Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bình Dương

Bình Dương là một trong những tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp nhất cả nước, đây cũng là một tỉnh có số lượng doanh nghiệp đang hoạt động chiếm tỷ lệ cao. Đây tập trung nhiều ngành nghề, đặc biệt là các ngành công nghiệp chế tạo. Có 03 lĩnh vực có số lượng đăng ký mới và mức vốn đăng ký cao nhất trong ngành nghề kinh tế Việt Nam, cụ thể: lĩnh vực bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô có 897 doanh nghiệp, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 593 doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh bất động sản có 177 doanh nghiệp. Chính vì nhu cầu kinh doanh cao nên địa điểm kinh doanh tại đây được thành lập nhiều. Địa điểm kinh doanh vừa có thể giúp doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh, vừa có thể giảm bớt khó khăn khi chấm dứt hoạt động. Vậy thủ tục đóng địa điểm kinh doanh được thực hiện như thế nào? Khách hàng hãy tham khảo bài viết cảu luật P&P để tìm hiểu rõ hoen về vấn đề này.

Thế nào là địa điểm kinh doanh tại Bình Dương?


Để giảm chi phí vân chuyển cũng như tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh tại Bình Dương thì doanh nghiệp sẽ thành lập địa điểm kinh doanh tại đây để tiến hành hoạt động sản xuất, cung ứng sản phẩm. Doanh nghiệp có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh tại Bình Dương. Địa điểm kinh doanh không thực hiện chức năng đại diện ngoài ủy quyền, cũng như các chức năng của doanh nghiệp và không tiến hành hoạt động để tạo ra lợi nhuận. Địa điểm kinh doanh tại Bình Dương đơn thuần chỉ là nơi sản xuất và chứa sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường.

Nghĩa vụ thuế của địa điểm kinh doanh tại Bình Dương


Địa điểm kinh doanh tại Bình là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có mã số thuế riêng, thực hiện hạch toán phụ thuộc thông qua doanh nghiệp. Đối với trường hợp doanh nghiệp không có địa chỉ tại Bình Dương, địa điểm kinh doanh sẽ được cấp mã số phụ thuộc và tự kê khai hồ sơ lệ phí môn bài qua mã số đó. Địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài, việc nộp lệ phí môn bài được thực hiện chậm nhất vào ngày 30 tháng 1 hàng năm, mức thu 1.000.000 đồng/ năm.

Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bình Dương là gì?


Trong kinh doanh luôn có hoạt động mở và đóng, doanh nghiệp thành lập địa điểm kinh doanh thì cũng sẽ có đóng địa điểm kinh doanh. Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bình Dươnglà việc thông báo của doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Bình Dương về việc chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh.

Tại sao phải thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bình Dương?


Luật doanh nghiệp quy định khi chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh phải thực hiện thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh trong thời gian 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt địa điểm kinh doanh. Nếu vi phạm quy định này doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo các mức sau:

+ Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi thông báo quá thời hạn quy định từ 01 đến 30 ngày.

+ Phạt tiên từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi thông báo quá thời hạn quy định từ 31 dến 90 ngày

+ Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

 Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.

Điều kiện để thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh


- Phải có lý do chấm dứt hoạt động phù hợp

- Phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật

- Phải thông báo đến cơ quan thuế về việc chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ đóng địa điểm kinh doanh tại Bình Dương


Để thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bình Dương khách hàng cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:

- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh

- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ                               

- Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền

Quy trình thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bình Dương


Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Bình Dương

Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ qua mạng

Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.

Bước 3: Nhận kết quả

Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình làm hồ sơ


Khách hàng hỏi: Công ty tôi muốn đóng nhiều địa điểm kinh doanh cùng một lúc thì có được gộp hồ sơ không?

Luật P&P trả lời: Doanh nghiệp có thể thành lập nhiều địa điểm kinh doanh cùng một đơn vị hành chính, khi kinh doanh không đạt hiệu quả doanh nghiệp có thể đóng những địa điểm kinh doanh đó. Mặc dù các đia điểm kinh doanh cùng tỉnh vẫn không thể gộp chung một hồ sơ. Mỗi địa điểm kinh doanh sẽ có một mã số hệ thống riêng khi thực hiện thông báo đóng địa điểm kinh doanh chỉ được thông báo với một mã hệ thống cho một lần thông báo cũng như một hồ sơ. Vì vậy khi muốn đóng nhiều địa điểm kinh doanh cùng một lúc phải thực hiện lần lượt đối với từng địa điểm kinh doanh.

Khách hàng hỏi: Ai là người có thẩm quyền ký thông báo đóng địa điểm kinh doanh tại Bình Dương?

Luật P&P trả lời: Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, do doanh nghiệp quản lý. Các vấn đề của doanh nghiệp sẽ do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký. Vì người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho doanh nghiệp, nhân danh doanh nghiệp tham gia khi có tranh chấp xảy ra. Hiện nay chi nhánh cũng có thể thành lập địa điểm kinh doanh. Địa điểm kinh doanh thuộc chi nhánh thông báo đóng địa điểm kinh doanh sẽ do người đứng đầu chi nhánh ký vì hoạt động theo quản lý và quyết định của chi nhánh mà người có quyền quyết định các vấn đề của chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh.

Khách hàng hỏi: Hồ sơ đóng địa điểm kinh doanh tại Bình Dương có cần biên bản họp của công ty không?

Luật P&P trả lời: Biên bản họp là sự thể hiện việc thông qua các vấn đề của doanh nghiệp thể hiện sự đồng ý của tất cả công ty. Theo quy định của luật doanh nghiệp khi có vấn đề liên quan hay thay đổi về thông tin doanh nghiệp cần phải có sự đồng ý của công ty thông qua biên bản họp. Biên bản họp là một trong những giấy tờ cần có khi thực hiện cá thủ tục liên quan đến doanh nghiệp. Tuy nhiêncó một số vấn đề không thật sự quan trọng và cần thiết đến quyết định của công ty. Đóng địa điểm kinh doanh là một trong những thủ tục không cần cung cấp biên bản họp trong hồ sơ thực hiện thủ tục.

Công việc của luật P&P trong quá trình làm hồ sơ


- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục đóng địa điểm kinh doanh

- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ đóng địa điểm kinh doanh

- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục đóng địa điểm kinh doanh

- Nộp hồ sơ đóng địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh và làm việc với cơ quan thuế

- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh

- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục đóng địa điểm kinh doanh.

Liên hệ với Luật P&P


Hotline: 0989.869.523/0984.356.608

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

 

Đối tác chiến lược