Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc

Kinh doanh dược là một trong những vấn đề rất được quan tâm hiện nay. Một trong những hoạt động kinh doanh dược được thắc mắc nhiều đó là việc kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc. Vậy quy định của pháp luật như thế nào về thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc?

Để giải đáp thắc mắc trên, bài viết sau luật tư vấn P&P cung tới khách hàng thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc

Cơ sở pháp lý


- Luật dược 2016

- Nghị định 54/2017/NĐ-CP

- Thông tư 36/2018/TT-BYT

Bảo quản thuốc là gì?


- Bảo quản thuốc là việc cất giữ bảo đảm an toàn, chất lượng của thuốc, nguyên liệu làm thuốc, bao gồm cả việc đưa vào sử dụng và duy trì đầy đủ hệ thống hồ sơ tài liệu phục vụ bảo quản, xuất, nhập thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại nơi bảo quản

- Hoạt động kinh doanh dược bao gồm: Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Kinh doanh dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; Kinh doanh dịch vụ thử thuốc trên lâm sàng; Kinh doanh dịch vụ thử tương đương sinh học của thuốc

 Theo quy định ở trên ta thấy giấy phép kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc theo quy định của pháp luật chính là giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược

 

 

Vì sao phải thực hiện thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc?


- Vì đây là quy định bắt buộc của pháp luật

- Khi kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc nếu không có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 37 Nghị định 176/2013/NĐ-CP “Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với, cơ sở làm dịch vụ bảo quản  không có giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược”

Điều kiện để được kinh doanh thuốc


- Các cơ sở kinh doanh dược phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa Điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận.

- Cơ sở bán buôn thuốc, Cơ sở bán lẻ thuốc bao gồm nhà thuốc, quầy thuốc cũng phải đảm bảo quy định này trước khi hoạt động.

Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc


Theo quy định tại phụ lục III Thông tư 36/2018/TT-BYT

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược và vị trí công việc tiến hành dịch vụ bảo quản  thuốc:

+ Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học dược và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp

+ Người quản lý chuyên môn về dược của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế phải có một trong các văn bằng: bằng tốt nghiệp đại học dược hoặc bằng tốt nghiệp đại học y hoặc bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành sinh học và thời gian thực hành ít nhất 03 năm tại cơ sở dược hợp pháp.

+ Có đạo đức nghề nghiệp

+ Có đủ sức khỏe để hành nghề dược

- Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật:

+ Kho phải được xây dựng ở nơi cao ráo, an toàn, phải có hệ thống cống rãnh thoát nước, để đảm bảo thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, mưa lớn và lũ lụt

Kho phải có một địa chỉ xác định, có hệ thống đường giao thông công cộng hoặc giao thông nội bộ đủ rộng, đảm bảo thuận tiện cho việc vận chuyển, xuất nhập, bảo vệ, phòng cháy chữa cháy

+ Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và bảo trì một cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, nguyên liệu làm thuốc tránh được các ảnh hưởng bất lợi có thể có, như: sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm, chất thải và mùi, các động vật, sâu bọ, côn trùng và không ảnh hưởng tới chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Trần, tường, mái nhà kho phải được thiết kế, xây dựng sao cho đảm bảo sự thông thoáng, luân chuyển của không khí, vững bền chống lại các ảnh hưởng của thời tiết như nắng, mưa, bão lụt.

Nền kho phải đủ cao, phẳng, nhẵn, đủ chắc, cứng và được xử lý thích hợp để đảm bảo tránh được ảnh hưởng của nước ngầm, đảm bảo hoạt động của nhân viên làm việc trong kho, và sự di chuyển của các phương tiện cơ giới. Không được có các khe, vết nứt gãy .. là nơi tích luỹ bụi, trú ẩn của sâu bọ, côn trùng.

+ Kho bảo quản phải có diện tích đủ rộng để bố trí các khu vực cho các hoạt động + Các khu vực của kho phải có biển hiệu chỉ rõ công năng của từng khu vực, phải có diện tích và thể tích phù hợp, đủ không gian để cho phép việc phân loại, sắp xếp hàng hóa theo các chủng loại thuốc và nguyên liệu khác nhau; phân cách theo từng loại và từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc, đảm bảo không khí được lưu thông đều.

Trường hợp cần thiết, có thể điều chỉnh vị trí, diện tích giữa các khu vực của kho để phù hợp với hoạt động bảo quản tại kho, nhưng phải đảm bảo duy trì điều kiện bảo quản theo quy định.

+ Các khu vực bảo quản phải được thiết kế hoặc điều chỉnh để bảo đảm các điều kiện bảo quản theo yêu cầu và dễ vệ sinh, làm sạch.=

+ Kho bảo quản các sản phẩm có nguy cơ gây cháy nổ (như các chất lỏng và chất rắn dễ bắt lửa, dễ cháy; các loại khí nén…) phải được thiết kế, xây dựng cho việc bảo quản các sản phẩm cháy nổ theo qui định của pháp luật, phải xa các kho khác và xa khu vực nhà ở. Kho phải thông thoáng và được trang bị đèn chống cháy nổ. Các công tắc điện phải được đặt ngoài kho.

+ Phải trang bị các phương tiện, thiết bị phù hợp để đảm bảo các điều kiện bảo quản (ví dụ: quạt thông gió, điều hòa không khí nhiệt kế, xe chở hàng, xe nâng, ẩm kế, phòng lạnh, tủ lạnh, chỉ thị nhiệt độ vaccin, chỉ thị đông băng điện tử (Freeze Tag)..). Các thiết bị phải được kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động ổn định, chính xác. Các thiết bị đo phải được hiệu chuẩn định kỳ theo quy định của pháp luật về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị đo.

+ Phải có các phương tiện phát hiện và cảnh báo tự động (như chuông, đèn và/hoặc tin nhắn) kịp thời về các sự cố, sai lệch về điều kiện bảo quản, đặc biệt đối với các thuốc có yêu cầu đặc biệt về điều kiện bảo quản (nhiệt độ, độ ẩm).

+ Kho phải được chiếu đủ sáng để cho phép tiến hành một cách chính xác và an toàn tất cả các hoạt động trong khu vực kho. Không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

+ Có đủ các trang bị, giá, kệ để xếp hàng. Khoảng cách giữa các giá kệ, giá kệ với nền kho phải đủ rộng đảm bảo cho việc vệ sinh kho, kiểm tra đối chiếu và xếp, dỡ hàng hóa.

+ Phải có máy tính kết nối internet và thực hiện quản lý hoạt động bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc bằng phần mềm vi tính. Có cơ chế kết nối thông tin từ hoạt động nhập, xuất, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho khách hàng; thông tin về chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc từ nhà sản xuất và khách hàng, cũng như việc chuyển giao thông tin cho cơ quan quản lý liên quan khi được yêu cầu.

+ Phải có đủ các trang thiết bị phòng chữa cháy, bản hướng dẫn cần thiết cho công tác phòng chống cháy nổ như: hệ thống phòng chữa cháy tự động, hoặc các bình khí chữa cháy, thùng cát, hệ thống nước và vòi nước chữa cháy.

+ Các khu vực bảo quản phải khô ráo, sạch sẽ và không có rác, sâu bọ tích tụ; phải tránh ảnh hưởng từ các mùi, các yếu tố gây tạp nhiễm và ánh sáng mạnh

- Quy định về nhân sự:

+ Theo qui mô của đơn vị, kho thuốc phải có đủ nhân viên, có trình độ phù hợp với công việc được giao làm việc tại khu vực kho. Mọi nhân viên phải thường xuyên được đào tạo về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, về kỹ năng chuyên môn và phải được qui định rõ trách nhiệm, công việc của từng người bằng văn bản.

+ Các cán bộ chủ chốt của kho có chức năng giám sát, kiểm tra, cần phải trung thực, có những hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết và phải có trình độ nghề nghiệp và kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ được giao, đáp ứng các qui định của Nhà nước.

+ Thủ kho phải là người có trình độ hiểu biết cần thiết về dược, về nghiệp vụ bảo quản: phương pháp bảo quản, phương pháp quản lý sổ sách theo dõi xuất nhập, chất lượng thuốc...

+ Thủ kho phải có trình độ tối thiểu là dược sĩ trung học đối với các cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc tân dược. Đối với cơ sở sản xuất, bán buôn thuốc y học cổ truyền, dược liệu, thủ kho phải có trình độ tối thiểu là lương dược hoặc dược sĩ trung học.

+ Thủ kho thuốc độc, thuốc gây nghiện và thuốc hướng tâm thần phải đáp ứng được đúng các qui định của pháp luật có liên quan.

+ Thủ kho phải thường xuyên được đào tạo cập nhật những qui định mới của nhà nước về bảo quản, quản lý thuốc, các phương pháp, tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng trong bảo quản thuốc.

Các cơ sở có hoạt động dược không thuộc diện cấp giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc


- Cơ sở có hoạt động dược nhưng không vì Mục đích thương mại

- Cơ sở kinh doanh có tổ chức kệ thuốc

- Cơ sở y tế thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hoạt động cung ứng thuốc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn

Tuy không phải xin giấy phép bảo quản thuốc nhưng cơ sở bảo quản thuốc vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở vất chất và người chịu trách nhiệm chuyên môn theo quy định cảu pháp luật

Quyền và trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc


- Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc có các quyền sau đây:

+ Thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động kinh doanh dược nếu đáp ứng đủ Điều kiện tương ứng với từng loại hình cơ sở kinh doanh theo quy định của

+ Hưởng chính sách ưu đãi khi thực hiện hoạt động kinh doanh dược theo quy định của pháp luật

+ Được thông tin, quảng cáo thuốc theo quy định của pháp luật

+ Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc cho tổ chức, cá nhân

+ Xuất khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc quy định

- Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc có trách nhiệm sau:

+ Phải có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược và chỉ được kinh doanh đúng loại hình cơ sở kinh doanh, phạm vi và địa Điểm kinh doanh ghi trong Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược

+ Bảo đảm duy trì các Điều kiện kinh doanh dược trong quá trình hoạt động kinh doanh theo quy định của Luật này;

+ Thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo quy định

+ Bồi thường thiệt hại cho tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do lỗi của cơ sở theo quy định của pháp luật

+ Chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp bảo đảm cung ứng thuốc, nguyên liệu làm thuốc khi xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa

+ Báo cáo Bộ Y tế hoặc Sở Y tế và thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật trong trường hợp tạm dừng hoạt động từ 06 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động;

+ Thông báo, cập nhật danh sách người có Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề tại cơ sở đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

+ Niêm yết công khai Chứng chỉ hành nghề dược và Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược tại cơ sở kinh doanh

+ Báo cáo hằng năm và báo cáo theo yêu cầu của cơ quan về dược có thẩm quyền

+ Lưu giữ chứng từ, tài liệu có liên quan đến từng lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian ít nhất là 01 năm kể từ ngày thuốc, nguyên liệu làm thuốc hết hạn dùng

+ Bảo quản thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo đúng Điều kiện ghi trên nhãn

Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc


- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược

- Tài liệu kỹ thuật đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;

- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược

Chú ý: Nếu như cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc thuộc trường hợp Cơ sở đã được cấp giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc  thuốc nhưng thay đổi loại hình cơ sở kinh doanh dược hoặc thay đổi phạm vi kinh doanh dược mà làm thay đổi Điều kiện kinh doanh; thay đổi địa Điểm kinh doanh thuốc thì hồ sơ sẽ gồm những tài liệu sau đây:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

- Tài liệu kỹ thuật tương ứng với Điều kiện kinh doanh thay đổi

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở

- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc


Thẩm quyền: Cục Quản lý Dược thuộc Bộ y tế

Thời gian giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Cách thức thực hiện: Cơ sở đề nghị cấp giấy phép bán lẻ thuốc nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện

Trình tự thực hiện

Bước 1: Cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược gửi hồ sơ về cơ quan tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Phiếu tiếp nhận hồ sơ theo Mẫu

- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ:

+ Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơđối với trường hợp cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.

+ Tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ.

-Trường hợp có yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả cho cơ sở đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo Mẫu

- Trường hợp hồ sơ sửa đổi, bổ sung không đáp ứng yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo cho cơ sở theo quy định

- Trường hợp không có yêu cầu sửa đổi, bổ sung đối với hồ sơ sửa đổi, bổ sung, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện theo quy định

Bước 4: Sau khi đánh giá thực tế cơ sở, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:

- Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược trong thời hạn 10  ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa;

- Ban hành văn bản thông báo về các nội dung cần khắc phục, sửa chữa trong thời hạn 05ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa.

Bước 5: Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đượcvăn bản thông báo và tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc khắc phục, sửa chữa của cơ sở đề nghị, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc trả lời lý do chưa cấp.

Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản thông báo sửa đổi, bổ sung, cơ sở đề nghị phải nộp hồ sơ sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu. Sau thời hạn trên, cơ sở không sửa đổi, bổ sung hoặc sau 12 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ lần đầu mà hồ sơ bổ sung không đáp ứng yêu cầu thì hồ sơ đã nộp không còn giá trị.

Bước 6: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị các thông tin sau:

- Tên, địa chỉ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

- Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược

- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược

Chú ý: Đối với dịch vụ bảo quản thuốc cơ sở kinh doanh ngoài việc thực hiện giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì cơ sở kinh doanh phải xin cả Giấy chứng nhận đạt nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (Giấy chứng nhận GSP)

Thủ tục cấp giấy chứng nhận thực hành tốt bảo quản thuốc


Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 thông tư 36/2018/TT-BYT “Trường hợp cơ sở bảo quản đề nghị cấp Giấy chứng nhận GSP cùng với Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ sở bảo quản phải ghi rõ nội dung này trong Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược”

Theo như quy định ở trên thì khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhân đủ điều kiện kinh doanh dược có thể tiến hành đồng thời xin giấy chứng nhận GSP

Các trường hợp thu hồi giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc


- Chấm dứt hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc

- Không đáp ứng một trong các Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc theo quy định

- Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc được cấp nhưng không đúng thẩm quyền hoặc có nội dung trái pháp luật.

- Không hoạt động trong thời gian 12 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về dược.

Vấn đề khách hàng thắc mắc về thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc


Khách hàng hỏi: Công ty chúng tôi kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc và đã có giấy đủ điều kiện kinh doanh dược bây giờ công ty chúng tôi mới xin giấy chứng nhận GSP được không

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BYT thì sau khi có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì công thì công ty bạn vẫn có thể tiến hành xin giấy chứng nhận GSP

Khách hàng hỏi: Công ty chúng tôi đang muốn tiến hành thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc. Cho tôi hỏi hiệu lực của giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc

Luật tư vấn P&P trả lời: Như chúng tôi đã phân tích ở trên thì giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc chính là việc bạn xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dược, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược: không quy định thời hạn hiệu lực theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Luật dược 2016

Vậy giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược không có hiệu lực

Khách hàng cần cung cấp


- Tài liệu kỹ thuật đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc

- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;

- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược

- Thông tin về địa điểm thực kinh doanh dịch vụ bảo quản thuốc

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin giấy phép dịch vụ bảo quản thuốc

- Nhận tài liệu từ quý khách.

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược