Sau khi thành lập doanh nghiệp thì công ty cần làm các thủ tục kế toán gì? Đã cần thuê 1 kế toán phụ trách hay không? Hay thuê dịch vụ kế toán?
Việc thuê một kế toán phụ trách hay thuê dịch vụ kế toán thì tùy thuộc vào quy mô hoạt động kinh doanh của công ty nhưng các thủ tục kế toán sau khi thành lập doanh nghiệp là bắt buộc phải thực hiện theo quy định pháp luật.
Vậy thủ tục kế toán sau khi thành lập doanh nghiệp là gì?
Không có khái niệm quy định cụ thể về vấn đề này nhưng chúng ta có thể hiểu đó là các công việc của kế toán gồm có: Mua chữ ký số ( token), mở tài khoản ngân hàng, đăng ký mở tài khoản, kê khai thuế ( GTGT, TNCN, TNDN); Kê khai tờ khai thuế môn bài và nộp phí môn bài; Chọn mua hóa đơn; Phát hành hóa đơn; Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp khấu hao TSCĐ; Lao động và bảo hiểm,...
Cụ thể công việc thủ tục kế toán sau khi thành lập doanh nghiệp?
1.Mua chữ ký số, mở tài khoản ngân hàng
Phải mở tài khoản ngân hàng thì mới nộp được tiền thuế môn bài (Vì hiện nay hầu như tất cả các cơ quan thuế đều yêu cầu thu tiền thuế điện tử).
Hơn nữa một điều rất quan trọng là khi công ty giao dịch kinh doanh trên 20tr là phải chuyển khoản vào tài khoản công ty thì mới đưa đưa vào chi phí khấu trừ thuế GTGT.
Chữ ký số sử dụng để kê khai nộp thuế trực tuyến, kê khai hải quan điện tử, giao dịch ngân hàng điện tử, cổng thông tin một cửa quốc gia, cơ quan hành chính... mà không phải in các tờ kê khai, đóng dấu đỏ của công ty. Gần đây chữ ký số còn có thể giao dịch trong lĩnh vực kê khai bảo hiểm xã hội.
Chữ ký số (tonken) là vật dùng để kê khai nộp các loại báo cáo thuế tháng, quý, năm tất cả các lần cho doanh nghiệp. Không có chữ ký số, doanh nghiệp không thể khai báo thuế ban đầu và nộp lệ phí môn bài ( việc chậm nộp tờ khai và chậm nộp thuế môn bài sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định pháp luật)
2. Kê khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài
+ Nộp tờ khai lệ phí Môn bài ( Theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Hiệu lực 01/01/2017)
|
Trường hợp |
Thời hạn khai lệ phí |
Thời hạn nộp lệ phí môn bài hàng năm |
Doanh nghiệp |
Khai lệ phí môn bài một lần khi doanh nghiệp mới ra hoạt động kinh doanh |
Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bất đầu hoạt động sản xuất kinh doanh |
Chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm Trường hợp doanh nghiệp mới ra hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh thì chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài |
Cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh |
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh... |
+ Nộp tiền lệ phí Môn bài Mẫu C1 -02/NS ( Kèm theo TT84/2016/TT-BTC)
Mức nộp lệ phí môn bài
STT |
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư |
Lệ phí môn bài (VNĐ) |
1 |
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng |
03 triệu đồng/năm |
2 |
Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống |
02 triệu đồng/ năm |
3 |
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác |
01 triệu đồng/ năm |
Lưu ý:
Những doanh nghiệp thành lập 06 tháng đầu năm: Phải nộp thuế môn bài cả năm.
Doanh nghiệp nào thành lập 06 tháng cuối năm (từ 01/07 về cuối năm): Sẽ phải nộp 50% số thuế môn bài cho 1 năm.
Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác cũng có thời hạn nộp tờ khai và lệ phí môn bài giống thời hạn của công ty.
3. Lựa chọn hóa đơn sử dụng
Dịch vụ kế toán cho công ty mới thành lập của Luật P&P sẽ tư vấn cho công ty phải lựa chọn kê khai thuế Giá trị giá tăng (GTGT) theo phương pháp nào? -) Từ đó mới lựa chọn được loại hóa đơn sử dụng?
Phương pháp kê khai thuế GTGT có 2 phương pháp:
- Kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì hóa đơn sử dụng là Hóa đơn GTGT (Mẫu 01/GTKT).
- Kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì hóa đơn bán hàng (Mẫu 02/GTTT).
Ví dụ: Bạn lựa chọn DN kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì sẽ sử dụng hóa đơn GTGT ---) Hiện nay, đa số các cơ quan thuế yêu cầu sử dụng hóa đơn điện tử ( Theo quy định từ ngày 1/11/2020 bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử).
Sau khi có hóa đơn điện tử mà doanh nghiệp muốn sử dụng thì phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn ( nếu không làm thủ tục phát hóa đơn mà đã doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 6.000.000 – 18.000.000 đồng tùy từng trường hợp). Thông báo phát hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn
Nếu doanh nghiệp kê khai GTGT theo phương pháp trực tiếp thì sử dụng hóa đơn bán hàng ---) Hóa đơn bán hàng thì sẽ lên Chi cục thuế quản lý DN để làm thủ tục mua hóa đơn.
Khi đã thông báo phát hành hóa đơn hoặc mua bán hóa đơn bán hàng của Chi cục thuế --) Thì hàng Quý DN phải làm báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ( thời hạn nộp BC SDHĐ theo Quý cũng như tờ khai thuế GTGT)
4. Kê khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT); TNCN;TNDN
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là gì?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.
Có 2 phương pháp kê khai thuế GTGT là khấu trừ và Trực tiếp
Trước hết, bạn phải hiểu kê khai thuế GTGT khấu trừ là gì? Kê khai thuế GTGT trực tiếp là gì?
Kê khai thuế GTGT khấu trừ đươc hiểu đơn giản là bù trừ giữa đầu ra với đầu vào.
Cách tính thuế= Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Ví dụ:
Công ty Luật P&P là công ty thương mại: Mua máy tính vào = 12 tr, thuế GTGT = 1,2 tr
Bán cho Công ty A với giá = 15tr, thuế GTGT = 1,5 tr
Vậy Thuế GTGT phải nộp là: 1,5tr - 1,2 tr = 300.000 đồng
Phương pháp kê khai GTGT trực tiếp được hiểu là tính trực tiếp trên doanh thu.
Cách tính thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x tỷ lệ % ( quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/3/2013)
Ví dụ như trường hợp trên thì Thuế GTGT phải nộp = (15tr +1,5tr) * 1% = 165.000 đồng.
Đa số đến 90% các doanh nghiệp Việt Nam đều lựa chọn Phương pháp kê khai tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ theo yêu cầu của khách hàng cần xuất hóa đơn VAT để lấy đầu vào để khấu trừ thuế GTGT phải nộp, vì đối với các doanh nghiệp thuộc trường hợp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cũng chuyển sang tự lựa chọn kê khai theo phương pháp khấu trừ.
Lưu ý: Đối với mỗi phương pháp kê khai tính thuế GTGT doanh nghiệp bắt buộc phải sử dụng ổn định là 2 năm liên tục nhé. Nên, mình cần chắc chắn lựa chọn sử dụng phương pháp tính thuế nào để phù hợp với nhu cầu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì trong 2 năm liên tục mình không đăng ký thay đổi sang phương pháp khác được.
Có 2 kỳ kê khai là theo tháng và theo quý
= ) công ty mới thành lập thông thường sẽ kê khai theo quý và kê khai theo phương pháp trực tiếp (Nếu muốn kê khai theo phương pháp khấu trừ thì phải đăng ký).
Ví dụ: Nếu công ty mới thành lập muốn kê khai thuế GTGT theo pp khấu trừ thì nộp mẫu tờ khai thuế GTGT 01/GTGT--) Hạn chậm nhất là hạn nộp tờ khai GTGT kỳ đầu tiên.
Công ty mới thành lập ngày 05/05/2020 thì tức là thành lập vào Quý 2 thì tờ khai GTGT (kỳ đầu tiên) hạn nộp muộn nhất sẽ là ngày 30/07/2020.
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là gì?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là khoản tiền thuế mà người có thu nhập phải trích nộp một phần tiền lương hoặc từ các nguồn thu khác vào ngân sách nhà nước sau khi đã tính các khoản được giảm trừ.
Có 2 kỳ kê khai là theo tháng và theo quý
Lưu ý: Nhưng quy định công ty mới thành lập kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quý thì thuế thu nhập cá nhân (TNCN) cũng nộp kê khai theo quý.
Các khoản giảm trừ:
a) Giảm trừ gia cảnh:
Từ ngày 1/1/2020 – Đến ngày 30/6/2020 thì mức giảm trừ như sau:
-Đối với người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/ năm.
-Đối với mỗi người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/ tháng.
Từ ngày 1/07/2020 trở đi thì mức giảm trừ như sau:
-Đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/ tháng, 132 triệu đồng/năm.
-Đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/ tháng (Phải đăng ký và được cấp MST người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh).
b) Giảm trừ các khoản bảo hiểm bắt buộc
BHXH (8%)
BHTN (1%)
BHYT (1,5%)
c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học
Phải có tài liệu chứng minh từ các tổ chức hợp pháp.
Ví dụ: Anh Vũ Huy Tùng, ngành nghề kỹ sư xây dựng, ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty, được hưởng chế độ lương, thưởng như sau:
Lương cơ bản: 18.000.000đ
Tiền phụ cấp ăn trưa: 730.000đ
Tiền thưởng: 5.000.000đ
Các khoản bảo hiểm phải nộp: 18.000.000đ x 10.5% = 1.890.000đ
Giảm trừ bản thân: 11.000.000đ
Đăng ký người phụ thuộc: không có
Vậy thu nhập chịu thuế TNCN của người đó là = 18.000.000 + 5.000.000 - 730.000 = 22.270.000 đ
Còn thu nhập tính thuế TNCN của người đó là = 22.270.000 – 11.000.000 – 1.890.000= 9,380,000 đồng. Suy ra, thuế TNCN phải nộp = (9,380,000 x 10% ) – 0,25tr = 688,000 đ.
Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì?
Chưa có định nghĩa cụ thể về Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là gì? Tuy nhiên dựa trên các quy định tại các Nghị định thì chúng ta có thể hiểu thuế TNDN như sau:
Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định pháp luật.
Hàng quý căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp của quý ( không phải nộp Tờ khai thuế TNDN tạm tính quý).
Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của tháng đầu tiên quý tiếp theo.
Nếu tổng số tiền thuế TNDN tạm nộp mà thấp hơn số tiền thuế phải nộp theo Quyết toán từ 20% trở lên thì sẽ bị phạt chậm nộp.
Ví dụ: Bạn thành lập doanh nghiệp vào ngày 04/042020 ( tức quý 4) , có phát sinh doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh --) Thì hạn nộp Tiền thuế TNDN tạm tính quý 2/2020 chậm nhất là ngày 30/07/2020.
5. Lựa chọn chế độ kế toán và phương pháp khấu hao TSCĐ
Có 3 chế độ kế toán là
Chế độ kế toán theo Thông tư 200 áp dụng cho DN lớn
Chế độ kế toán theo Thông tư 133 áp dụng cho DN vừa và nhỏ
Chế độ kế toán theo Thông tư 132 áp dụng cho DN siêu nhỏ
Bạn phải xác định được quy mô của DN để lựa chọn chế độ kế toán cho phù hợp để Hạch toán sổ sách kế toán mới đúng.
Thông thường hiện nay các công ty mới thành lập của Việt Nam chủ yếu là chọn chế độ kế toán theo Thông tư 133 áp dụng cho DN vừa và nhỏ.
Trường hợp muốn thay đổi chế độ kế toán thì phải có thông báo cho cơ quan thuế và thực hiện nhất quán trong năm tài chính.
6.Đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ (nếu doanh nghiệp có TSCĐ):
Có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ :
-Phương pháp trích khấu hao theo đường thẳng ( Thường lựa chọn pp này).
-Phương pháp trích khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
-Phương pháp trích khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu hao TSCĐ theo quy định tại Thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện”
7. Lao động và BHXH
- Báo cáo phải nộp cho Phòng (sở) Lao động thương binh xã hội (DN phải báo cáo tình hình sử dụng lao động, cách xây dựng thang bảng lương (nếu có)).
- Cơ quan bảo hiểm xã hội: Ký hợp đồng lao động đủ từ 1 tháng trở lên --) Thì doanh nghiệp phải đóng BHXH bắt buộc
- Nộp kinh phí công đoàn.
Vì sao phải thực hiện các thủ tục kế toán sau khi thành lập doanh nghiệp?
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện công việc thủ tục kế toán sau khi thành lập doanh nghiệp mà quá thời hạn nộp các tờ khai thuế theo quy định pháp luật thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 400,000 đồng – 5,000,000 đồng.
Cụ thể quy định tại Thông tư 166/2013/TT-BTC Quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì đối với hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn sẽ bị xử phạt hành chính như sau:
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền 700.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này).
3. Phạt tiền 1.400.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.
4. Phạt tiền 2.100.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.
5. Phạt tiền 2.800.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.
6. Phạt tiền 3.500.000 đồng, nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng hoặc có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp (trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế).
d) Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
7. Thời hạn nộp hồ sơ quy định tại Điều này bao gồm cả thời gian được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều này đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.
9. Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều này, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật này.
Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều này và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.
Thời hạn nộp tờ khai, báo cáo thuế GTGT, TNDN, TNCN?
Thủ tục kế toán sau khi thành lập doanh nghiệp Luật P&P có liệt kê ra thời hạn nộp tờ khai, báo cáo thuế GTGT, TNDN, TNCN để trong trường hợp doanh nghiệp nộp chậm hồ sơ khai thuế có thể biết được mình thuộc mức phạt xử phạt hành chính nào?
Tờ khai |
Hạn nộp |
||
Báo cáo |
Theo tháng |
Theo quý |
Theo năm |
Thuế Môn Bài |
|
|
30-Thg1 |
Thuế giá trị gia tăng |
Ngày 20 tháng sau |
Ngày 30 hoặc 31 tháng đầu quý sau |
|
Thuế thu nhập cá nhân |
Ngày 20 tháng sau |
Ngày 30 hoặc 31 tháng đầu quý sau |
|
Thuế thu nhập doanh nghiệp |
|
Không phải nộp tờ khai chỉ cần tạm tính ra số tiền phải nộp |
|
Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn |
Ngày 20 tháng sau |
Ngày 30 hoặc 31 tháng đầu quý sau |
|
Báo cáo tài chính Quyết toán thuế: TNDN,TNCN |
|
|
Chậm nhất là ngày cuối cùng tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch. |
Những câu hỏi thường gặp của khách hàng?
Khách hàng hỏi: Công ty tôi mới thành lập được một tháng muốn chuyển trụ sở công ty khác quận thì có ảnh hưởng đến việc kê khai thuế và thời hạn nộp thuế không ạ?
Luật tư vấn P&P trả lời: Trong 1 tháng đầu tiên công ty bạn phải làm các thủ tục nộp tờ khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài nếu quá thời hạn trên mới thực hiện các công việc trên thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Công ty mới thành lập được một tháng muốn chuyển trụ sở công ty khác quận thì không ảnh hưởng đến việc kê khai thuế và thời hạn nộp thuế. Đến tại thời điểm chuyển trụ sở công ty bạn hoàn thành hết toàn bộ nghĩa vụ với cơ quan thuế ở trụ sở cũ ( các tờ khai, báo cáo nộp đúng theo quy định Luật P&P có liệt kê bên trên ạ).
Khách hàng hỏi: Trường hợp nào tôi phải kê khai thuế GTGT,TNCN theo tháng?
Luật tư vấn P&P trả lời:
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo tháng là dành cho các doanh nghiệp có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 50 tỷ. Trường hợp theo quý là các doanh nghiệp mới thành lập ( có tổng doanh thu năm trước liền kề từ 50 tỷ trở xuống).
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) dành cho các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu đồng trở lên. Trường hợp kê khai theo quý là dành cho các doanh nghiệp kê khai theo quý hoặc dành cho các doanh nghiệp kê khai GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ dưới 50 triệu đồng.
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com