Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, nằm ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Cần Thơ đang hướng tới mục tiêu trở thành thành phố đồng bằng cấp quốc gia, văn minh, hiện đại, xanh, sạch đẹp, là trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại – dịch vụ, trung tâm giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa của vùng. Tính đến tháng 6/2020, Cần Thơ có 8.697 doanh nghiệp đang hoạt động, đứng thứ 15 cả nước. Cần Thơ đang trở thành một địa điểm thu hút sự đầu tư của nước ngoài và mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Chính vì vậy mà số lượng chi nhánh được thành lập tại đây ngày càng tăng. Khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp vừa có thể mở rộng thị trường vừa có thể hạn chế khó khăn khi doanh nghiệp gặp khó khăn bằng việc thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động. Vậy thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Cần Thơ được thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về thủ tục này.
Thế nào là chi nhánh tại Cần Thơ?
Chi nhánh tại Cần Thơ được thành lập với mục đích thực hiện chức năng kinh doanh của doanh nghiệp tại Cần Thơ bao gồm sản xuất và lưu thông hàng hóa ra thị trường. Thực hiện đại diện theo ủy quyền. Thực hiện kinh doanh ngành nghề mà doanh nghiệp được phép kinh doanh. Khi chi nhánh hoạt động sẽ giúp mở rộng thị trường và quy mô kinh doanh tại Cần Thơ.
Chi nhánh tại Cần Thơ là đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, hoạt động tại một thị trường riêng nhưng chịu sự quản lý của doanh nghiệp, nhân danh doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng và tham gia vào các quan hệ khác.
Chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Vì chi nhánh không đủ các điều kiện của một pháp nhân. Chi nhánh được thành lập theo quy định của pháp luật cụ thể theo quyết định của doanh nghiệp; có cơ cấu tổ chức; chi nhánh không có tài sản độc lập và không nhân danh chính mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
Chế độ hạch toán của chi nhánh
Khi thành lập chi nhánh doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai hình thức hạch toán sau: Hạch toán độc lập là viêc chi nhánh tự mình thống kê hóa đơn, kê khai hồ sơ thuế và nộp thuế cho cơ quan thuế. Hạch toán phụ thuộc là việc chi nhánh phải tổng hợp hồ sơ, hóa đơn cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp thuế cho cơ quan thuế.
Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Cần Thơ là gì?
Khi chi nhánh không thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời gian nhất định doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh. Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Cần Thơ là việc thông báo của doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Cần Thơ về thời gian tạm ngừng hoạt động của chi nhánh.
Tại sao phải thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động tại Cần Thơ?
Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Cần Thơ là cơ quan quản lý về đăng ký doanh nghiệp tại Cần Thơ, khi có bất kỳ thay đổi về thông tin đăng ký doanh nghiệp tại Cần Thơ. Thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh là thủ tục làm thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp, nên doanh nghiệp phải thực hiện thông báo. Nếu không thực hiện doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh và phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh chi nhánh.
Điều kiện để thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Cần Thơ?
- Phải có lý do tạm ngừng hoạt động phù hợp
- Hồ sơ đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định của pháp luật
- Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; nghị quyết, quyết định và bản sao của biên bản họp của hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty TNHH một thành viên.
Hồ sơ tạm ngừng hoạt động chi nhánh Cần Thơ
- Thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh bao gồm các nội dung sau: Tên doanh nghiệp; Mã số doanh nghiệp, mã số thuế; Số chứng nhận đăng ký doanh nghiệp( trường hợp không có mã số doanh nghiệp, mã số thuế); Thời gian tạm ngừng hoạt động; Tên chi nhánh; Mã số thuế của chi nhánh; Số giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp ( đối với trường hợp không có mã số thuế); Lý do tạm ngừng
- Phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên dối với công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh; Đối với công ty cổ phần phải có nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của hội đồng quản trị; Đối với công ty TNHH một thành viên phải có nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ
- Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền
Quy trình thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh tại Cần Thơ
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Cẩn Thơ
Cách thức tiến hành: Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của chi nhánh qua mạng
Quy trình thực hiện
Bước 1: Doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng hoạt động của chi nhánh đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Cần Thơ
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo các loại giấy tờ quy định ở trên
Bước 3: Nộp hồ sơ
Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy xác nhận về việc chi nhánh đăng ký tạm ngừng hoạt động.
Bước 4: Nhận kết quả
Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo trong thời gian trong bao nhiêu ngày để không vi phạm về thông báo?
Luật P&P trả lời: Theo như quy định về xử phạt vi phạm hành chính, nếu doanh nghiệp vi phạm thông báo về tạm ngừng hoạt động của chi nhánh sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký tạm ngừng hoạt động nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh và phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh chi nhánh. Để không bị xử phạt các doanh nghiệp cần thông báo theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Cụ thể đối với thủ tục tạm ngừng hoạt động chi nhánh là chậm nhất trong thời gian 03 ngày làm việc trước ngày chi nhánh tạm ngừng hoạt động.
Khách hàng hỏi: Chi nhánh có thể hoạt động khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động không?
Luật P&P trả lời: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hoạt động theo sự quản lý của doanh nghiệp. Hoạt động của chi nhánh sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp và ngược lại. Luật doanh nghiệp cũng quy định khi doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động, phòng đăng ký kinh doanh sẽ cập nhật tình trang của doanh nghiệp cùng tất cả các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng hoạt động. Vì vậy khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chi nhánh cũng sẽ tạm ngừng hoạt động.
Khách hàng hỏi: Chi nhánh có phải thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động không?
Luật P&P trả lời: Theo quy định của luật thuế, trong thời gian chi nhánh tạm ngừng hoạt động không làm phát sinh nghĩa vụ thuế. Vì vậy mà chi nhánh không phải thực hiện nghĩa vụ thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động. Tuy nhiên nếu chi nhánh tạm ngừng không tròn một năm dương lịch thì chi nhánh vẫn phải kê khai hồ sơ thuế cho cơ quan thuế.
Công việc của luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Nộp hồ sơ tạm ngừng hoạt động của chi nhánh tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư và làm việc với cơ quan thuế
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục tạm ngừng hoạt động của chi nhánh
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com