Nước ép là một sản phẩm rất được ưa chuộng hiện nay, không những sản phẩm nước ép được sản xuất trong nước mà còn những sản phẩm nước ép nhập khẩu cũng đang là những sản phẩm được người tiêu dùng lựa chọn rất nhiều. Nhưng để đưa sản phẩm nước ép nhập khẩu đến tay người tiêu dùng thì thủ tục được tiến hành như thế nào? Để được giải đáp khách hàng hãy tham khảo bài viết sau của Luật P&P để được giải đáp thắc mắc về thủ tục nhập khẩu nước ép
Thủ tục nhập khẩu nước ép là gì?
Thủ tục nhập khẩu hay nhập cảng nước ép các giao dịch về hàng hoá qua đường biên giới quốc gia ngoài nước vào trong nước. Hàng nhập khẩu là nước ép của nước tiếp nhận hàng hóa do nước gửi đi bán sản phẩm nước ép. Nhập khẩu và Xuất khẩu là những giao dịch tài chính của Thương mại Quốc tế. Nhập khẩu nước ép là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là quá trình trao đổi nước ép giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới. Nó không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ nước ép mà là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có cả tổ chức bên trong và bên ngoài. Và thủ tục nhập khẩu nước ép chịu sự điều chỉnh của pháp luật nơi tiến hành nhập hàng hóa
Quy định của pháp luật Việt Nam về thủ tục nhập khẩu nước ép
- Đầu tiên ta có thể thấy nước ép là sản phẩm không thuộc diện hàng hoá cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam nên có thể tiến hành nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như hàng hóa thông thường khác.
- Tuy nhiên nước ép được xếp và mặt hàng thực phẩm và thuộc Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm thực phẩm; hàng hoá thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương nên khi nhập khẩu phải đáp ứng yêu cầu theo quy định của Luật an toàn thực phẩm. Theo quy định của Luật an toàn thực phẩm về điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu “Phải công bố tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi nhập khẩu”
Do đó đối với sản phẩm nước ép trước khi nhập khẩu phải tiến hành thủ tục công bố sản phẩm tại cơ quan có thẩm quyền hay còn gọi là thủ tục công bố nước ép nhập khẩu
Để tiến hành thủ tục nhập khẩu nước ép thì phải tiến hành qua hai bước. Bước đầu tiên sẽ tiến hành công bố nước ép nhập khẩu sau đó tiến hành nhập khẩu nước ép hay còn gọi là thông quan hàng hóa. Chi tiết của các bước Luật P&P xin được phân tích kỹ dưới đây
Bước 1: Thực hiện thủ tục công bố nước ép nhập khẩu
Vì sao phải thực hiện thủ tục công bố nước ép nhập khẩu?
- Đây là quy định bắt buộc của pháp luật “Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm thực hiện tự công bố thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm)”. Do nước ép là thực phẩm nên phải tiến hành thủ tục công bố trước khi đưa sản phẩm ra thị trường
- Ngoài ra nếu không thực hiện công bố nước ép nhập khẩu mà tiến hành lưu thông ra thị trường sẽ bị xử phạt như sau: “Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật”
Hồ sơ khi thực hiện thủ tục công bố nước ép nhập khẩu cần những tài liệu gì?
Đối với sản phẩm là nước ép nhập khẩu khi tiến hành công bố thì cần chuẩn bị các tài liệu sau đây
- Bản tự công bố sản phẩm nước ép
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố
- Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng và tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trình tự thực hiện thủ tục công bố nước ép nhập khẩu
Quy trình thực hiện thủ tục công bố nước ép nhập khẩu:
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Thẩm quyền: Đối với sản phẩm nước ép việc quản lý sẽ thuộc thẩm quyền của Bộ công thương
Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu nước ép (thông quan hàng hóa)
Hồ sơ thực hiện thủ tục thông quan nước ép
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Bản công bố sản phẩm
- Hợp đồng thương mại
- Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc
- Vận đơn
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
Những lưu ý về nhãn hàng hóa đối với sản phẩm nước ép nhập khẩu
- Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa. Trường hợp không được hoặc không thể mở bao bì ngoài thì trên bao bì ngoài phải có nhãn và nhãn phải trình bày đầy đủ nội dung bắt buộc
- Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa. Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.
- Đối với nhãn hàng hòa thì bắt buộc có các nội dụng sau:
+ Tên hàng hóa;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
+ Xuất xứ hàng hóa.
- Hàng hóa được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
- Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc
Vướng mắc khách hàng gặp phải khi thực hiện thủ tục nhập khẩu nước ép
Câu hỏi: Khi tiến hành thủ tục nhập khẩu nước ép, về việc kiểm nghiệm sản phẩm nước ép để làm công bố sản phẩm thì Luật P&P có hỗ trợ thực việc kiểm nghiệm không?
Trả lời: Về việc kiểm nghiệm sản phẩm nước ép nhập khẩu để tiến hành thủ tục nhập khẩu nước ép thì Luật P&P sẽ tư vấn và đưa ra chỉ tiêu kiểm nghiệm phù hợp với mục đích kinh doanh và sử dụng sản phẩm đó. Sau đó sẽ thực hiện dịch vụ đi kiểm nghiệm sản phẩm cho khách hàng nếu khách hàng có nhu cầu.
Câu hỏi: Khi chúng tôi tiến hành việc công bố nước ép nhập khẩu mà nhãn chỉ thể hiện bằng nước ngoài có được không?
Trả lời: Câu hỏi này được rất nhiều khách hàng quan tâm và thường xuyên gặp phải. Nếu như nhãn chỉ thể hiện bằng tiếng nước ngoài thì công ty bạn phải tiến hành dịch thuật công chứng nhãn đó thì mới được sử dụng làm hồ sơ tiến hành được thủ tục công bố nước ép nhập khẩu.
Câu hỏi: Khi sản phẩm nước ép nhập khẩu của bên công ty tôi đã thực hiện công bố rồi nhưng nó lại có thay đổi về thành phần thì có phải thực hiện công bố lại không?
Trả lời: Theo định của pháp luật “Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm” Như vậy đối với thắc mắc của bạn thuộc vào trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên thành phần cấu tạo như vậy bạn phải thực hiện công bố lại
Công việc luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng các thông tin liên quan đến thủ tục nhập khẩu nước ép
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về việc thủ tục nhập khẩu nước ép
- Soạn thảo hồ sơ liên quan đến thủ tục nhập khẩu nước ép
- Nộp hồ sơ nhập khẩu nước ép
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục nhập khẩu nước ép
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục nhập khẩu nước ép
- Tư vấn các vấn đề về thuế và các thủ tục liên quan sau khi thực hiện xong thủ tục nhập khẩu nước ép
Liên hệ với với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com