Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

Da giày là ngành nghề rất nổi hiện nay tại nước ta. Kéo theo đó là những thắc mắc của khách hàng về thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày. Pháp luật quy định như thế nào về thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày?

Để khách hàng nắm rõ được thủ tục trên, bài viết sau Luật tư vấn P&P cung cấp tới khách hàng thủ tục thành lâp công ty sản xuất da giày

Cơ sở pháp lý


- Luật doanh nghiệp 2014

- Luật môi trường 2014

- Nghị định 78/2015/NĐ-CP

- Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Vì sao nên tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày?


- Khi tiến hành thành lập công ty sản xuất da giày sẽ giúp thương hiệu, sản phẩm của được nhiều người biết đến. Bên cạnh đó, pháp luật sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công ty khi bị xâm phạm như: Sẽ được đăng ký và đảm bảo không có một đơn vị khác có thể đặt tên trùng hợp hoặc gây ra sự nhầm lần cho mọi người

- Tạo được khả năng huy động vốn cho công ty

- Thị trường da giày ngày càng đa dạng và phong phú nên việc thành lập công ty thì sản phẩm của bạn được sẽ tạo sự tin tưởng hơn cho khách hàng, tăng sực cạnh tranh  và có thể xuất hóa đơn cho khách hàng. Đây là điều mà tất cả các khách hàng đều mong muốn

- Khi công ty bạn muốn xuất khẩu mặt hàng da giày của công ty sản xuất ra thì việc thành lập công ty là bắt buộc

Trình tự thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày


- Bước 1: Tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuât da giày (xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh): Cá nhân, tổ chức thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty. Việc xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện theo Luật doanh nghiệp 2014 và Nghị định 78/2015/NĐ-CP

- Bước 2: Lập báo cáo tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường. Tùy vào công suất của công ty mà công ty sẽ Lập báo cáo tác động môi trường hay lập kế hoạch bảo vệ môi trường được quy định tai Luật môi trường 2014 và Nghị định 18/2015/NĐ-CP

Bước 1: Tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuât da giày (xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)


Ở bước này cá nhân, tổ chức sẽ tiến hành xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty. Các lưu ý và trình tự thực hiện được chúng tôi phân tịch kỹ ở dưới đây

Các lưu ý trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

Trước thực hiện xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty sản xuất da giày thì cần lưu ý như sau:

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Khi tiến hành thành lập công ty thì công ty phải lựa chọn một trong các loại hình doanh nghiệp mà pháp luật quy định. Theo quy định của luật doanh nghiệp 2014 thì có những loại hình sau đây

+ Doanh nghiệp tư nhân

+ Công ty TNHH một thành viên

+ Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

+ Công ty cổ phần

+ Công ty hợp danh

- Để nắm được những ưu nhược điểm của các loại hình doanh nghiệp này cho phù hợp với mục đích thành lập công ty của mình, Quý khách hàng nên tham khảo bài viết tại đây

- Khi khách hàng đang vướng mắc trong việc lựa chọn doanh nghiêp thì có thể trao đổi trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với quý khách

Tiến hành đặt tên khi thành lập công ty sản xuất da giày

Phát luật cho phép người thành lập công ty được tự do lựa chọn tên cho công ty của mình nhưng vẫn phải đúng theo các yêu cầu như sau:

- Tên công ty gồm hai thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng của doanh nghiệp

VD: Nếu thành lập công ty sản xuất da giày nên đặt tên công ty là Công ty + loại hình doanh nghiệp + tên riêng

- Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không được đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp khác đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc, trừ những doanh nghiệp đã giải thể hoặc đã có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên bố doanh nghiệp bị phá sản

- Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài không được trùng với tên viết bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp đã đăng ký. Tên viết tắt của doanh nghiệp không được trùng với tên viết tắt của doanh nghiệp đã đăng ký

Địa chỉ trụ sở chính của công ty sản xuất da giày

Trụ sở chính của công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có)

- Không đặt địa chỉ trụ sở công ty không đúng chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh như Căn hộ chung cư có mục đích để ở; Nhà tập thể có diện tích sử dụng chung; Trên diện tích đất đang quy hoạch hay đất không đúng mục đích sử dụng như đất rừng, đất nông nghiệp...

- Doanh nghiệp cần đăng ký đúng trụ sở công ty tại nơi mình có hoạt động thực tế, tránh trường hợp khi cơ quan thuế xuống trụ sở kiểm tra lại không có hoạt động thì sẽ bị lập biên bản

Vốn điều lệ khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

Khi thành lập công ty thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ để duy trì hoạt động của công ty. Đối với công ty chế biến thực phẩm thì pháp luật không yêu cầu mức vốn điều lệ tối thiểu của công ty, nên các thành viên của công ty có thể dựa vào năng lực tài chính của mình mà đăng ký vốn điều lệ cho phù hợp

- Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần

- Khi thực hiện thành lập công ty kinh doanh dịch vụ giải trí thì công ty bắt buộc phải có vốn điều lệ

Người đại diện theo pháp luật của công ty sản xuất da giày

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

- Thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh

- Công ty TNHH và công ty cổ phần: người đại diện có thể là Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị hoặc có thể thuê cá nhân khác làm đại diện theo pháp luật

Chú ý: Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của từng người đại diện theo pháp luật

Ngành nghề kinh doanh

Khi tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày thì cần phải đăng ký ngành nghề kinh doanh theo đúng mã ngành theo quy định của pháp luật

STT

Tên ngành nghề kinh doanh

Mã ngành nghề

1

Sản xuất giày, dép

1520

2

Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Sản xuất dây giày

1399

3

Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm

Chi tiết: Sản xuất dây giày bằng da

1512

Chú ý: Nếu khách hàng có thắc mắc về việc đăng ký ngành nghề thì có thể liên hệ trực tiếp với công ty để được chúng tôi tư vấn và giải đáp các thắc mắc

Hồ sơ thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

Các nhân, tổ chức tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ gồm các tài liệu sau:

- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

-  Điều lệ công ty

- Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:

+ Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân

+ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Danh sách thành viên (đối với công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên)

Quy trình tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

- Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Thời gian nhận kết quả: 03- 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ

- Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trên hệ thông thông tin điện tử về đăng ký doanh nghiệp

- Trình tự thực hiện: Khi thực hiện thành lập công ty sản xuất da giày được tiến hành lần lượt qua các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty sản xuất da giày

+ Bước 2: Nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi công ty dự định đặt trụ sở

- Trong thời gian 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

+ Bước 3: Nhận kết thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

+ Bước 4: Khắc con dấu tròn của doanh nghiệp

+ Bước 5: Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh 

Bước 2: Lập báo cáo tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường


Việc lập báo cáo tác động môi trường hay lập kế hoạch bảo vệ môi trường tùy thuộc vào số lượng giày mà công ty sản xuất trong vòng 1 năm

Lập báo cáo tác động môi trường

- Tiến hành đánh giá tác động môi trường nếu công suất cơ sở sản xuất > 1 triệu đôi/năm

- Việc lập báo cáo tác động môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường

- Xuất xứ của dự án, chủ dự án, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án; phương pháp đánh giá tác động môi trường

- Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và các hoạt động của dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường

- Đánh giá hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội nơi thực hiện dự án, vùng lân cận và thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án

- Đánh giá, dự báo các nguồn thải và tác động của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

- Đánh giá, dự báo, xác định biện pháp quản lý rủi ro của dự án đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

- Biện pháp xử lý chất thải

- Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường và sức khỏe cộng đồng

- Kết quả tham vấn

- Chương trình quản lý và giám sát môi trường.

- Dự toán kinh phí xây dựng công trình bảo vệ môi trường và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường

- Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Quy trình thực hiện

- Thẩm quyền:

+ Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án sau: Dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Dự án liên ngành, liên tỉnh thuộc đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 18 của Luật môi trường 2014 trừ dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh; Dự án do Chính phủ giao thẩm định.

+ Bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình nhưng không thuộc đối tượng của bộ tài nguyên và môi trường

+ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định, phê duyệt đầu tư của mình và các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh.

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án đầu tư trên địa bàn không đối với các trường hợp còn lại

- Thời gian nhận kết quả: 20-25 ngày

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Lập kế hoạch bảo vệ môi trường nếu công suất cơ sở sản xuất < 1 triệu đôi/ năm

- Việc lập kế hoạch bảo vệ môi trường phải thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị dự án

Nội dung của kế hoạch bảo vệ môi trường

- Địa điểm thực hiện

- Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng

- Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường

- Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường

- Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường

Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường

- Thẩm quyền:

+ Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau: Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên; Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý; Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

+ Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã

- Thời gian có kết quả: 10-15 ngày

Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày


Khách hàng hỏi: Hiện tại tôi đang muốn thành lập công ty sản xuất da giầy, công ty cho tôi hỏi thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày được tiến hành như thế nào?

Luật P&P trả lời: Để tiến hành thành lập công ty sản xuất da giày thì bạn thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Tiến hành thủ tục thành lập công ty sản xuât da giày (xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh)

- Bước 2: Lập báo cáo tác động môi trường hoặc lập kế hoạch bảo vệ môi trường

Khách hàng hỏi: Khi tôi muốn đưa sản phẩm da giày do công ty sản xuất ra thị trường thì có phải xin giấy phép gì không?

Luật P&P trả lời: Khi đưa sản phẩm da giày của công ty bạn sản xuất ra thị trường thì phải tiến hành công bố hợp quy đối với sản phẩm da giầy của công ty. Tùy vào từng loại da mà sẽ có một quy chuẩn riêng

- Nếu là da nhân tạo sẽ thực hiện đánh giá theo QCVN 01: 2017/BCT

- Nếu là da động vật thì tùy vào từng loại da sẽ có quy chuẩn áp dụng riêng, ví dụ như: tiêu chuẩn 10050:2013 cho da dê và tiêu chuẩn 10051:2013 cho sản phẩm da cừu

Khách hàng cần cung cấp


- Thông tin về công ty: tên, địa chỉ, vốn điều lệ, loại hình công ty

- Bản sao Giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo pháp luật và thành viên/cổ đông công ty

- Thông tin về trụ sở chính của công ty

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục thành lập công ty sản xuất da giày

- Nhận tài liệu từ quý khách.

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

- Làm dấu và thông báo mẫu dấu công ty

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược