Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài đang được quan tâm rất nhiều. Nhưng không phải thương nhân nào cũng nắm rõ quy định pháp lý về gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài. Vậy quy đinh của pháp luật về thủ tục thực hiện như thế nào? Điều kiện thực hiện? Hồ sơ gồm những gì? Những trường hợp nào thì được cấp lại giấy phép?

Bài viết dưới đây Luật tư vấn P&P xin được cung cấp tới khách hàng thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Cơ sở pháp lý


- Luật thương mại 2005

- Nghị đinh 07/2016/NĐ-CP

- Nghị định 185/2013/NĐ-CP

Văn phòng đai diện của thương nhân nước ngoài là gì?


Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật thương mại 2005 “Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”

 

 

Vì sao phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài?


- Trong thời gian pháp luật quy định khi giấy phép thành lập văn phòng đại diện hết hạn mà thương nhân muốn tiếp tục thực hiện thì phải thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo quy định

- Sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc không thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi giấy phép hết hạn. Được quy định tại Điểm D Khoản 2 Điều 86 Nghị đinh 185/2013/NĐ-CP

Điều kiện  thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài


- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận

- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký

- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ

- Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài

- Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành

Các quy định của pháp luật về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài


- Trụ sở của văn phòng đại diện

 + Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

 + Văn phòng đại diện, Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở

- Tên văn phòng đại diện

 + Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu

 + Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện và cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh

 + Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện, Chi nhánh phát hành

- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

Điều kiện để thực hiện thủ tục gia hạn Giấy phép hoạt động văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài


- Thương nhân nước ngoài vẫn còn hoạt động theo pháp luật tại quốc gia mà thương nhân đã thành lập

- Văn phòng đại diện không vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam;

- Thủ tục gia hạn cần được thực hiện ít nhất 30 ngày trước khi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện hết hạn

Các trường hợp nào không được gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài?


Thương nhân nước ngoài được gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện khi hết thời hạn quy định trong Giấy phép, trừ trường hợp có hành vi vi phạm thuộc các trường hợp bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện gồm

- Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.

-  Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp

- Không gửi báo cáo báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản

Hồ sơ thực hiện thủ tục gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài


- Đơn đề nghị gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký

- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài (phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng nhận hoặc hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam)

- Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất (phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định pháp luật Việt Nam)

- Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh đã được cấp

Quy trình thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

- Thẩm quyền:

 + Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao

 + Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý)

- Thời gian:

 + Thời gian nộp hồ sơ:  Ít nhất 30 ngày làm việc  trước khi Giấy phép hết hạn

+ Thời gian cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lời về việc nhận hồ sơ:

  03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ

  05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do

- Cách thức thực hiện

 + Nộp hồ sơ trực tiếp 

 + Qua đường bưu điện

 + Nộp trực tuyến

Câu hỏi khách hàng đưa ra


Câu 1. Cho tôi hỏi những trương hợp nào không được gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài?

Luật tư vấn P&P trả lời: các trường hợp sau không được gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

- Không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép.

-  Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp

- Không gửi báo cáo báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động của mình theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản

Câu 2: Có những cách thức nào để nộp hồ sơ gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài?

Luật tư vấn P&P trả lời: Có những cách thức sau  để nộp hồ sơ gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

- Nộp hồ sơ trực tiếp 

- Qua đường bưu điện

- Nộp trực tuyến

Khách hàng cân cung cấp


- Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài

- Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất

- Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh đã được cấp

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục gia hạn giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

- Nhận tài liệu từ quý khách.

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

Đối tác chiến lược