Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc

Theo số liệu thống kê của Bộ kế hoạch- Đầu tư, Tính đến năm 2014, Việt Nam mới có 13 dự án đầu tư sang Trung Quốc với tổng vốn đăng ký là 15,93 triệu USD chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Hiện Nay thì quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc đang ngày càng phát triển. Trong quá trình phát triển đó thì bên cạnh việc các nhà đầu tư Trung Quốc đang đầu tư vốn lớn vào Việt Nam thì các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm kiếm cơ hội đầu tư chính trên nước bạn Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước. Việc thực hiện thủ tục đầu tư sang Trung Quốc cần thực hiện hai bước lớn quan trọng là thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc và thực hiện thủ tục đầu tư bên Trung Quốc theo quy định của nước Trung Quốc. Trong bài viết này, Luật P&P chia sẻ nội dung về thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc với nội dung chính như sau:

 

Khi đầu tư sang Trung Quốc thì đầu tư theo các hình thức nào ?


1. Theo quy định của Luật Đầu tư Việt Nam thì khi nhà đầu tư ra nước ngoài sẽ thực hiện đầu tư theo một trong các hình thức sau đây:

- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

2. Tuy nhiên có một lưu ý là trước khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục sang Trung Quốc ngoài việc căn cứ vào các hình thức đầu tư trên theo quy định pháp luật Việt Nam thì cũng cần lưu ý xem bên Trung Quốc, Pháp luật nước họ quy định như nào về hình thức đầu tư để chọn ra hình thức đầu tư phù hợp vì pháp luật hai nước có sự khác biệt nên cần tìm hiểu để tránh bị xung đột pháp luật và thủ tục gây ra khó khăn cho nhà đầu tư.

Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc là gì ?


1. Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện.

Với điều kiện này thì nhà đầu tư lưu ý  một điều rất quan trọng trước khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc là phải xem ngành nghề của mình là ngành gì ? Và ngành của mình có phải là ngành bị cấm đầu tư không ? Hay là ngành nghề có điều kiện gì không ? Nếu có điều kiện thì phải xem điều kiện đó là những điều kiện gì và có khả năng đáp ứng điều kiện đó hay không ?

a, Những Ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài

- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.

- Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

b. Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện

- Ngân hàng;

- Bảo hiểm;

- Chứng khoán;

- Báo chí, phát thanh, truyền hình;

- Kinh doanh bất động sản.

2. Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép; 

Bản chất của điều kiện này là nhằm xác minh nhà đầu tư có khả năng về ngoại tệ để đầu tư hoặc nếu không có thì cũng cần làm việc với bên ngân hàng để ngân hàng xác nhận sẽ đảm bảo cho nhà đầu tư có đủ ngoại tệ để đầu tư trong trường hợp nhà đầu tư cầ chuyển tiền ra nước ngoài. Việc này phải thực hiện trước khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc.

3. Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định; 

- Việc nhà đầu tư quyết định đầu tư như nào sẽ phải thể hiện rõ ràng thông qua quyết định đầu tư và quyết định này nhắm xác định rõ nội dung đầu tư về mục tiêu đầu tư, hình thức đầu tư, dự án đầu tư, địa điểm đầu tư; 

- Quyết định đầu tư này phải được thể hiện thành văn bản có xác nhận của nhà đầu tư và nhà đầu tư phải xác nhận về nội dung trong quyết định đầu tư này.

4. Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Quy trình thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc như nào ?


Bước I/ Thực hiện thủ tục xin chấp thuận đầu tư sang Trung Quốc ( Nếu thuộc trường hợp phải xin) 

Các trường hợp phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận đầu tư ra nước ngoài gồm có:

1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

2. Trừ các dự án đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

3. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

Bước II/ Thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc

1. Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài gồm có:

a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;

d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định;

đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

2. Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định , Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

Bước III/ Mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài và đăng ký giao dịch ngoại hối

- Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư quy định tại mục 1 theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

- Sau khi thực hiện mở tài khoản vốn, nhà đầu tư cần thực hiện đăng ký giao dịch ngoại hối là thủ tục quan trọng trong hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư. Đăng ký giao dịch ngoại hối được hiểu là việc nhà đầu tư thực hiện đăng ký với Ngân hàng Nhà nước các thông tin về nhà đầu tư, vốn đầu tư, tài khoản vốn đầu tư mở tại tổ chức tín dụng được phép để thực hiện hoạt động đầu tư tại nước ngoài và tiến độ chuyển vốn đầu tư bằng tiền ra nước ngoài. Từ 13/8/2016, hoạt động đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài được thực hiện theo quy định tại Thông tư 12/2016/TT-NHNN.

Bước IV/ Chuyển vốn đầu tư sang Trung Quốc

- Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

+ Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

+ Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật  đầu tư.

- Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

Bước V/ Sử dụng lợi nhuận phát sinh từ dự án ở Trung Quốc

- Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:

+ Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;

+ Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;

+ Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.

- Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b mục 1 Điều này; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định đối với trường hợp quy định tại điểm c mục 1 ở trên.

Bước VI/ Chuyển lợi nhuận về Việt Nam

Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận theo quy định , trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

- Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại mục 1 Điều này.

- Trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Sau khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc xong có cần báo cáo hoạt động không ?


1. Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, nhà đầu tư được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư để thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định.

2. Nhà đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo về tình hình hoạt động của dự án đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 73 của Luật Đầu tư; đồng thời quản lý tài khoản của mình và cập nhật thông tin đầy đủ, đúng hạn và chính xác vào Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

3. Trường hợp có sự khác nhau giữa thông tin báo cáo trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư và thông tin trong báo cáo bằng bản giấy thì căn cứ theo thông tin trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

4. Các biện pháp xử lý đối với trường hợp nhà đầu tư không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định:

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản nhắc nhở nếu vi phạm lần đầu;

b) Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư;

c) Công khai các vi phạm trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư, Cổng thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các phương tiện thông tin đại chúng khác.

Vướng mắc thường gặp khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc ?


Câu hỏi: Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc sẽ xin ở Việt Nam hay xin ở bên Trung Quốc ?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục đầu tư sang Trung Quốc thì ngoài việc xin giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam thì còn phải thực hiện theo quy định của nước bạn Trung Quốc nên nhà đầu tư cần nghiên cứu quy định về pháp luật Trung Quốc để đưa ra phương án phù hợp trong từng trường hợp cụ thể của nhà đầu tư.

Câu hỏi: Cá nhân hay công ty có thể thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc ?

Trả lời: Theo quy định thì chủ thể đầu tư sang Trung Quốc có thể là nhà đầu tư cá nhân hay công ty đều được. Nếu là cá nhân đầu tư cần cung cấp giấy tờ  Căn cước công dân  hoặc hộ chiếu của nhà đầu tư đó còn nếu là công ty cần cung cấp đăng ký doanh nghiệp.

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc chúng tôi có cần chứng minh năng lực tài chính công ty không ?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc thì nhà đầu tư phải chứng minh được năng lực tài chính của mình để cơ quan nhà nước xác định được rằng nhà đầu tư có đủ điều kiện và thông tin kê khai là đúng sự thật vì trong quy trình thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc phải qua khâu thẩm duyệt hồ sơ đồng thời việc chuyển tiền ra nước ngoài cũng phải qua các khâu thẩm duyệt và làm việc với ngân hàng và thông tin phải là chính xác và có căn cứ. 

Câu hỏi: Sau khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc đã chuyển được tiền ra nước ngoài chưa ?

Trả lời: Sau khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc thì nhà đầu tư cũng chưa chuyển tiền luôn được mà phải mở tài khoản vốn và đăng ký giao dịch ngoại hối thì mới có thể chuyển tiền đi được.

Dịch vụ thực hiện thủ tục đầu tư sang Trung Quốc


- Tư vấn các nội dung liện quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc;

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc;

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc;

- Nhận và bàn giao kết quả sau khi thực hiện xong thủ tục đầu tư sang Trung Quốc;

- Tư vấn và thực hiện các thủ tục sau khi xin xong giấy chứng nhận đầu tư sang Trung Quốc.

Thông tin liên lạc với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược