Cuộc sống ngày một bận rộn đòi hỏi việc đi mua sắm đồ dùng, thực phẩm cho gia đình cũng phải thật tiện lợi và nhanh chóng. Nắm được nhu cầu này, các siêu thị mở lên rất nhiều. Vậy để có thể mở siêu thị thì cần làm những thủ tục gì? Kính mời khách hàng tham khảo bài viết Thủ tục mở siêu thị dưới đây:
Siêu thị là gì?
Siêu thị là nơi bày bán đa dạng các mặt hàng từ ăn uống, may mặc, gia dụng để phục vụ nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta.
Siêu thị bản chất là mô hình chợ hiện đại nhưng mang những ưu điểm vượt trội như:
+ Người tiêu dùng vào siêu thị có thể thoải mái lựa chọn những món đồ mình thích
+ Vì đa dạng các mặt hàng nên khi vào một siêu thị, người tiêu dùng có thể mua tất cả các mặt hàng mình cần mà không phải chạy từ cửa hàng này sang cửa hàng khác.
+ Giá cả của các sản phẩm được niêm yết công khai, giúp cho người tiêu dùng có thể cân nhắc để lựa chọn sản phẩm
+ Các siêu thị thường được bày biện đẹp đẽ, sạch sẽ, khoa học giúp người tiêu dùng dễ dàng tìm kiếm sản phẩm và tạo cảm giác vui vẻ khi mua hàng.
+ Ngoài việc mua hàng trực tiếp tại siêu thị, người tiêu dùng có thể mua online. Ngoài ra, người tiêu dùng còn có thể được tích điểm sau mỗi lần mua hàng.
+ Sản phẩm bán trong siêu thị có thông tin về nguồn gốc rõ ràng
Từ những ưu điểm trên có thể kết luận rằng, siêu thị đang trở thành một mô hình bán hàng được ưa chuộng hiện nay
Điều kiện để thực hiện thủ tục mở siêu thị là gì?
- Để có thể mở siêu thị, khách hàng cần có mặt bằng phù hợp về địa lý và pháp lý. Về địa lý thì siêu thị có mặt bằng ở những nơi nhiều dân cư sinh sống hoặc qua lại. Về pháp lý, chủ siêu thị phải có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất tại nơi đặt siêu thị và có các giấy phép theo quy định của pháp luật bao gồm:
+ Giấy phép thành lập công ty (Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép thành lập hộ kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh)
+ Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn iso 22000.
+ Giấy phép về phòng cháy, chữa cháy (nếu cần)
+ Giấy phép bán lẻ rượu (nếu cần)
+ Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu cần)
Các bước để thực hiện thủ tục mở siêu thị
Bước 1: Thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh
Bước 2: Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000
Bước 3: Xin các giấy phép liên quan như: Giấy phép về phòng cháy, chữa cháy; Giấy phép bán lẻ rượu; Giấy phép bán lẻ thuốc lá,...
Bước 1: Thành lập công ty hoặc hộ kinh doanh
- Để có thể mở siêu thị thì việc đầu tiên khách hàng cần làm là xin chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp chủ yếu lựa chọn loại hình hộ kinh doanh hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên để mở siêu thị bởi 2 loại hình này có quy mô quản lý đơn giản và ổn định. Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn hình thức công ty TNHH 2 thành viên, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần.
Thành lập công ty:
- Thành phần hồ sơ thành lập công ty:
+ Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu
+ Điều lệ công ty
+ Danh sách thành viên (Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)/ Cổ đông (Đối với công ty cổ phần)
+ Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây: Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là cá nhân; Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, Điều lệ hoặc tài liệu tương đương khác của chủ sở hữu công ty đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài + Văn bản ủy quyền của chủ sở hữu cho người được ủy quyền đối với trường hợp chủ sở hữu công ty là tổ chức
- Trình tự thành lập công ty
+ Chuẩn bị bộ hồ sơ thành lập công ty
+ Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở kế hoạch đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Trong thời gian: 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ) Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
+ Nhận kết quả thủ tục thành lập công ty
+ Khắc con dấu tròn của công ty
Thành lập hộ kinh doanh:
- Thành phần hồ sơ thành lập hộ kinh doanh
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh;
+ Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
- Trình tự thành lập hộ kinh doanh
+ Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
+ Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).
Bước 2: Xin giấy phép về phòng cháy và chữa cháy
Siêu thị là đối tượng thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy do đó để thực hiện thủ tục mở siêu thị, khách hàng cũng cần xin giấy phép về phòng cháy và chữa cháy. Tuy nhiên, dựa vào diện tích và khối tích của siêu thị mà khách hàng cần xin các giấy phép khác nhau:
- Đối với siêu thị có tổng diện tích kinh doanh nhỏ hơn 300 m2 hoặc có khối tích nhỏ hơn 1.000 m3 thì cần phải xin Xin bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy tại UBND cấp xã nơi đặt siêu thị.
- Đối với siêu thị có tổng diện tích kinh doanh từ 300 m2 trở lên hoặc có khối tích từ 1.000 m3 thì phải xin Xin bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy tại Công an huyện nơi đặt siêu thị.
- Đối với siêu thị có khối tích từ 3.000 m3 trở lên thì phải Xin bản kiểm tra về phòng cháy chữa cháy tại Công an huyện nơi đặt siêu thị. Cùng với đó khách hàng cần xin Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy.
Bước 3: Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hoặc giấy chứng nhận iso 22000
Theo quy định của pháp luật, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần xin giấy Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, pháp luật cũng quy định nếu doanh nghiệp đã có giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 thì không phải thực hiện xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm. Do thủ tục cấp giấy chứng nhận iso 22000 được cấp bởi các tổ chức chứng nhận và quy trình thủ tục cũng không quá phức tạp nên các cơ sở khi thực hiện thủ tục mở siêu thị thường lựa chọn xin giấy chứng nhận iso 22000.
- Thành phần hồ sơ xin giấy chứng nhận iso 22000
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề về sản xuất, kinh doanh thực phẩm
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp đất, kho xưởng, mặt bằng tại nơi sản xuất.
+ Quy trình sản xuất, sổ tay chất lượng, sổ kiểm tra sản phẩm, mục tiêu chất lượng.
+ Tài liệu mô tả về sản phẩm của nhà sản xuất
+ Hợp đồng và hóa đơn thu mua nguyên liệu, hàng hóa để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
+ Bộ hồ sơ xây dựng áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
- Thủ tục xin giấy chứng nhận iso 22000
+ Xác định, lựa chọn tổ chức chứng nhận phù hợp.
+ Gửi yêu cầu chứng nhận cho tổ chức chứng nhận và trao đổi thông tin với tổ chức chứng nhận Iso 22000:2018. Các thông tin cần trao đổi bao gồm: Các yêu cầu cơ bản của việc chứng nhận; Các bước của thủ tục chứng nhận; Tiêu chuẩn ứng dụng; Các chi phí dự tính; Chương trình kế hoạch làm việc.
+ Soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ đánh giá
+ Tổ chức chứng nhận đánh giá sơ bộ: Tổ chức chứng nhận phân công chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng đánh giá tình trạng thực tế về hồ sơ Iso 22000:2018 nhằm phát hiện ra những điểm yếu của văn bản tài liệu và việc áp dụng hệ thống Iso 22000:2018 tại thực địa. Sau khi kiểm tra và đánh giá sơ bộ, các chuyên gia phải chỉ ra được những vấn đề về hồ sơ tài liệu và thực tế áp dụng Iso 22000:2018 cần chấn chỉnh để doanh nghiệp sửa chữa kịp thời. Bước đánh giá sơ bộ này rất có lợi cho doanh nghiệp vì nó đóng vai trò hướng dẫn khuôn mẫu cho bước tiến hành đánh giá chính thức.
+ Đánh giá chính thức. Kiểm tra, thẩm định tại thực địa: Đoàn đánh giá sẽ đến kiểm tra và thẩm định tại thực địa, xem xét sự phù hợp của các hồ sơ với thực tế, kiến nghị sửa chữa các điểm không phù hợp. Kết thúc kiểm tra tại thực địa, đoàn đánh giá sẽ tổ chức một buổi họp kết thúc, doanh nghiệp sẽ có cơ hội đưa ra ý kiến về những gì kiểm tra tìm thấy đã nêu ra.
+ Cấp giấy chứng nhận Iso 22000:2018 bản dự thảo cho khách hàng nếu khách hàng đồng ý với dự thảo thì cấp giấy chứng nhận Iso 22000:2018 chính thức.
+ Đánh giá định kỳ hàng năm: Tổ chức chứng nhận sẽ xuống đánh giá một lần/năm. Nếu khách hàng không thực hiện việc đánh giá định kỳ hàng năm này thì Giấy chứng nhận Iso 22000:2018 sẽ hết hiệu lực.
Bước 4: Xin giấy phép bán lẻ rượu, Giấy phép bán lẻ thuốc lá
- Kinh doanh rượu thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục 4 của Luật Đầu tư 2014. Hơn nữa theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi bán rượu có độ cồn từ 5,5 độ trở lên tiêu dùng tại chỗ hoặc kinh doanh rượu có độ cồn dưới 5,5 độ mà không đăng ký với Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng cấp huyện theo quy định. Do đó, nếu siêu thị có kinh doanh rượu, để đảm bảo pháp lý trong quá trình hoạt động, khách hàng cần xin giấy phép bán lẻ rượu, thủ tục cụ thể khách hàng có thể tham khảo tại bài viết tại đây
- Theo quy định của pháp luật “Kinh doanh thuốc lá là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán sản phẩm thuốc lá; chế biến nguyên liệu thuốc lá, mua bán nguyên liệu thuốc lá và đầu tư trồng cây thuốc lá phải có giấy phép theo quy định. Hơn nữa nếu bán lẻ thuốc lá mà không có giấy phép bán lẻ thuốc lá, cơ sở sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Do đó, nếu siêu thị có kinh doanh thuốc lá, để đảm bảo pháp lý trong quá trình hoạt động, khách hàng cần xin giấy phép bán lẻ thuốc lá, thủ tục cụ thể khách hàng có thể tham khảo tại bài viết tại đây
Những thắc mắc khi thực hiện thủ tục mở siêu thị
Câu 1: Công ty tôi đã thực hiện thủ tục mở siêu thị tại trụ sở chính công ty ở quận Hà Đông – thành phố Hà Nội, nay công ty muốn mở thêm một siêu thị tại quận Thanh Xuân- thành phố Hà Nội thì chúng tôi cần phải làm những thủ tục gì?
Để mở thêm một siêu thị tại quận Thanh Xuân- thành phố Hà Nội, khách hàng cần:
+ Lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh tại địa điểm quận Thanh Xuân
+ Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn iso 22000 cho siêu thị tại quận Thanh Xuân
+ Xin Giấy phép về phòng cháy, chữa cháy (nếu cần)
+ Xin Giấy phép bán lẻ rượu (nếu cần)
+ Xin Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu cần)
Câu 2: Để thực hiện thủ tục mở siêu thị, công ty tôi có cần đăng ký các ngành nghề nào?
Để thực hiện thủ tục mở siêu thị, tùy thuộc vào các mặt hàng mà công ty kinh doanh, công ty cần đăng ký ngành nghề cho phù hợp, nhưng chủ yếu khách hàng nên đăng ký các ngành nghề về kinh doanh thực phẩm, đồ gia dụng như sau:
STT |
Mã ngành |
Tên ngành |
1 |
4722 |
Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh |
2 |
4719 |
Bán lẻ khác trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp |
3 |
4721 |
Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh |
4 |
4723 |
Bán lẻ đồ uống trong các cửa hàng chuyên doanh |
5 |
4724 |
Bán lẻ sản phẩm thuốc lá, thuốc lào trong các cửa hàng chuyên doanh |
6 |
4773 |
Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh |
7 |
4632 |
Bán buôn thực phẩm |
8 |
4631 |
Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mỳ |
9 |
4633 |
Bán buôn đồ uống |
10 |
4634 |
Bán buôn sản phẩm thuốc lá, thuốc lào |
11 |
4641 |
Bán buôn vải, hàng may mặc, giày dép |
12 |
4690 |
Bán buôn tổng hợp |
Câu 3: Công ty tôi muốn thực hiện thủ tục mở siêu thị tại địa chỉ khác trụ sở chính công ty. Vậy công ty cần xin giấy chứng nhận iso 22000 tại địa chỉ trụ sở công ty hay tại địa chỉ đặt siêu thị.
Để thực hiện thủ tục mở siêu thị, công ty cần xin giấy chứng nhận iso 22000 tại địa chỉ đặt siêu thị.
Dịch vụ thực hiện thủ tục mở siêu thị
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục mở siêu thị
- Soạn thảo hồ sơ thực hiện thủ tục mở siêu thị
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện thủ tục mở siêu thị
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com