Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nhất là về phát triển du lịch. Với thành phố Nha Trang là trung tâm, nơi đây thu hút nguồn đầu tư lớn cũng như nhiều ngành kinh tế. Vì vậy mà hoạt động doanh nghiệp tại đây phát triển khá đa dạng. Tính đến tháng 4/2020, tỉnh Khánh Hòa có 10.376 doanh nghiệp đang hoạt động xếp thứ 10 cả nước về số lượng doanh nghiệp đang hoạt động. Chính vì hoạt động đa dạng của các ngành và lĩnh vực nên nhu cầu về địa điểm kinh doanh tại đây cũng chiếm tỷ lệ lớn. Doanh nghiệp có thể đóng địa điểm kinh doanh khi gặp khó khăn. Vậy thủ tục đóng địa điểm kinh doanh được thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết của luật P&P để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa là gì?


Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp, là nơi tiến hành khâu sản xuất để tạo ra sản phẩm. Khi hoạt động kinh doanh càng mở rộng càng cần nhiều địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa được thành lập để phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại đây. Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân.

Nghĩa vụ thuế của địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa


Địa điểm kinh doanh không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế giá trị gia tăng, địa điểm kinh doanh chỉ phải nộp lệ phí môn bài.  Nên địa điểm kinh doanh không được lựa chọn hình thức hạch toán việc nộp thuế của đơn vị phụ thuộc được thực hiện qua doanh nghiệp chủ quản, đối với trường hợp doanh nghiệp doanh nghiệp chủ quản không có địa chỉ tại Khánh Hòa địa điểm kinh doanh phải tự kê khai hồ sơ lệ phí môn bài với cơ quan thuế.

Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa là gì?


Địa điểm kinh doanh được thành lập theo quyết định của doanh nghiệp với mục đích mở rộng quy mô kinh doanh để tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm, tuy nhiên khi hoạt động kinh doanh gặp khó khăn doanh nghiệp có thể đóng địa điểm kinh doanh. Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa là việc thông báo của doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Khánh Hòa về việc chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh.

Tại sao phải thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh?


Theo quy định của pháp luật khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh phải thực hiện thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt địa điểm kinh doanh.

 Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

Điều kiện để thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa


Để chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòacần đảm bảo các yếu tố sau:

- Phải có lý do chấm dứt hoạt động phù hợp

- Phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Phải thông báo đến cơ quan thuế về việc chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ đóng hoạt động địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa


- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ                               

- Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền

Quy trình thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa


Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Khánh Hòa

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa qua mạng

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình làm hồ sơ


Khách hàng hỏi: Hình phạt đối với doanh nghiệp vi phạm về thời gian thông báo như thế nào?

Luật P&P trả lời: Luật doanh nghiệp quy định, doanh nghiệp phải thực hiện thông báo đến địa điểm kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định đóng địa điểm kinh doanh. Nếu vi phạm quy định này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo các mức sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

+ Phạt tiên từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo quá thời hạn quy định từ 31 dến 90 ngày

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

Khách hàng hỏi: Chi nhánh của công ty tôi tại Khánh Hòa có thành lập địa điểm kinh doanh thì khi chấm dứt hoạt động được thực hiện như thế nào?

Luật P&P trả lời: Chi nhánh được thành lập địa điểm kinh doanh để phục vụ hoạt động kinh doanh, địa điểm kinh doanh của chi nhánh hoạt động như địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nên thủ tục đóng địa điểm kinh doanh của chi nhánh được thự hiện như của doanh nghiệp. Chi nhánh phải thực hiện thông báo và nộp hồ sơ đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Khánh Hòa trong thông báo phải kê khai thông tin chi nhánh trực thuộc. Đối với trường hợp này người ký thông báo đóng địa điểm kinh doanh là người đứng đầu chi nhánh.  

Khách hàng hỏi: Khi khách hàng lựa chọn dịch vụ của luật P&P thì khách hàng cần cung cấp những gì để thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa?

Luật P&P trả lời: Để thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Khánh Hòa, doanh nghiệp phải có hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật bao gồm:

- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ                               

- Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền

Để hoàn thiện hồ sơ khách hàng cần cung cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh.

Công việc của luật P&P trong quá trình làm hồ sơ


- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục đóng địa điểm kinh doanh

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ đóng địa điểm kinh doanh

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục đóng địa điểm kinh doanh

- Nộp hồ sơ đóng địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh và làm việc với cơ quan thuế

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục đóng địa điểm kinh doanh.

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

Đối tác chiến lược