Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, nằm trên trục đường Bắc Nam. Hiện nay Hà Tĩnh đang ngày càng phát triển và đổi mới, tỉnh đang ngày càng đổi mới cơ sở hạ tầng môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hà Tỉnh hiện đang có 2 khu công nghiệp và 2 khu kinh tế. Tạo môi trường cho doanh nghiệp phát triển, đồng thời các chi nhánh được thành lập tại Hà Tĩnh ngày càng nhiều. Chi nhánh giúp mở rộng môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, khi gặp khó khăn tạm ngừng hoạt động chi nhánh góp phần hạn chế khó khăn cho doanh nghiệp tránh tình trạng tạm ngừng hoạt động của doanh nghiệp. Vậy thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Hà Tĩnh được thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Thế nào là chi nhánh tại Hà Tĩnh?
Chi nhánh tại Hà Tĩnh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp do doanh nghiệp thành lập nhằm mục đích mở rộng kinh doanh đến thị trường Thanh Hóa, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, nhân danh doanh nghiệp ký kết hợp đồng, thực hiện đại diện theo ủy quyền. Chi nhánh thực hiện chức năng của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Chi nhánh được thành lập theo quyết định của doanh nghiệp, nhân danh doanh nghiệp, chịu sự quản lý của doanh nghiệp cho hoạt động của mình.
Nghĩa vụ thuế của chi nhánh tại Hà Tĩnh
Chi nhánh phải nộp thuế môn bài, chi nhánh thực hiện chức năng của doanh nghiệp nên chi nhánh phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp; chi nhánh hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa ra thị trường nên chi nhánh phải nộp thuế giá trị gia tăng đồng thời chi nhánh phải nộp thuế thu nhập cá nhân cho những lao động làm việc tại đây.
Chế độ hạch toán của chi nhánh: Chi nhánh có thể thực hiện hạch toán thông qua hai hình thức sau: Hạch toán độc lập, chi nhánh thực hiện phương thức hạch toán này sẽ tự mình nộp thuế mà không phải thông qua doanh nghiệp. Hạch toán phụ thuộc, chi nhánh thực hiện phương thức này việc nộp thuế của chi nhánh sẽ do doanh nghiệp thực hiện, chi nhánh phải gửi báo cáo và tổng hợp hóa đơn gửi cho doanh nghiệp.
Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Hà Tĩnh là gì?
Khi kinh doanh gặp khó khăn hoặc hoạt động của chi nhánh không hiệu quả doanh nghiệp sẽ tạm ngừng hoạt động chi nhánh. Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh là việc doanh nghiệp thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Hà Tĩnh trong thời gian quy định của pháp luật.
Tại sao phải thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Hà Tỉnh?
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hoạt động của chi nhánh liên quan đến hoạt động doanh nghiệp, theo quy định của pháp luật khi có sự thay đổi về thông tin đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh, nếu không thực hiện thông báo doanh nghiệp sẽ bị xử lý hành chính về vi phạm thông báo. Riêng đối với thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh khi thực hiện không đúng quy định về thông báo doanh nghiệp sẽ sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh và phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh chi nhánh.
Điều kiện để thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Hà Tĩnh
- Phải có lý do tạm ngừng hoạt động phù hợp
- Hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật
- Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
Hồ sơ tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Hà Tĩnh
- Thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh bao gồm các nội dung sau: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp, mã số thuế; Số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp( trường hợp không có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Thời gian tạm ngừng hoạt động; Tên chi nhánh; Mã số thuế của chi nhánh; Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( đối với trường hợp không có mã số thuế); Lý do tạm ngừng
- Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên dối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; Đối với công ty cổ phần phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng quản trị; Đối với công ty TNHH một thành viên phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ
- Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền
Quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Hà Tĩnh
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Thanh Hóa
Cách thức tiến hành: Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của chi nhánh qua mạng
Quy trình thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đàu tư Thanh Hóa
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo các loại giấy tờ quy định ở trên
Bước 3: Nộp hồ sơ
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc chi nhánh đăng ký tạm ngừng hoạt động.
Bước 4: Nhận kết quả
Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Số lần tối đa được gia hạn tạm ngừng hoạt động chi nhánh là bao nhiêu?
Luật P&P trả lời: Theo quy định trước đây thời gian tạm ngừng liên tiếp của chi nhánh không được quá 02 năm liên tiếp. Tuy nhiên pháp luật hiện nay không quy định về số lần tối đa được gia hạn tạm ngừng hoạt động của chi nhánh. Vì vậy mà doanh nghiệp có thể tạm ngừng chi nhánh trong thời gian vô hạn.
Khách hàng hỏi: Trong thời gian tạm ngừng hoạt động nghĩa vụ thuế của chi nhánh được thực hiện như thế nào?
Luật P&P trả lời: Trong thời gian tạm ngừng hoạt động của chi nhánh không phát sinh nghĩa vụ thuế vì vậy mà chi nhánh không phải thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động. Nếu chi nhánh tạm ngừng hoạt động tròn một năm dương lịch thì không phải kê khai hồ sơ thuế. Nếu thời gian tạm ngừng chi nhánh không tròn một năm dương lịch thì chi nhánh vẫn phải kê khai hồ sơ thuế gửi cho cơ quan thuế.
Khách hàng hỏi: Thời gian để doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh là bao nhiêu ngày?
Luật P&P trả lời: Thông báo là thủ tục bắt buộc khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh, nếu doanh nghiệp vi phạm quy định về vi phạm thông báo sẽ bị xử phạt hành chính. Vì vậy mà doanh nghiệp phải chú ý thời gian thực hiện thông báo khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Theo quy định của pháp luật khi thực hiện thủ tục này doanh nghiệp phải thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trong thời gian chậm nhất là 03 ngày làm việc trước khi chi nhánh tạm ngừng hoạt động.
Công việc của luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh.
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư và làm việc với cơ quan thuế
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh.
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com