Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga

Theo https://vi.wikipedia.org/: " Kinh tế Nga là một nền kinh tế thị trường đang phát triển, lớn thứ 11 theo GDP danh nghĩa hoặc đứng thứ 6 toàn cầu theo sức mua tương đương năm 2020. Cũng trong năm 2020, GDP danh nghĩa theo thống kê của IMF đạt 1,464 nghìn tỷ USD, xếp hạng 11 thế giới sau Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Ấn Độ, Pháp, Ý, Canada và Hàn Quốc. GDP theo sức mua (PPP) đạt 4,021 nghìn tỷ USD, đứng hạng 6 thế giới sau Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật và Đức. Cũng theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của người Nga tính theo danh nghĩa năm 2020 là 9,972 USD/người, còn tính theo sức mua tương đương là 27,394 USD/người, lần lượt xếp hạng 61 và 50 trên thế giới" . Mối quan hệ giữa hai nước luôn có sự phát triển cả về kinh tế lẫn chính trị nên đây là yẻu tố thúc đẩy quan hệ phát triển giữa hai nước nói chung và môi trường đầu tư nói riêng. Vậy để nhà đầu tư sang Nga thì cần cần những điều kiện và thủ tục gì ?

Có bắt buộc phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga có được không ?


- Theo quy định tại Điều 52 của Luật đầu tư 2020 thì: " Nhà đầu tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư (sau đây gọi là nước tiếp nhận đầu tư) và điều ước quốc tế có liên quan; tự chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động đầu tư ở nước ngoài" . Mà trong luật đầu tư có quy định rất rõ khi thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài là cần phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư

- Thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài  khi chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính với mức xử phạt: phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng căn cứ vào mức độ vi phạm và hành vi vi phạm

Có các hình thức đầu tư nào khi đầu tư sang  ?


- Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư;

- Đầu tư theo hình thức hợp đồng ở nước ngoài;

- Góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế ở nước ngoài để tham gia quản lý tổ chức kinh tế đó;

- Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài;

- Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

Những ngành nghề nào được phép đầu tư sang ?


I/ Những ngành nghề cấm đầu tư:

- Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh quy định tại Luật đầu tư và các điều ước quốc tế có liên quan;

Ngành, nghề có công nghệ, sản phẩm thuộc đối tượng cấm xuất khẩu theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương;

Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.

II/ Ngành nghề có điều kiện:

- Ngân hàng;

- Bảo hiểm;

- Chứng khoán;

- Báo chí, phát thanh, truyền hình;

- Kinh doanh bất động sản.

Chú ý: khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga, các nhà đầu tư cần nghiên cứu và chú ý về ngành nghề không chỉ nghiên cứu ngành nghề đầu tư theo quy định pháp luật Việt Nam mà còn cần nghiên cứu cả về ngành nghề đầu tư của bên nước bạn Nga. Có những ngành nghề có khi pháp luật Việt Nam không cấm đầu tư nhưng pháp luật Nga lại cấm đầu tư hoặc là ngành có điều kiện và ngược lại. 

Những tài sản được dùng để thực hiện thủ tục đầu tư sang ?


1. Nhà đầu tư chịu trách nhiệm góp vốn và huy động các nguồn vốn để thực hiện hoạt động đầu tư ở nước ngoài.

2. Việc vay vốn bằng ngoại tệ, chuyển vốn đầu tư bằng ngoại tệ phải tuân thủ điều kiện và thủ tục theo quy định của pháp luật về ngân hàng, các tổ chức tín dụng, quản lý ngoại hối.

3. Căn cứ mục tiêu chính sách tiền tệ, chính sách quản lý ngoại hối trong từng thời kỳ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam cho nhà đầu tư vay vốn bằng ngoại tệ theo quy định để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài.

4. Vốn đầu tư ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:

- Ngoại tệ trên tài khoản tại tổ chức tín dụng được phép hoặc mua tại tổ chức tín dụng được phép hoặc ngoại hối từ nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Đồng Việt Nam phù hợp với pháp luật về quản lý ngoại hối của Việt Nam.

- Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hóa thành phẩm, hàng hóa bán thành phẩm.

- Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ, dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ, thương hiệu.

- Các tài sản hợp pháp khác

Điều kiện khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga ?


Hoạt động đầu tư ra nước ngoài phù hợp với nguyên tắc quy định của Luật đầu tư; 

- Không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư ra nước ngoài quy định  của Luật đầu tư và đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện quy định;

- Nhà đầu tư có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc có cam kết thu xếp ngoại tệ để thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng được phép; 

Có quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;

- Có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 03 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự án đầu tư.

Quy trình và hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang  như nào ?


Bước I: Thực hiện thủ tục xin chấp thuận đầu tư sang Nga ( Nếu thuộc đối tượng )

1. Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 20.000 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư có yêu cầu áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.

2. Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài đối với các dự án đầu tư sau đây:

a) Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 400 tỷ đồng trở lên;

b) Dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này có vốn đầu tư ra nước ngoài từ 800 tỷ đồng trở lên.

3. Các dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải chấp thuận chủ trương đầu tư ra nước ngoài.

Bước II: Thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang 

1. Hồ sơ thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang  gồm có

a) Văn bản đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

b) Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

c) Quyết định đầu tư ra nước ngoài theo quy định;

d) Văn bản cam kết tự cân đối nguồn ngoại tệ hoặc văn bản cam kết thu xếp ngoại tệ cho nhà đầu tư của tổ chức tín dụng được phép theo quy định;

đ) Đối với dự án đầu tư ra nước ngoài trong các ngành, nghề có điều kiện, nhà đầu tư nộp văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc đáp ứng điều kiện đầu tư ra nước ngoài theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có).

2. Trường hợp khoản vốn bằng ngoại tệ chuyển ra nước ngoài tương đương 20 tỷ đồng trở lên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định , Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài; trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài thì phải thông báo cho nhà đầu tư bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Sau khi xin giấy chứng nhận đầu tư sang  cần phải làm những gì để triển khai dự án ?


1. Mở tài khoản vốn đầu tư sang Nga:

Nhà đầu tư mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài tại một tổ chức tín dụng được phép tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối. Mọi giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài về Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.

2. Chuyển vốn đầu tư sang Nga:

- Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động đầu tư khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

+ Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài;

+ Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;

+ Có tài khoản vốn theo quy định;

- Việc chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối, xuất khẩu, chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra nước ngoài để phục vụ cho hoạt động khảo sát, nghiên cứu, thăm dò thị trường và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác theo quy định của Chính phủ.

3. Sử dụng lợi nhuận ở 

Nhà đầu tư được giữ lại lợi nhuận thu từ đầu tư ở nước ngoài để tái đầu tư trong trường hợp sau đây:

+ Tiếp tục góp vốn đầu tư ở nước ngoài trong trường hợp chưa góp đủ vốn theo đăng ký;

+ Tăng vốn đầu tư ra nước ngoài;

+ Thực hiện dự án đầu tư mới ở nước ngoài.

4. Chuyển lợi nhuận về Việt Nam

Trừ trường hợp giữ lại lợi nhuận theo quy định , trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày có báo cáo quyết toán thuế hoặc văn bản có giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận thu được và các khoản thu nhập khác từ đầu tư ở nước ngoài về Việt Nam;

- Trong thời hạn quy định trên mà không chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập khác về Việt Nam thì nhà đầu tư phải thông báo trước bằng văn bản cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn chuyển lợi nhuận về nước được kéo dài không quá 12 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định;

- Trường hợp quá thời hạn quy định mà chưa chuyển lợi nhuận về nước và không thông báo hoặc trường hợp quá thời hạn được kéo dài quy định mà nhà đầu tư chưa chuyển lợi nhuận về nước thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Vướng mắc thường gặp khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga ?

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga, Cá nhân tôi có được đầu tư không hay phải thông qua công ty ?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga, Cá nhân hay tổ chức đều được phép thực hiện đầu tư sang Nga nhưng lưu ý là giấy tờ  của cá nhân và tổ chức khi thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài là khác nhau nên nhà đầu tư cần lưu ý điểu này.

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga, pháp luật quy định số vốn tối thiểu bao nhiêu ?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga, các ngành bình thường ( Tức không có điều kiện) thì pháp luật không quy định phải đăng ký số vốn bao nhiêu tiền nên nhà đầu tư cân đối tài chính phù hợp để thực hiện đầu tư nhưng cũng cần phải nghiên cứu và quan tâm tới quy định pháp luật của Nga.

Câu hỏi: Để dự án đi vào hoạt động được, Tôi phải thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga trước hay phải làm thủ tục bên Nga trước ?

Trả lời: Để dự án đi vào hoạt động được thì việc thủ tục nào làm trước làm sau phụ thuộc vào từng giai đoạn và công việc. Có những công việc khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam phải có giấy tờ bên Nga chứng minh. Ví dụ: Nếu nhà đầu tư góp vốn, mua cổ phần vào 1 công ty đã thành lập rồi thì nhà đầu tư phải cung cấp giấy tờ pháp lý của công ty đó ở nước ngoài. Nhưng về căn bản để dự án đi vào hoạt động thì theo  nguyên tắc chung là sẽ phải xin giấy chứng nhận đầu tư ở Việt Nam trước sau đó mới thực hiện thủ tục bên nước ngoài để hoàn thiện thủ tục đưa dự án đi vào hoạt động.

Câu hỏi: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga, sau có nội dung thay đổi về dự án bên Nga thì có cần phải thông báo lại cho cơ quan nhà nước ở Việt Nam không ?

Trả lời: Khi thực hiện thủ tục xin giấy chứng nhận đầu tư sang Nga, khi có nội dung thay đổi về dự án thì phải thực hiện thủ tục thông báo cho Bộ Kế  hoạch- Đầu tư  thông qua việc điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hoặc cập nhật thông tin nếu không thuộc trường hợp phải điều chỉnh. Những trường hợp thuộc đối tượng phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là:

a) Thay đổi nhà đầu tư Việt Nam;

b) Thay đổi hình thức đầu tư;

c) Thay đổi vốn đầu tư ra nước ngoài; nguồn vốn đầu tư, hình thức vốn đầu tư;

d) Thay đổi địa điểm thực hiện hoạt động đầu tư đối với các dự án đầu tư yêu cầu phải có địa điểm đầu tư;

đ) Thay đổi mục tiêu chính của hoạt động đầu tư ở nước ngoài;

e) Sử dụng lợi nhuận đầu tư ở nước ngoài theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 67 của Luật này.

Dịch vụ thực hiện thủ tục đầu tư sang Nga


- Tư vấn khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Nga; 

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Nga;

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Nga;

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Nga;

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục xin giấy chứng đầu tư sang Nga;

Trên đây là tư vấn của Luật P&P, quý công ty có thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến công ty để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết.

Đối tác chiến lược