Theo thông tin từ trang https://mof.gov.vn/ của Bộ Tài chính có cung cấp thông tin: " Trong những năm qua, Singapore luôn nằm trong nhóm 10 quốc gia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hàng đầu thế giới. Năm 2016, Singapore đã tăng 2 bậc từ vị trí thứ bảy lên vị trí thứ năm về thu hút FDI, tiếp tục đứng trong nhóm 5 địa điểm thu hút FDI hàng đầu trên thế giới, sau Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc và Hồng Kông.
Để đạt được con số ấn tượng trên, Singapore đã tận dụng tốt những lợi thế sẵn có như vị trí địa lý thuận lợi khi nằm ở trung tâm tuyến thương mại và vận tải biển chính của thế giới tạo đà cho việc phát triển kinh tế vận tải biển, kéo theo đó là lĩnh vực tài chính, tín dụng. Tuy nhiên, những nỗ lực cải cách liên tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cải thiện môi trường đầu tư ở Singapore mới là động lực mạnh mẽ để thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài đến hoạt động kinh doanh tại quốc gia này.
Hệ thống luật pháp của Singapore hoạt động hiệu quả cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tăng sức hấp dẫn đối với dòng vốn FDI, cơ sở pháp lý liên tục được cập nhật và đổi mới để phù hợp với môi trường văn hóa, kinh tế và thương mại hiện hành. Singapore thừa hưởng hệ thống pháp luật từ Anh và phát triển thành bản sắc riêng, hệ thống luật pháp của Singapore đến nay được đánh giá cao nhờ tính hiệu quả và nhất quán. Hệ thống luật thương mại của Singapore được đánh giá công bằng, giúp quốc gia này ngày càng được lựa chọn là nơi giải quyết tranh chấp, đặc biệt là hòa giải và trọng tài ở khu vực Đông Nam Á. Khuôn khổ pháp lý của Singapore đã tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư nước ngoài khi không giới hạn sở hữu nước ngoài và không kiểm soát ngoại hối" .
Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore là gì ?
Thủ tụ đầu tư ra nước ngoài được quy định rõ trong luật Đầu tư với nội dung: : " Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó" . Trong khái niệm trên thì có khái niệm về nhà đầu tư. Vậy nhà đầu tư là gì ? Nhà đầu tư ở đây là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ---> Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài được hiểu là trình tự, hồ sơ thực hiện xin giấy chứng nhận đầu tư để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì nhà đầu tư mới được phép thực hiện các hoạt động để ra nước ngoài đầu tư.
Đầu tư sang Singapore nhưng không xin giấy chứng nhận đầu tư có được không ?
- Theo quy định tại Điều 52 của Luật đầu tư 2020 thì: " Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài" . Mà trong luật đầu tư có quy định rất rõ khi thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài là cần phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư.
- Thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức xử phạt: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng căn cứ vào mức độ vi phạm và hành vi vi phạm
Có các hình thức đầu tư nào khi đầu tư sang Singapore ?
- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;
- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;
- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;
- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Những ngành nghề nào được phép đầu tư sang Singapore?
- Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, Trước tiên nhà đầu tư phải lưu ý là không được phép đầu tư ra nước ngoài những ngành nghề đã bị cấm đầu tư ra nước ngoài. Đây thường là những ngành nghề có tính nguy hiểm hoặc vì lý do đặc thù nên nhà đầu tư không được phép thực hiện đầu tư ra nước ngoài. Vậy những ngành nghề cấm đầu tư ra nước ngoài này được quy định ở đâu. Những ngành nghề này được quy định trong các văn bản:
+ Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật đầu tư và các điều ước quốc tế có liên quan.
+ Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.
+ Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
- Bên cạnh đó thì nhà đầu tư cũng cần lưu lý là khi thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài cần phải đáp ứng các điều kiện đối với những ngành nghề có điều kiện. Những ngành nghề đầu tư có điều kiện gồm có: Ngân hàng; Bảo hiểm; Chứng khoán; Báo chí, phát thanh, truyền hình; Kinh doanh bất động sản.
--> Chú ý: khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore, các nhà đầu tư cần nghiên cứu và chú ý về ngành nghề không chỉ nghiên cứu ngành nghề đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam mà còn cần nghiên cứu cả về ngành nghề đầu tư của bên nước bạn Singapore. Có những ngành nghề có khi pháp luật Việt Nam không cấm đầu tư nhưng pháp luật Singapore lại cấm đầu tư hoặc là ngành có điều kiện và ngược lại.
Những tài sản được dùng để thực hiện thủ tục đầu tư sang Singapore ?
1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.
2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.
3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.
4. Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:
- Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
- Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm.
- Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.
- Các tài sản hợp pháp khác
Điều kiện khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore ?
Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:
- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định của Luật đầu tư;
- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định của Luật đầu tư và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định;
- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép;
- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;
- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.
Quy trình và hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore như nào ?
Bước I: Thực hiện thủ tục xin chấp thuận đầu tư sang Singapore ( Nếu thuộc đối tượng )
1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
2. Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:
a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;
b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.
3. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.
Bước II: Thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore
1. Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore gồm có
a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;
b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;
d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định;
đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).
2. Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định , Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Chính phủ quy định chi tiết trình tự, thủ tục thực hiện thẩm định dự án đầu tư ra nước ngoài; cấp, điều chỉnh, chấm dứt hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Sau khi xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore cần phải làm những gì để triển khai dự án ?
1. Mở tài khoản vốn đầu tư sang Singapore
Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư quy định tại mục 1 theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
2. Chuyển vốn đầu tư sang Singapore
- Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
+ Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
+ Có tài khoản vốn theo quy định tại Điều 65 của Luật này.
- Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.
3. Sử dụng lợi nhuận ở Singapore
- Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:
+ Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;
+ Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;
+ Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.
- Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định đối với các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b mục 1 Điều này; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định đối với trường hợp quy định tại điểm c mục 1 ở trên.
4. Chuyển lợi nhuận về Việt Nam
- Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận theo quy định , trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.
- Trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại mục 1 Điều này.
- Trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Câu hỏi: Sau khi thực hiện xong thủ tục đầu tư ra nước ngoài và được cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore rồi thì nhà đầu tư có được phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư không?
Trả lời: Sau khi thực hiện xong thủ tục đầu tư ra nước ngoài và được cấp giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore rồi thì nhà đầu tư hoàn toàn vẫn có thể thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đầu tư nếu có thay đổi một trong các nội dung sau đây:
a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;
b) Thay đổi hình thức đầu tư;
c) Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;
d) Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;
đ) Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;
e) Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật này.
Câu hỏi: Sau khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore rồi, nhà đầu tư phải làm thế nào để chuyển vốn ra nước ngoài ?
Trả lời: Sau khi thực hiện xong thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài thì để chuyển vốn ra nước ngoài thì nhà đầu tư cần phải thực hiện mở tài khoản vốn tại tổ chức tín dụng ( Ngân hàng) tại Việt Nam và làm việc với ngân hàng để có thể làm thủ tục chuyển vốn ra nước ngoài.
Câu hỏi: Sau khi thự hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore, nhà đầu tư có phải làm gì bên Singapore nữa không để dự án đi vào hoạt động ?
Trả lời: Sau khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Singapore, nhà đầu tư phải làm thủ tục theo quy định pháp lý của bên Singapore.
Câu hỏi: Tôi muốn đầu tư sang Singapore nhưng tôi không rõ là tôi có thể lập mới công ty được không hay phải góp vốn vào một công ty đã có sẵn rồi ?
Trả lời: Khi thực hiện thủ tục đầu tư sang Singapore, nhà đầu tư có nhiều lựa chọn trong hình thức đầu tư như đã nêu ở trên, trong đó nhà đầu tư có thể thực hiện thành lập công ty mới hoặc cung có thể góp vốn vào công ty đã có sẵn.
Câu hỏi: Tôi là là nhà đầu tư cá nhân, vậy tôi có thể thực hiện thủ tục đầu tư sang Singapore được không ?
Trả lời: Luật đầu tư nước ta không hạn chế hay không cấm việc đầu tư ra nước ngoài phải là doanh nghiệp hay cá nhân nên việc bạn là là nhà đầu tư cá nhân đi đầu tư thì hoàn toàn ở đầu Việt Nam không cấm và hạn chế chủ thể nhưng các bạn cũng nên tìm hiểu thêm pháp luật bên Sìnapore để xem pháp luật nước họ quy định như nào.
Dịch vụ thực hiện thủ tục đầu tư sang Singapore
- Tư vấn khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Singapore;
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Singapore;
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Singapore;
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Singapore;
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Singapore;
Trên đây là tư vấn của Luật P&P, quý công ty có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.