Thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là một trong những thủ tục được quan tâm nhiều hiện nay. Vậy thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội được thực hiện như thế nào?
Với kinh nghiệm thực tiễn của chúng tôi, để khách hàng nắm được thủ tục trên. Bài viết sau đây Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội
Cơ sở pháp lý
- Luật an toàn thực phẩm 2010
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
- Quyết định 14/2019/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội
An toàn thực phẩm là gì? An toàn vệ sinh thực phẩm là gì?
- An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người
- An toàn vệ sinh thực phẩm hiểu một cách đơn giản chính là giữ cho thực phẩm luôn sạch và đảm bảo vệ sinh cho người sử dụng. Những thực phẩm đảm bảo vệ sinh cần được kiểm nghiệm và trải qua quá trình công bố sản phẩm nghiêm ngặt, có sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền
Chú ý: Việc xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của phát luật là việc xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
Những đối tượng nào phải xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội
- Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm có địa điểm kinh doanh tại Hà Nội
- Cơ sở được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau đây
+ Có đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm phù hợp với từng loại hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định
+ Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Vì sao phải thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội
- Đây là quy định bắt buộc của phát luật theo quy định tại Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP “Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi hoạt động”
- Nếu không có giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 18 Nghị định 115/2018/NĐ-CP. Bị áp dụng các mức phạt tiền có thể kèm theo biện pháp khắc phụ hâu quả
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
+ Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
+ Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm; Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm
- Vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng bị hình sự hóa theo quy định tại Khoản 119 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Thẩm quyền quản lý và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội
Tuy vào từng đối tượng thì thẩm quyền quản lý và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ khác nhau được quy đinh cụ thể tại Thông tư liên tịch 3/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm thành phố Hà Nội
-Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng trong thực phẩm do Bộ Y tế quy định
- Nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, đá thực phẩm (nước đá dùng liền và nước đá dùng để chế biến thực phẩm). Trừ nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý về và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ công thương
Gồm các đối tượng sau: Bia; Rượu, Cồn và đồ uống có cồn; Nước giải khát; Sữa chế biến; Dầu thực vật; Bột, tinh bột; Bánh, mứt, kẹo
Cụ thể việc quản lý và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ công thương được phâm cấp như sau
- Bộ Công Thương cấp Giấy chứng nhận đối với:
+ Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế: Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên; Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên; Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên
+ Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
+ Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định
- Sở công thương thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đối với
+ Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế nhỏ hơn các cơ sở quy định thuộc thẩm quyền của Bộ công thương
+ Cơ sở bán buôn, bán lẻ thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) của thương nhân trên địa bàn 01 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của pháp luật
+ Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định thuộc thẩm quyền của Bộ công thương
+ Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương theo quy định
Đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý về và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Hội chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý về và cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Gồm các đối tượng sau: Ngũ cốc; Thịt và các sản phẩm từ thịt; Thủy sản và sản phẩm thuỷ sản (bao gồm các loài lưỡng cư); Rau, củ , quả và sản phẩm rau, củ, quả; Trứng và các sản phẩm từ trứng; Sữa tươi nguyên liệu; Mật ong và các sản phẩm từ mật ong; Thực phẩm biến đổi gen; Muối; Gia vị; Đường; Chè; Cà phê; Ca cao; Hạt tiêu; Điều; Nông sản thực phẩm khác; Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý; Nước đá sử dụng để bảo quản, chế biến sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội
Khi tiến hành nộp hồ sơ tại các cơ quan có thẩm quyền thuộc thành phố Hà Nội thì hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội
Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyển tại thành phố Hà Nội
Bước 2: Khi hồ sơ đã hợp lệ cơ quan có thẩm quyền tổ chức đoàn thẩm định cơ sở. Kết quả thẩm định cơ sở ghi vào Biên bản thẩm định cơ sở.
Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Trường hợp kết quả thẩm định không đạt, trong biên bản thẩm định phải ghi rõ thời hạn thẩm định lại (tối đa là 03 tháng), nếu kết quả thẩm định lại vẫn không đạt thì đoàn thẩm định lập biên bản và đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở
Khi thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội thì cơ quan nhà nước có xuống kiểm tra không?
- Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 36 Luật an toàn thực phẩm 2010, khi cơ quan nhà nước tại Hà Nội thực hiện thủ tục cấp giấy phép an toàn thực phẩm phải xuống cở sở kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm
- Sau khi kiển tra thực tế nếu cơ sở đủ điều kiện thì cơ quan nhà nước tiến hành cấp giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở
Cơ sở phải đáp ứng những gì khi cơ quan nhà nước xuống kiểm tra thực tế?
Về cơ sở mặt bằng
- Cơ sở sản xuất
+ Vị trí cơ sở sản xuất: Cơ sở đảm bảo đúng quy hoạch của địa phương tại Hà Nội. Không làm ảnh hưởng đến khu vực dân sinh xung quang cơ sở. Tùy vào từng lĩnh vực và căn cứ theo chính sách của địa phương tại Hà Nộ để doanh nghiệp thực hiện xây dựng đúng với quy định của pháp luật
+ Cơ sở phải phân khu vực rõ ràng và phải đáp ứng theo quy trình một chiều như sau: Kho để nguyên liệu => Khu vực sản xuất => Khu vực đóng gói => Kho bảo quản
+ Sơ đồ mặt bằng: Đảm bảo diện tích tường, trần nhà; ánh sáng; sạch sẽ
+ Có thiết bị công cụ, phương tiện phục vụ trực tiếp quá trình sản xuất
+ Đảm bảo trang phục sản xuất cho người lao động
+ Có phương tiện vận chuyển để phục vụ qua trình vận chuyển nguyên liệu và vận chuyển thành phẩm
Chú ý: Khu vực vệ sinh dành cho nhân viên đảm bảo sạch sẽ và phải được tách riêng với khu vực sản xuất
- Kinh doanh thực phẩm
+ Có kho bảo quản và thiết bị bảo quản
+ Kho để nguyên liệu và khu vực kinh doanh phải tách biệt nhau
+ Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm sạch sẽ, diện tích phù hợp
Giấy tờ doanh nghiệp cần phải có
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
- Hóa đơn nguyên liệu đầu ra đầu vào
Điều chỉnh thông tin trên giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
- Thông tin trên giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm gồm các thông tin chủ yếu sau:
+ Chủ cơ sở
+ Tên cơ sở
+ Địa chỉ
+ Nội dung an toàn thực phẩm
- Khi tiến hành điều chỉnh một trên các thông tin trên giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm thì làm thủ tục thay đổi các nội dung trên giấy phép
Khi giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hết hiệu lực có được gia hạn không?
- Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm
- Khi giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hết hiệu lực thì được phép gia hạn theo quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật an toàn thực phẩm 2010 “Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh”
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện như Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội
Câu hỏi 1: Công ty chúng tôi là hộ kinh doanh cá thể có sản xuất thực phẩm bao gói sẵn có cần xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm không?
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy đinh về Các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thì điểm Đ có quy định "Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn"
Như vậy trong trường hợp này thì hộ kinh doanh cá thể của bạn là cơ sở sản xuất bao gói sản chứ không phải là thực hiện kinh doanh. Nên cơ sở của bạn phải khi thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm
Câu hỏi 2: Công ty tôi có thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy chúng tôi có cần người đi thi xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm không? Và cần bao nhiêu người?
Luât tư vấn P&P trả lời: Theo yêu cầu về hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm có “Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
Như vậy các bạn cần có người đi thi tập huấn kiến thực về an toàn thực phẩm. Yêu cầu này áp dụng đối với 2 người là chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất kinh doanh
Chú ý: Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ như sau “nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan”
Câu hỏi 3: Công ty chúng tôi có thực hiện hoạt động an toàn thực phẩm nhưng lại sản xuất nhiều sản phẩm và các sản phầm này thuộc quyền quản lý của hai bộ ngành khác nhau. Vậy tôi có cần làm hai bộ hồ sơ nộp hai cơ quan quan lý khác nhau không
Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tich 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT
- Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền của từ 2 bộ trở lên trong đó có sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Y tế thì Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý
Với trường hợp này thì bạn chỉ cần nộp cho Bộ y tế
- Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý
Nếu thuộc trường hợp trên thì bạn nộp hồ sơ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Đối với cơ sở kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 Bộ trở lên (bao gồm cả chợ và siêu thị) thì Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý
Khách hàng cần cung cấp
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp
- Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục xin phép an toàn vệ sinh thực phẩm tại Hà Nội
- Nhận tài liệu từ quý khách.
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Đồng hành cùng quý khách trong quá trình thẩm định hồ sơ, thẩm định thực tế tại cơ sở.
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: Lienheluattuvan@gmail.com