Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế

Việc nhập khẩu trang thiết bị y tế ở nước ta hiện nay rất phổ biến, trong đó có trang phục y tế. Vậy để trang phục y tế từ nước ngoài vào Việt Nam thì thủ tục xin giấy phép nhập khẩu được thực hiện như thế nào?

Để giải đáp thắc mắc trên của khách hàng, bài viết sau đây Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế.

Cơ sở pháp lý


- Luật hải quan 2014

- Nghị định 36/2016/NĐ-CP

- Nghị định 169/2018/NĐ-CP

Trang phục y tế gồm những loại nào? Tiêu chí của trang phục y tế


- Trang phục y tế bao gồm: Áo, quần, áo liền váy, chân váy, giầy dép, mũ và biển tên

- Tiêu chí của trang phục y tế: Bảo đảm an toàn cho người bệnh, người sử dụng; Thuận tiện khi mặc, khi thao tác chuyên môn; Mang tính truyền thống, đặc trưng ngành y tế; Chất liệu bảo đảm ít nhăn, mềm mại, dễ giặt, dễ là ủi, dễ khử khuẩn, thấm mồ hôi và phù hợp với khí hậu; Kiểu dáng và màu sắc hài hòa, thân thiện, đơn giản, hiện đại, lịch sự, trang nhã, kín đáo, bảo đảm tính thẩm mỹ, phù hợp với công việc và nghề nghiệp; Bảo đảm nhận biết rõ các đối tượng sử dụng và các khu vực chuyên môn khác nhau.

Chú ý: Trang phục y tế không được có biểu tượng Chữ thập đỏ trái quy định của pháp luật về hoạt động Chữ thập đỏ và Trang phục y tế được xem là trang thiết bị y tế

Trình tự thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế


Để sản phẩm trang phục y tế được tiến hành nhập khẩu vào Việt Nam thì các nhân, tổ chức thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Phân loại trang phục y tế thuộc nhóm nào?

Vì trang phục y tế thuộc nhóm trang thiết bị y tế. Tại Việt Nam để quan lý trang thiết bị y tế cơ quan nhà nước quan lý theo các nhóm riêng biệt. Đối với các nhóm khác nhau thì quy định của pháp luật về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu sẽ khác nhau

- Bước 2: Công bố tiêu chuẩn áp dụng khi thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu  trang phục y tế

 Sau khi có kết quả phân loại thì sẽ ra kết quả trang phục y tế thuộc nhóm A. Đối với trang thiết bị y tế thuộc nhóm A khi cá nhân, tổ chức muốn tiến hành nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A

- Bước 3: Thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế (thông quan hàng hóa)

Đây là bước cuối cùng để trang phục y tế có thể được nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục thông quan này được quy định trong Luật hải quan 2014

Chú ý: Trang phục y tế không phải thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế mà chỉ cần thủ tục khẩu trang phục y tế. Để đưa sản phẩm trang phục y tế nhập khẩu vào Việt Nam thì khách hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu trang phục y tế theo trình tự như trên

Tuy vậy, trong bài viết này chúng tôi xin phép được gọi là thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế

Bước 1: Phân loại trang phục y tế khi thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế


- Các mặt hàng trang thiết bị y tế khi về Việt Nam trước tiên cần thực hiện thủ tục phân loại trang thiết bị y tế. Kết quả phân loại trang thiết bị y tế sẽ được cho ra kết quả 4 loại dựa trên mức độ rủi ro tiềm ẩn liên quan đến thiết kế kỹ thuật và sản xuất các trang thiết bị y tế đó:

+ Nhóm 1 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp.

+ Nhóm 2 gồm trang thiết bị y tế thuộc loại B, C, D, trong đó: Trang thiết bị y tế thuộc loại B là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình thấp; Trang thiết bị y tế thuộc loại C là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro trung bình cao; Trang thiết bị y tế thuộc loại D là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro cao

- Việc phân loại trang phục y tế phải thực hiện tại các cơ sở đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y tế đã Sở Y tế tiếp nhận là cơ sở đủ điều kiện phân loại trang thiết bị y t tế. Các đơn vị nhập khẩu nếu có đủ điều kiện phân loại cũng có thể tự làm thủ tục sau khi tiến hành công bố đủ điều kiện phân loại hoặc liên hệ các đơn vị đã thực hiện công bố đủ điều kiện để làm phân loại.

- Kể từ 31/12/2018 theo điểm a khoản 2 điều 4 nghị định 169/2018/NĐ-CP sẽ không thừa nhận kết quả phân loại từ nước ngoài theo thông tư 42/2016/TT-BYT nên 100% các trang thiết bị y tế trước khi nhập về đều phải thực hiện phân loại tại các đơn vị đủ điều kiện phân loại tại Việt Nam

- Trình tự được thực hiện như sau: Chuẩn bị mẫu trang phục y tế => gửi mẫu và đơn đề nghị đến trung tâm kiểm kiệm => nhận kết quả là bản kết quả phân loại trang thiết bị y tế

- Đối với trang phục y tế sẽ thuộc trang thiết bị y tế loại A là trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp

- Thời gian nhận kết quả: 1-2 ngày

Bước 2: Công bố tiêu chuẩn áp dụng khi thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế


Hồ sơ thực hiện công bố tiêu chuẩn khi thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế

- Văn bản công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế thuộc loại A theo Mẫu

- Bản phân loại trang thiết bị y tế theo mẫu

- Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ

- Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng theo mẫu còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ

- Giấy xác nhận đủ điều kiện bảo hành do chủ sở hữu trang thiết bị y tế cấp theo mẫu, trừ trường hợp trang thiết bị y tế sử dụng một lần theo quy định của chủ sở hữu trang thiết bị y tế hoặc có tài liệu chứng minh không có chế độ bảo hành

- Tài liệu mô tả tóm tắt kỹ thuật trang thiết bị y tế bằng tiếng Việt theo Mẫu kèm theo tài liệu kỹ thuật mô tả chức năng, thông số kỹ thuật của trang thiết bị y tế do chủ sở hữu trang thiết bị y tế ban hành

- Giấy chứng nhận hợp chuẩn theo quy định hoặc bản tiêu chuẩn sản phẩm do chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố kèm theo kết quả đánh giá các thông số hóa, lý, vi sinh và các thông số khác do cơ sở đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về đánh giá sự phù hợp cấp đối với trang thiết bị y tế sản xuất trong nước. Kết quả đánh giá phải phù hợp với tiêu chuẩn mà chủ sở hữu công bố

- Tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế

- Mẫu nhãn sẽ sử dụng khi lưu hành tại Việt Nam của trang thiết bị y tế

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu

Yêu cầu đối với hồ sơ công bố tiêu chuẩn khi thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế

Hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng làm thành 01 bộ.

- Đối với Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố đủ điều kiện sản xuất: Nộp bản sao có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng

 - Đối với Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng: Nộp bản gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng. Trường hợp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.”

Trường hợp nộp bản sao có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng thì khi nộp hồ sơ phải xuất trình bản gốc để đối chiếu hoặc cung cấp nguồn dữ liệu để cơ quan tiếp nhận hồ sơ tra cứu về tính hợp lệ của các giấy tờ này;

Trường hợp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật

- Đối với giấy chứng nhận lưu hành tự do: Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự

+ Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật.

+ Trường hợp giấy chứng nhận lưu hành tự do không ghi rõ thời hạn hết hiệu lực thì thời điểm hết hiệu lực của giấy chứng nhận lưu hành tự do được tính là 36 tháng, kể từ ngày cấp

- Đối với giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế và giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện bảo hành: Đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu: Nộp bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự hoặc bản sao có chứng thực của bản đã được hợp pháp hóa lãnh sự.

- Đối với Giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc Bản tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố áp dụng: Nộp bản sao có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng. Trường hợp Bản tiêu chuẩn không bằng tiếng Anh hoặc không bằng tiếng Việt thì phải dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được chứng thực theo quy định của pháp luật

- Đối với tài liệu hướng dẫn sử dụng của trang thiết bị y tế: Nộp bản bằng tiếng Việt có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng

- Đối với mẫu nhãn: Nộp bản mẫu nhãn có xác nhận của tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng. Mẫu nhãn phải đáp ứng các yêu cầu theo quy định

Quy trình công bố tiêu chuẩn khi thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế

- Thẩm quyền: Sở y tế nơi đặt trụ sở chính của công ty nhập khẩu, Nộp trực tuyến qua mạng tại địa chỉdmec.moh.gov.vn

- Thời gian nhận kết quả: 4-6 ngày

- Trình tự thực hiện:

+ Cơ sở chịu trách nhiệm đưa trang thiết bị y tế ra thị trường có trách nhiệm gửi hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định đến Sở Y tế nơi cơ sở đó đặt trụ sở

+ Khi nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Sở Y tế cấp cho cơ sở thực hiện việc công bố Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng theo mẫu

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, Sở Y tế có trách nhiệm công khai trên cổng thông tin điện tử các thông tin sau: Tên, phân loại, cơ sở sản xuất, nước sản xuất trang thiết bị y tế; số lưu hành của trang thiết bị y tế; tên, địa chỉ chủ sở hữu trang thiết bị y tế; tên, địa chỉ của chủ sở hữu số lưu hành; tên, địa chỉ của cơ sở bảo hành trang thiết bị y tế và hồ sơ công bố tiêu chuẩn áp dụng của trang thiết bị y tế.

Bước 3: Thực hiện thủ tục nhập khẩu trang phục y tế (thông quan hàng hóa)


Hồ sơ thực hiện thủ tục thông quan trang phục y tế

- Tờ khai hải quan nhập khẩu

- Giấy phân loại trang thiết bị y tế loại A (Nghị định số 36/2016/NĐ-CP)

- Giấy phép xác nhận của Bộ Y Tế để được áp dụng thuế suất VAT 5% (Thông tư số 24/2011/TT-BYT). Nếu không có giấy phép này thì

- Hợp đồng thương mại

- Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc

- Vận đơn

- Hóa đơn thương mại

- Phiếu đóng gói

Chú ý khi làm hải quan:

- HS code 4015 1900 (20% NK và 5% VAT). Muốn được áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% phải có xác nhận của Bộ Y tế, nếu không có xác nhận thì phải chịu mức thuế GTGT là 10%.

- Tem nhãn phải chuẩn như trên phân loại. Nếu không khi kiểm hóa sẽ mất tiền

===> Tóm lại Để sản phẩm trang phục y tế được tiến hành nhập khẩu vào Việt Nam thì các nhân, tổ chức thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Phân loại trang phục y tế thuộc nhóm nào ?

Vì trang phục y tế là một trong những sản phẩm của trang thiết bị y tế nên đây là thủ tục bắt buộc.Tại Việt Nam để quản lý trang thiết bị y tế cơ quan nhà nước quan lý theo các nhóm riêng biệt. Đối với các nhóm khác nhau thì quy định của pháp luật về thủ tục xin giấy phép nhập khẩu sẽ khác nhau. Hiện nay, nếu thực hiện thủ tục phân loại sản phẩm trang phục y tế thì kết quả phân loại sẽ ra loại A (tức là loại trang thiết bị y tế có mức độ rủi ro thấp)

Bước 2: Thủ tục kiểm nghiệm sản phẩm khi thực hiện thủ tục nhập khẩu trang phục y tế

Đây là bước thực hiện thủ tục kiểm nghiệm sản phẩm trang phục y tế để xác định xem sản phẩm có đạt theo tiêu chuẩn Việt Nam đã có hay không ? Đây là bước để xác định xem chất lượng sản phẩm nhập về có đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật Việt Nam không. Và việc kiểm nghiệm sản phẩm này phải thực hiện tại các trung tâm thử nghiệm đủ điều kiện thử nghiệm.

Bước 3: Công bố tiêu chuẩn áp dụng khi thực hiện thủ tục nhập khẩu trang phục y tế

 Sau khi có kết quả phân loại thì sẽ ra kết quả trang phục y tế thuộc nhóm A. Đối với trang thiết bị y tế thuộc nhóm A khi cá nhân, tổ chức muốn tiến hành nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ tiến hành công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang thiết bị y tế loại A

Bước 4: Thực hiện thủ tục nhập khẩu trang phục y tế (thông quan hàng hóa)

Đây là bước cuối cùng để trang phục y tế có thể được nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục thông quan này được quy định trong Luật hải quan 2014

Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế


Khách hàng hỏi: Hiện nay công ty tôi muốn nhập khẩu trang phục y tế từ Nhật Bản về Việt Nam. Công ty cho tôi hỏi thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế được thực hiện như thế nào?

Luật P&P trả lời: Việc xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế chính là thủ tục nhập khẩu trang phục y tế. Để tiến hành nhập khẩu trang phục y tế từ Nhật Bản vào Việt Nam thì khách hàng thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Phân loại trang phục y tế

- Bước 2: Công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với trang phục y tế

- Bước 3: Thực hiện thủ tục thông qua cho sản phẩm trang phục y tế

Khách hàng hỏi: Đối tác nhập khẩu trang phục y tế của công ty chúng tôi tại Nhật Bản, hiện nay công ty Nhật bản đó thay đổi chủ sở hữu công ty thì chúng tôi có phải thông báo cho cơ quan đăng ký số lưu hành hày không?

Luật P&P trả lời: Theo quy định tại Điểm a Khoản 11 Điều 1 Nghị định 169/2018/NĐ-CP “Trong quá trình lưu hành trang thiết bị y tế, chủ sở hữu số lưu hành có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan cấp số lưu hành trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi Thay đổi địa chỉ của chủ sở hữu trang thiết bị y tế

Khách hàng hỏi: Công ty chúng tôi có được thay đổi nhãn mác sản phẩm trang phục y tế sau khi đã thực hiện thủ tục nhập khẩu trang phục y tế từ nước ngoài về Việt Nam hay không?

Luật P&P trả lời: Công ty bên bạn khi đã nhập thành phẩm từ nước ngoài về Việt Nam rồi thì sản phẩm đó là sản phẩm nhập khẩu nên nhãn mác sản phẩm, vỏ hộp sản phẩm không được thay đổi mà phải giữ nguyên thông tin sản phẩm của bên nước ngoài nhập về nhưng cần kèm theo nhãn phụ sản phẩm và tuân theo các quy định khác của pháp luật Việt Nam. Còn nếu bên bạn muốn dùng nhãn mác công ty bên mình thì sẽ nhập nguyên liệu từ bên nước bạn về hoặc thực hiện hoạt động gia công sản phẩm với bên nhà máy

Khách hàng cần cung cấp


- Thông tin khách hàng Việt Nam cung cấp

+ Đăng ký kinh doanh hoặc địa điểm kinh doanh hoặc chi nhánh của công ty

+ Thông tin về tên sản phẩm

+ Thông tin về chủng loại sản phẩm

+ Số điện thoại, email của công ty

- Giấy tờ do nhà sản xuất nước ngoài cung cấp

+ Giấy ủy quyền của chủ sở hữu trang thiết bị y tế cho tổ chức đứng tên công bố tiêu chuẩn áp dụng

+ Giấy chứng nhận hợp chuẩn hoặc Bản tiêu chuẩn mà chủ sở hữu trang thiết bị y tế công bố áp dụng (Tiêu chuẩn cơ sở)

+ Giấy chứng nhận ISO của nhà sản xuất

+ Giấy chứng nhận lưu hành tự do còn hiệu lực tại thời điểm nộp hồ sơ đối với trang thiết bị y tế nhập khẩu

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép nhập khẩu trang phục y tế

- Nhận tài liệu từ quý khách

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523       

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược