫn không quy định cụ thể lý lịch tư phápcó thời hạn bao lâu. Thời hạn này chỉ được đề cập trong các văn bản của từng lĩnh vực pháp luật liên quan hoặc phụ thuộc vào quyết định của cơ quan, tổ chức có nhu cầu xác minh về tình trạng lý lịch tư pháp của cá nhân đó.

Câu hỏi : Khi thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp thì cần có những giấy tờ và thông tin gì để kê khai vào trong hồ sơ ?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp thì quý vị cần chuẩn bị các giấy tờ và thông tin như sau:

1.1. Giấy tờ, hồ sơ cần cung cấp:

- Chứng minh nhân dân của người thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp

- Hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp ( Nếu làm tại Sở tư pháp nơi cư trú)

1.2. Thông tin cần cung cấp

1.2.1. Người xin phiếu lý lịch tư pháp

Họ Và tên; Ngày, tháng, năm sinh, 

+ Số Căn cước công dân; Ngày cấp; Nơi cấp

+ Dân tộc ; Tôn giáo; Quốc tịch

Hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại ( Nếu thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp tại Sở Tư pháp nơi cư trú)  

+ Trình độ 

+ Trình độ chuyên môn

+ Quá trình công tác củ bản thân trong đó nêu rõ: Mốc thời gian, Nơi học tập, công tác

+ Thông tin tiền án, tiền sự 

1.2.2. Thông tin về Bố, mẹ, vợ ( Chồng), con, Anh, chị em ruột gồm các thông tin sau: Giới tính, Nơi đăng ký thường trú và tạm trú, Nghề nghiệp

Dịch vụ thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp 


- Tư vấn thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp;

- Rà soát hồ sơ và thông tin xem đã đảm bảo để thực hiện thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp;

- Kê khai và soạn hồ sơ để thực hiện  thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp; 

- Làm việc với cơ quan nhà nước để thực hiện  thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp; 

- Trả kết quả khi thực hiện xong thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp.

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược