Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện tại Hà Nam

Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trong điểm Bắc bộ, là cửa ngõ của thủ đô Hà Nội. Hà Nam nằm trên trục đường giao thông Bắc Nam thuận lợi cho việc giao lưu hợp tác với các tỉnh. Các điều kiện trên là cơ sở cho sự thành lập và phát triển của các doanh nghiệp. Bên cạnh các doanh nghiệp được thành lập mới vẫn có những doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Trong 7 tháng đầu năm 2020 Hà Nam có 196 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn. Để khắc phục tình trạng đó các doanh nghiệp thường lựa chọn tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện. Thế nhưng không phải ai cũng nắm rõ về thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện tại Hà Nam. Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Văn phòng đại diện là gì?


Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Văn phòng đại diện không thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp có quyền thành lập văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, có thể đặt một hoặc nhiều văn phòng đại diện tại một địa phương theo đơn vị địa giới hành chính.

Văn phòng đại diện không có tư cách pháp nhân

Chức năng của văn phòng đại diện: Tìm hiểu thị trường, xúc tiến hoạt động của doanh nghiệp, giữ vai trò liên lạc giữa doanh nghiệp với khách hàng.

Văn phòng đại diện tại Hà Nam là những văn phòng đại diện có trụ sở tại Hà Nam

Văn phòng đại diện phải nộp những loại thuế nào?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, tuy nhiên văn phòng đại diện sẽ không  phải nộp những loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Văn phòng đại diện sẽ phải nộp những loại thuế sau đây:

- Lệ phí môn bài: hiện nay theo quy định mức thu lệ phí môn bài đối với văn phòng đại diện là 1.000.000 đồng/ năm.

- Thuế thu nhập cá nhân đối với phần thu nhập của cá nhân từ tiền lương, tiền công

Thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện tại Hà Nam là gì?


Tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện là việc văn phòng đại diện dừng hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định. Thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện tại Hà Nam là việc doanh nghiệp thực hiện thông báo đến phòng quan đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Hà Nam về việc tạm dừng hoạt động của văn phòng đại diện tại đây trong một khoảng thời gian nhất định.

Tại sao phải thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện tại Hà Nam?


Trong quá trình hoạt động doanh nghiệp có thể mở các văn phòng đại diện để mở rộng hoạt động kinh doanh, khi doanh nghiệp hoạt động không thuận lợi, thua lỗ doanh nghiệp có thể đăng ký tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện để hạn chế bớt một phần khó khăn. Khi văn phòng đại diện tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở trong vòng 03 ngày làm việc trước khi tạm ngừng hoạt động. Nếu doanh nghiệp không thực hiện thông báo sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện.

Điều kiện thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện tại Hà Nam


Để có thể thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Phải có lý do tạm ngừng hoạt động phù hợp

- Hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật

- Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.

Hồ sơ tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện tại Hà Nam


Để thực hiện thủ tục tạm ngừng văn phòng đại diện tại Hà Nam thì cần phải chuẩn bị những hồ sơ sau:

- Thông báo tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện bao gồm các nội dung sau: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp, mã số thuế; Số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp     ( trường hợp không có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Thời gian tạm ngừng hoạt động; Tên văn phòng đại diện; Mã số thuế của văn phòng đại diện; Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( đối với trường hợp không có mã số thuế); Lý do tạm ngừng

- Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên.

-  Đối với công ty cổ phần phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng quản trị

-  Đối với công ty TNHH một thành viên phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty

Thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện tại Hà Nam


Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Hà Nam

Cách thức tiến hành: Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện qua mạng

Quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện

Bước 1: Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện đến phòng đăng ký kinh doanh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo các loại giấy tờ quy định ở trên

Bước 3: Nộp hồ sơ

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc văn phòng đại diện đăng ký tạm ngừng hoạt động.

Bước 4: Nhận kết quả

Thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện với công ty có vốn đầu tư nước ngoài


Đối với công ty có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động bên cạnh chuẩn bị các hồ sơ nêu trên, còn phải có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương kèm theo giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động văn phòng đại diện.

Văn phòng đại diện đã tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh thì bị xử phạt như thế nào?


Theo quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực doanh nghiệp, đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh thì văn phòng đại diện sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình làm hồ sơ


Khách hàng hỏi: Thời gian giải quyết thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện là bao lâu?

Luật P&P trả lời: Thời gian giải quyết thủ tục tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Theo quy định của pháp luật sau khi gửi thông báo lên Phòng đăng ký kinh doanh sau 03 ngày làm việc phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận văn phòng đại diện tạm ngừng hoạt động.

Khách hàng hỏi: Trường hợp doanh nghiệp và văn phòng đại diện cùng tạm ngừng hoạt động thì doanh nghiệp và văn phòng đại diện có thể đăng ký kinh doanh trước thời hạn cùng một lúc không?

Luật P&P trả lời: Doanh nghiệp có thể đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian nhất định khi việc kinh doanh không thuận lợi, có thể tiếp tục kinh doanh khi đã khắc phục được khó khăn. Theo quy định của luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời gian thông báo cùng lúc với văn phòng đại diện. Phòng đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và văn phòng đại diện trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khách hàng hỏi: Có thể tạm ngừng hoạt động văn phòng đại diện trong thời gian tối đa là bao lâu?

Luật P&P trả lời: Luật doanh nghiệp hiện nay đã có sự mở rộng hơn về thơi gian tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện. Theo quy định thời gian tạm ngừng của một lần thông báo là không quá 01 năm. Khi hết thời gian thông báo nếu doanh nghiệp vẫn muốn tiếp tục tạm ngừng hoạt  động của văn phòng đại diện thì phải thực hiện thủ tục gia hạn thời gian tạm ngừng. Pháp luật hiện nay không quy định về số lần tối đa được gia hạn thời gian tạm ngừng. Như vậy hiện nay không có quy định cụ thể về thời gian tối đa văn phòng đại diện được tạm ngừng hoạt động.

Công việc của luật P&P trong quá trình làm hồ sơ


- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện

- Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện tại Phòng đăng ký kinh doanh và làm việc với cơ quan thuế

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục tạm ngừng hoạt động của văn phòng đại diện

- Tư vấn cho khách hàng các vấn đề về thuế và thủ tục có liên quan.

Liên hệ với với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

Đối tác chiến lược