Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Thanh Hóa

Với vị trí là cửa ngõ thông thương giữa miền Bắc và miền Trung, nằm trên nhiều trục đường chính quan trọng của cả nước, nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, tạo điều kiện cho sự phát triển của các doanh nghiệp. Tính đến ngày 20/5/2020, Thanh Hóa có 11.689 doanh nghiệp đang hoạt động, xếp thứ 8 trên cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động. Số lượng các chi nhánh được thành lập ở đây cũng chiếm tỷ lệ lớn. Chi nhánh hoạt động như một doanh nghiệp, giúp làm tăng cường độ bao phủ của doanh nghiệp. Nhưng khi doanh nghiệp gặp tình trạng khó khăn việc tạm ngừng hoạt động chi nhánh sẽ giúp doanh nghiệp hạn chế việc rơi vào tình trạng tạm ngừng hoạt động hoặc đóng cửa. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Thanh Hóa. Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục này.

Thế nào là chi nhánh tại Thanh Hóa?


Doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh tại Thanh Hóa, đây là các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Với chức năng kinh doanh, sản xuất các ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký, thực hiện chức năng như doanh nghiệp. Thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, ký kết hợp đồng, đại diện cho doanh nghiệp tại Thanh Hóa.

Mục đích thành lập chi nhánh tại Thanh Hóa là để mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường kinh doanh tại Thanh Hóa, tìm kiếm nguồn khách hàng giúp khách hàng tại đây dễ dầng tiếp cận với các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp. Mở rộng sản xuất đến các thị trường khác nhau.

Chi nhánh không có tư cách pháp nhân vì theo quy định một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau: được thành lập theo quy định của pháp luật; có cơ cấu tổ chức; có tài sản riêng và nhân danh chính mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp do doanh nghiệp thành lập, nhân danh doanh nghiệp khi tham gia vào quan hệ pháp luật.

Chế độ hạch toán của chi nhánh tại Thanh Hóa


Chi nhánh thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp nên chi nhánh thuộc đối tượng chịu thuế của thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên cạnh đó chi nhánh cũng hoạt động sản xuất, kinh doanh nên thuộc đối tượng thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài.

Chi nhánh có thể thực hiện hạch toán qua hai hình thức sau: hạch toán độc lập là việc chi nhánh tự mình kê khai hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan thuế; hạch toán phụ thuộc là việc kê khai hồ sơ và nộp thuế lên cơ quan sẽ do doanh nghiệp thực hiện hằng năm chi nhánh sẽ phải làm báo cáo tài chính kê khai các hóa đơn cho doanh nghiệp.

Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Thanh Hóa là gì?


Tạm ngừng hoạt động chi nhánh là việc chi nhánh không thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian, hết thời gian tạm ngừng chi nhánh tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường. Thủ tục tạm ngừng hoạt động sản xuất là việc thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa về thời gian tạm ngừng hoạt động của chi nhánh.

Tại sao phải thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Thanh Hóa?


Thông báo là thủ tục bắt buộc trong quá trình tạm ngừng hoạt động chi nhánh. Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa là cơ quan quản lý về doanh nghiệp tại Thanh Hóa nên khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Thanh Hóa doanh nghiệp phải thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh. Nếu không thực hiện thông báo doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh và phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh chi nhánh.

Điều kiện để thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Thanh Hóa


Để thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Thanh Hóa phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Phải có lý do tạm ngừng hoạt động phù hợp

- Hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật

- Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.

Hồ sơ tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Thanh Hóa


- Thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh bao gồm các nội dung sau: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp, mã số thuế; Số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp( trường hợp không có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Thời gian tạm ngừng hoạt động; Tên chi nhánh; Mã số thuế của chi nhánh; Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( đối với trường hợp không có mã số thuế); Lý do tạm ngừng

- Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên dối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; Đối với công ty cổ phần phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng quản trị; Đối với công ty TNHH một thành viên phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty

- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ                                

- Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền

Quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Thanh Hóa


Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa

Cách thức tiến hành: Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của chi nhánh qua mạng

Quy trình thực hiện

Bước 1: Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh  đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đàu tư Thanh Hóa

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo các loại giấy tờ quy định ở trên

Bước 3: Nộp hồ sơ

Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc chi nhánh đăng ký tạm ngừng hoạt động.

Bước 4: Nhận kết quả

Thời gian tối đa tạm ngừng chi nhánh tại Thanh Hóa là bao lâu?


Theo quy định của luật doanh nghiệp cũ thời gian tạm ngừng liên tiếp của chi nhánh không được quá 02 năm. Hiện nay thời gian tạm ngừng hoạt động chi nhánh đã được mở rộng hơn, không quy định về thời gian tối đa được tạm ngừng chi nhánh. Pháp luật quy định thời gian tạm ngừng của một lần thông báo là 01 năm. Sau khi hết thời gian tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp có thể gia hạn thời gian tạm ngừng chi nhánh, không giới hạn về thời gian tạm ngừng hoạt động chi nhánh.

Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình hồ sơ


Khách hàng hỏi: Kết quả doanh nghiệp nhận được khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh là gì?

Luật P&P trả lời: Sau khi nộp hồ sơ lên phòng đăng ký kinh doanh, trong vòng 03 ngày làm việc phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận chi nhánh tạm ngừng hoạt động.

Khách hàng hỏi: Công ty tôi có 2 chi nhánh tại Thanh Hóa nhưng nay do hoạt động kinh doanh gặp khó khăn nên công ty tôi muốn tạm ngừng hoạt động 02 chi nhánh này trong một thời gian. Cho hỏi công ty tôi có thể gộp chung 02 chi nhánh này trong một hồ sơ tạm ngừng hoạt động không?

Luật P&P trả lời: Khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh doanh nghiệp phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh. Trong nội dung thông báo phải có tên chi nhánh và mã số chi nhánh, mỗi hồ sơ chỉ được ghi một mã số chi nhánh. Vì vậy mà không thể gộp chung một hồ sơ cho 02 chi nhánh. Công ty bạn phải thực hiện thông báo lần lượt cho từng chi nhánh.

Khách hàng hỏi: Khi chi nhánh tạm ngừng hoạt động muốn tiếp tục kinh doanh trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động thì phải thực hiện như thế nào?

Luật P&P trả lời: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp hoạt động theo sự quản lý của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chi nhánh cũng sẽ tạm ngừng hoạt động, chi nhánh chỉ có thể tiếp tục kinh doanh khi doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh.

Công việc của luật P&P trong quá trình làm hồ sơ


- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Thanh Hóa

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Thanh Hóa

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Thanh Hóa

- Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của chi nhánh  tại Thanh Hóa tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa và làm việc với cơ quan thuế

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Thanh Hóa

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Thanh Hóa.

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược