Đà Nẵng là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương, là một thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung, Đà Nẵng cũng là một thành phố trọng điểm của miền Trung đồng thời là một trong 3 thành phố trọng điểm của cả nước. Đà Nẵng là một thị trường thu hút nhiều doanh nghiệp lớn và nhỏ. Số lượng chi nhánh thành lập tại đây chiếm tỷ lệ lớn. Đây là một môi trường năng động và đa dạng ngành nghề, tuy nhiên khó khăn mà doanh nghiệp phải đối mặt tại đây là rất lớn. Để giảm bớt khó khăn tại đây doanh nghiệp sẽ tiến hành tạm ngừng hoạt động chi nhánh. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thủ tục tạm ngừng chi nhánh tại Đà Nẵng, khi thực hiện thủ tục này cần lưu ý những gì. Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về thủ tụ này.
Thế nào là chi nhánh tại Đà Nẵng?
Đà Nẵng là một trong những thành phố lớn của Việt Nam, nơi đây tập trung nhiều cơ hội, nhu cầu thị trường cao vì vậy khi thành lập chi nhánh tại đây sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, đẩy mạnh kinh doanh mở rộng quy mô, tìm kiếm các nguồn khách hàng. Chi nhánh tại Đà Nẵng chỉ được phép kinh doanh những ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký.
Chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Vì chi nhánh mặc dù được thành lập theo quy định của pháp luật, có cơ cấu tổ chức, có tài sản nhưng tài sản của chi nhánh thuộc sự quản lý của doanh nghiệp và nhân danh doanh nghiệp tham gia vào các quan hệ pháp luật.
Một doanh nghiệp có thể thành lập một hoặc nhiều chi nhánh tại Đà Nẵng.
Chế độ hạch toán của chi nhánh tại Đà Nẵng
Chi nhánh là đối tượng của các loại thuế sau: thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài.
Chi nhánh có thể thực hiện hạch toán thuế thông qua một trong hai hình thức sau: Hạch toán độc lập là chi nhánh tự tổng quyết toán, kê khai hồ sơ cho cơ quan thuế; hạch toán độc lập chi nhánh tổng hợp hóa đơn, sổ sách cho doanh nghiệp để doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế.
Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Đà Nẵng là gì?
Khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn mà chưa thể khắc phục ngay doanh nghiệp sẽ thực hiện tạm ngừng hoạt động chi nhánh. Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh là việc thông báo của doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Đà Nẵng về thời gian tạm ngừng hoạt động của chi nhánh.
Tại sao phải thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động tại Đà Nẵng
Theo quy định của luật doanh nghiệp, doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký doanh nghiệp. Vì vậy khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh, doah nghiệp phải thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh. Nếu không thực hiện doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh và phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh chi nhánh.
Điều kiện để thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Đà Nẵng?
- Phải có lý do tạm ngừng hoạt động phù hợp
- Hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật
- Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
Hồ sơ tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Đà Nẵng
- Thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh bao gồm các nội dung sau: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp, mã số thuế; Số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp( trường hợp không có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Thời gian tạm ngừng hoạt động; Tên chi nhánh; Mã số thuế của chi nhánh; Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( đối với trường hợp không có mã số thuế); Lý do tạm ngừng
- Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên dối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; Đối với công ty cổ phần phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng quản trị; Đối với công ty TNHH một thành viên phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ
- Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền
Quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Đà Nẵng
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Đà Nẵng
Cách thức tiến hành: Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của chi nhánh qua mạng
Quy trình thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đàu tư Đà Nẵng
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo các loại giấy tờ quy định ở trên
Bước 3: Nộp hồ sơ
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc chi nhánh đăng ký tạm ngừng hoạt động.
Bước 4: Nhận kết quả
Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Có giới hạn về thời gian tạm ngừng hoạt động chi nhánh không?
Luật P&P trả lời: Hiện nay theo quy định của luật doanh nghiệp không giới hạn về thời gian tạm ngừng hoạt động của chi nhánh. Quy định này đã mở rộng hơn về thời gian tạm ngừng hoạt động chi nhánh so với quy định trước đây. Chi nhánh không được tạm ngừng liên tiếp quá 2 năm. Theo quy định hiện nay thời gian tạm ngừng của một lần thông báo là 01 năm khi hết thời gian thông báo doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động chi nhánh không giới hạn về số lần được tạm ngừng chi nhánh.
Khách hàng hỏi: Do kinh doanh gặp khó khăn chưa thể khắc phục nên chúng tôi muốn tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp một thời gian. Khi chúng tôi tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp thì chi nhánh có bị tạm ngừng không?
Luật P&P trả lời: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, chịu sự quản lý của doanh nghiệp. Nên khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chi nhánh cũng sẽ tạm ngừng hoạt động. Chi nhánh chỉ có thể tiếp tục kinh doanh khi doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh.
Khách hàng hỏi: Chi nhánh có được phép tiếp tục kinh doanh trước thời hạn thông báo không?
Luật P&P trả lời: Chi nhánh được thành lập theo quyết định của doanh nghiệp và hoạt động theo quản lý của doanh nghiệp. Tạm ngừng hoạt động chi nhánh cũng do quyết định của doanh nghiệp do tình hình kinh doanh gặp khó khăn, Doanh nghiệp sẽ quyết định tiếp tục hoạt động chi nhánh khi đã khắc phục khó khăn mà không phụ thuộc vào thời gian thông báo. Khi muốn tiếp tục kinh doanh chi nhánh trước thời gian thông báo doanh nghiệp phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trong thời gian 03 ngày trước ngày chi nhánh tiếp tục kinh doanh.
Công việc của luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư và làm việc với cơ quan thuế
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com