Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản

Theo thông tin  trên trang https://mof.gov.vn/  vào ngày 08 tháng 7 năm 2016 có đưa tin: " Doanh nghiệp Việt Nam đầu tư hơn 1.000 dự án ra nước ngoài với số vốn đăng ký khoảng 9 tỷ USD; trong đó, vốn giải ngân gần 5 tỷ USD. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu là nông nghiệp, viễn thông, công nghệ thông tin. Riêng Nhật Bản, doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư gần 40 dự án với số vốn khoảng 7 triệu USD, xếp thứ 45 trên tổng số 68 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có dự án đầu tư. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu đầu tư sang Nhật Bản vào lĩnh vực công nghệ thông tin. Lĩnh vực này Việt Nam có thế mạnh và Nhật Bản đang có nhu cầu rất lớn. Vốn đầu tư cho công nghệ thông tin ít; mang lại hiệu quả, giá trị gia tăng cao. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp và kỹ sư tiếp cận, học hỏi công nghệ, kỹ thuật hiện đại của Nhật Bản" . Hiện nay,  Hai nước Việt Nam và Nhật Bản đang có quan hệ tốt đẹp là điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư Việt Nam có thể tăng cường đầu tư  bên Nhật Bản. Vậy thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản cần những điều kiện gì và hồ sơ như nào ? 

 

Tổ chức hay cá nhân được phép đầu tư  sang Nhật Bản ?


Để trả lời cho câu hỏi là tổ chức hay cá nhân được phép đầu tư sang Nhật Bản thì có thể tìm những quy định của Luật Đầu tư để từ đó có thể đưa ra kết luận cho nội dung này như sau:

- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, sử dụng lợi nhuận thu được từ nguồn vốn đầu tư này để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ở nước ngoài.

Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

--> Cả tổ chức và cá nhân đều được phép ( Có quyền ) thực hiện đầu tư sang Nhật Bẩn.

Khi thực hiện thủ tục đầu tư sang Nhật Bản có thể lựa chọn những hình thức đầu tư nào ?


 Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài theo các hình thức sau đây:

a) Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

b) Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

c) Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

d) Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

đ) Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Điều kiện để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản ?


- Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định tại Điều 51 của Luật đầu tư;

- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định tại Điều 53 của Luật đầu tư và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật đầu tư;

- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài cửa tổ chức tín dụng được phép;

- Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định tại Điều 59 của Luật đầu tư

- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản được phép hoạt động ngành nào ?


1. Ngành nghề cấm đầu tư:

- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Điều 6 của Luật này và các điều ước quốc tế có liên quan.

+  Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật này;

+ Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật này;

+ Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật này;

+ Kinh doanh mại dâm;

+ Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

+ Kinh doanh pháo nổ;

+ Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

+ Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương.

+ Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

2. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện:

- Ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện bao gồm:

+ Ngân hàng;

+ Bảo hiểm;

+ Chứng khoán;

+  Báo chí, phát thanh, truyền hình;

+ Kinh doanh bất động sản.
- Điều kiện đầu tư ra nước ngoài trong ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Hồ sơ khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản gồm những gì ?


a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài; 

d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng ;

đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật đầu tư, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

Sau khi thực hiện xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản cần phải làm gì ?


1. Mở tài khoản vốn đầu sang Nhật Bản

Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư sang Nhật Bản tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động sang Nhật Bản phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư

2. Chuyển vốn đầu tư sang Nhật Bản

- Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư sang Nhật Bản để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.

+ Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

+ Có tài khoản vốn theo quy định.

- Việc chuyển vốn đầu tư sang Nhật Bản phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

3. Sử dụng lợi nhuận ở Nhật Bản 

- Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở Nhật Bản  để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:

+ Tiếp tục góp vốn đầu tư ở Nhật Bản trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;

+ Tăng vốn đầu tư sang Nhật Bản ;

+ Thực hiện dự án đầu tư mới ở Nhật Bản.

- Nhà đầu tư thực hiện thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Nhật Bản  theo quy định đối với trường hợp “tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký và tăng vốn sang Nhật Bản ”; thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài theo quy định đối với trường hợp “Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.”

4. Chuyển lợi nhuận về nước

- Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận theo quy định , trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam.

- Trong thời hạn quy định nêu trên mà không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định nêu trên.

- Trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Vướng mắc thường gặp khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản ?


Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản có quy định phải đăng ký vốn tối thiểu bao nhiêu không ?

Trả lời: Luật Việt Nam không quy định mức vốn tối thiểu khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài nên đăng ký mức vốn này sẽ do doanh nghiệp tự quyết định nhưng để đưa ra số vốn đầu tư hợp lý thì doanh nghiệp cũng cần xem pháp luật bên Nhật Bản có quy định đặc thù gì không về số vốn với ngành nghề kinh doanh đầu tư và cũng tránh để số vốn quá thấp sẽ không đảm bảo năng lực cho nhà đầu tư.

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản xong rồi có phải làm bước gì bên Nhật Bản không?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục xong thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản thì nhà đầu tư cũng cần lưu ý thêm rằng phải làm thủ tục  phù hợp với quy định pháp luật bên Nhật Bản. Tức việc xin giấy chứng nhận đầu tư ở Việt Nam được hiểu là điều kiện cần trong thủ tục đầu tư sang Nhật Bản còn ngoài ra nhà đầu tư cũng phải tuân thủ quy định của nước Nhật Bản về việc xin một dự án đầu tư cũng như thực hiện dự án đầu tư đó.

Câu hỏi: Tôi là nhà đầu tư nhưng không có ngoại tệ để thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài thì tôi phải làm như nào ?

Trả lời: Nếu nhà đầu tư không có ngoại tệ thì nhà đầu tư phải thực hiện làm việc với ngân hàng để được ngân hàng hỗ trợ bán ngoại tệ và cam kết thu xếp ngoại tệ từ ngân hàng. 

Câu hỏi: Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài sẽ gồm có các nội dung gì?

Trả lời: Theo quy định, Nội dung của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài được quy định như sau: Mã số dự án đầu tư; Nhà đầu tư; Tên dự án đầu tư, tên tổ chức kinh tế ở nước ngoài (nếu có); Mục tiêu, địa điểm đầu tư; Hình thức đầu tư, vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư, tiến độ thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài; Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư; Ưu đãi và hỗ trợ đầu tư (nếu có).

Dịch vụ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản


- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản;

- Tiếp nhận thông tin để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đăng ký đầu tư sang Nhật Bản;

- Nhận tài liệu từ quý khách để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản;

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản;

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản;

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách hàng sau khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nhật Bản;

- Thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch ngoại hối để chuyển tiền sang Nhật Bản


Trên đây là tư vấn của Luật P&P, quý công ty có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Đối tác chiến lược