Bột mì là một trong những sản phẩm phải thực hiện thủ tục tự công bố trước khi đưa ra thị trường. Có rất nhiều khách hàng thắc mắc về thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì được tiến hành như thế nào?
Để khách hàng nắm bắt được thủ tục trên, bài viết sau đây Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục tự công cố sản phẩm bột mì
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT
- QCNV 8-1:2011/BYT
- QCNV 8-2:2011/BYT
Bột mì là gì? Tự công bố là gì?
- Bột mì hay Bột lúa mì là một loại bột được sản xuất từ việc xay lúa mì và được sử dụng làm nguyên liệu chủ yếu trong quy trình sản xuất bánh mì. Bột mì được sản xuất nhiều hơn so với các loại bột khác. Người ta sản xuất bột mì bằng cách xay nghiền hạt lúa mì hoặc các loại ngũ cốc khác. Trong quá trình này vỏ cám và phôi được tách ra và phần còn lại của hạt lúa mì (nội nhũ) được nghiền nhỏ tới độ mịn thích hợp (ra thành phẩm là bột mì)
- Tự công bố sản phẩm chính là việc doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đăng ký các sản phẩm hàng hóa nằm trong hoạt động kinh doanh của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trình tự thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì
- Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm bột mì. Trước khi tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì thì khách hàng cần thực hiện kiểm nghiêm sản phẩm bột mì theo quy định tại Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT
- Bước 2: Tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì. Việc tiến hành tự công bố sản phẩm bột mì được quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm bột mì
Vì sao phải kiểm nghiệm sản phẩm bột mì?
- Kiểm nghiệm bột mì là bước bắt buộc để thực hiện thủ tục tự công bố theo quy đinh của pháp luật. Ngoài ra, để duy trì hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cũng cần phải tiến hành kiểm nghiệm bột mì định kỳ 06 tháng/ lần để kiểm soát chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong suốt quá trình hoạt động
- Mặt khác, kiểm nghiệm bột mì cũng là một cách để Nhà nước quản lý nguồn nguyên liệu thực phẩm trên thị trường và giúp người tiêu dùng yên tâm hơn trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng của mình. Được người tiêu dùng tin tưởng hơn đối với sản phẩm bột mì, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường
Sản phẩm bột mì sẽ kiểm nghiệm các tiêu chí nào?
- Giới hạn vi sinh vật: TSVSVHK; Coliforms; E.coli; S.aureus; Cl. Perfringens; B.cereus; TSBTNM-M
- Kiểm nghiệm chỉ tiêu về kinh loại: Hàm lượng Arsen (As); Hàm lượng Chì (Pb); Hàm lượng Cadmi (Cd)
- Giới hạn tối đa độc tố vi nấm: Aflatoxin B1; Aflatoxin tổng số; Ochratoxin A
Trình tự kiểm nghiệm sản phẩm bột mì
- Bước 1: Chuẩn bị sản phẩm để kiểm nghiệm
- Bước 2: Gửi sản phẩm đến trung tâm kiểm nghiệm
- Bước 3: Nhận kết quả kiểm nghiệm đối với sản phẩm bột mì
Bước 2: Tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì
Sản phẩm bột mì không phải thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm
- Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện đăng ký công bố sản phẩm theo quy định điều 6 Nghị định 15/2018 thì không cần tự công bố sản phẩm
Hồ sơ thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành (bản chính hoặc bản sao chứng thực)
- Nhãn chính sản phẩm
- Bảng thông tin chi tiết về sản phẩm
Quy trình thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì
- Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân tỉnh nơi đặt cơ sở sản xuất
- Thời gian có kết quả: 5-7 ngày
- Trình tự thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì
+ Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và nộp 01 (một) bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) chỉ định;
+ Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
+ Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận bản tự công bố của tổ chức, cá nhân để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận
Lưu ý khi thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo
Có hai cơ sở cùng sản xuất bột mì thì nộp hồ sơ ở đâu?
- Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 (hai) cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó.
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố
Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì
Khách hàng hỏi: Công ty tôi tiến hành nhập khẩu sản phẩm bột mì đóng trong túi 20kg, khi công ty cung cấp sản phẩm để đi kiểm nghiệm thì có phải lấy ra một ít sản phẩm để đi kiểm nghiêm được không?
Luât P&P trả lời: Công ty ban có thể cung cấp một lượng ít sản phẩm, nhưng chú ý khi lấy sản phẩm cần lưu ý không để các yêu tố bên ngoài môi trường tác động đến chất lượng sản phẩm. Và dụng cụ chứa sản phẩm cũng đảm bảo vệ sinh để không ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
Khách hàng hỏi: Khi sản phẩm bột mì của công ty chúng tôi có thay đổi về tên sản phẩm có phải thực hiện lai thủ tục tự công bố sản phẩm không?
Luật P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP “Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm”
Như vậy trong trường hợp này công ty phải tự công bố lại sản phẩm bột mì vì sản phẩm bôt mì của công ty thay đổi về tên
Khách hàng hỏi: Tôi đang muốn tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì của công ty. Công ty cho tôi hỏi thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì được tiến hành như thế nào?
Luật P&P trả lời: Việc tiến hành thủ tục tự công bố sản phẩm bột mí sẽ được tiến hành như sau
Bước 1: Tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm bột mì của công ty tại trung tâm kiểm nghiệm uy tín
Bước 2: Thực hiện thủ tục tự công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khách hàng cần cung cấp
- Thông tin về sản phẩm bột mì và công ty
- Nhãn chính của sản phẩm
- Thông tin chi tiết về sản phẩm
- Mẫu sản phẩm bột mì để tiến hành kiểm nghiệm
Công việc của chúng tôi
- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục tự công bố sản phẩm bột mì
- Tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm bột mì
- Nhận tài liệu từ quý khách
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh
- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com