Nhập khẩu rượu vang là một thủ tục được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay. Vậy pháp luật quy định như thế nào về thủ tục nhập khẩu rượu vang. Khách hàng hãy tham khảo bài viết sau của Luật P&P để được giải đáp thắc mắc trên
Rượu vang là gì?
- Rượu vang là một loại thức uống có cồn được lên men từ nho. Trong tất cả các loài thực vật của thiên nhiên, trái nho được ưu ái ban tặng lớp men tự nhiên bao phủ bên ngoài vỏ qua khi đến độ chín tới. Bằng mắt thường, ta có thể nhìn thấy đó chính là lớp phấn trắng bên ngoài vỏ quả, chúng có vai trò hết sức kỳ diệu, chuyển đổi đường trong nước ép nho thành men rượu. Và thêm một điều đặc biệt nữa đó là càng ủ lâu thì rượu càng ngon, không bị hỏng.
Tiêu chuẩn để đánh giá một chai rượu vang chất lượng cao nằm ở chỉ số nồng độ cồn. Với loại rượu được làm hoàn toàn từ trái nho, không chưng cất và pha tạp thì nồng độ cồn trong khoảng 8⁰ – 18⁰. Với hầu hết các loại rượu vang hiện nay, cồn chiếm 11%, nước 87,7%, chất làm chua (acid) 1% và chất chát tannin 0,2%.
Ai được phép thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu vang?
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những chủ thể sau được phép nhập khẩu rượu vang
- Doanh nghiệp có Giấy phép phân phối rượu được phép nhập khẩu rượu và phải chịu trách nhiệm về chất lượng, an toàn thực phẩm của rượu nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu rượu bán thành phẩm, doanh nghiệp chỉ được bán cho doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp.
- Doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp được phép nhập khẩu hoặc ủy thác nhập khẩu rượu bán thành phẩm để sản xuất rượu thành phẩm.
Trình tự thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu vang
Việc nhập khẩu rượu vang được thực hiện lần lượt theo hai bước như sau
Bước 1: Thực hiện thủ tục công bố rượu vang
Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu vang (thông quan hàng hóa)
Bước 1: Thực hiện thủ tục công bố rượu vang
Vì sao phải thực hiện thủ tục công bố rượu vang?
- Đây là quy đinh bắt buộc của pháp luật “Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm)”. Rượu vang là một trong những thực phẩm phải thực hiên thủ tục công bố trước khi đưa sản phẩm ra thị trường
- Ngoài ra còn bị xử phạt như sau:
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm: Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm; Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục công bố rượu vang
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố- Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trình tự thực hiện thủ tục công bố rượu vang
Quy trình thực hiện
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Thẩm quyền: Sở công thương
Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu vang (thông quan hàng hóa)
Hồ sơ thực hiện thủ tục thông quan rượu vang
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Bản công bố sản phẩm
- Hợp đồng thương mại
- Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc
- Vận đơn
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
Chú ý khi làm hải quan:
- HS code 22042911 (10% VAT)
Vướng mắc khách hàng gặp phải khi thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu vang
Khách hàng hỏi: Hiện nay công ty tôi muốn nhập khẩu rượu vang. Để nhập khẩu rượu vang thì thủ tục được thực hiện như thế nào?
Luật P&P trả lời: Để nhập khẩu rượu vang vào Việt Nam thì bạn tiến hành theo hai bước sau:
Bước 1: Thực hiện thủ tục công bố rượu vang
Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu vang (thông quan hàng hóa)
Khách hàng hỏi: Công ty chúng tôi khi nhập khẩu rượu vàng thì chúng tôi phải thực hiện thủ tục hải quan trước hay thực hiện thủ tục công bố sản phẩm trước trước?
Luật P&P trả lời: Khi thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu vang bên bạn cần thực hiện thủ tục công bố sản phẩm trước khi thực hiện thủ tục hải quan vì trong thành phần hồ sơ hải quan để thông quan cần có bản công bố sản phẩm của bên bạn kèm bộ hồ sơ hải quan để thông quan.
Công việc luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu rượu vang
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về việc thủ tục nhập khẩu rượu vang
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục nhập khẩu rượu vang
- Nộp hồ sơ nhập khẩu rượu vang
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu rượu vang
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục nhập khẩu rượu vang
- Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục nhập khẩu rượu vang
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com