Bắc Giang là một trong những tỉnh tập trung nhiều khu công nghiệp ở miền Bắc. Khu công nghiệp Đình Trám rộng hơn 100 ha đã được các nhà đầu tư vào gần kín, ngoài ra còn gần 10 cụm công nghiệp tại các huyện, thị xã đã và đang đi vào hoạt động hoặc đang thiết kế quy hoạch hoàn chỉnh bên cạnh đó là nhiều khu công nghiệp đang hoạt động. Trong những năm qua từ một tỉnh nông nghiệp Bắc Giang đã trở thành một tỉnh phát triển về công nghiệp. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ tình hình – kinh tế xã hội chung của cả nước đặc biệt Bắc Giang là một trong những tỉnh chịu hậu quả nặng nề nhất chính vì vậy mà nền kinh tế Bắc Giang bị suy giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa. Để khắc phục tình trạng đó nhiều địa điểm kinh doanh tại đây phải chấm dứt hoạt động. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về thủ tục này. Khách hàng hãy tham khảo bài viết cảu luật P&P để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này.
Địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang là gì?
Địa điểm kinh doanh là nơi tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang được thành lập khi doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô kinh doanh tại đây. Địa điểm kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không thực hiện chức năng của doanh nghiệp.
Nghĩa vụ thuế của địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang
Địa điểm kinh doanh là một cơ sở tiến hành hoạt động sản xuất của doanh nghiệp không thực hiện chức năng thương mại chính vì vậy mà địa điểm kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài. Trường hợp doanh nghiệp chủ quản cũng có địa chỉ tại Bắc Giang thì việc kê khai hồ sơ lệ phí môn bài của địa điểm kinh doanh sẽ do doanh nghiệp thực hiện. Đối với trường hợp doanh nghiệp chủ quản không có địa chỉ tại Bắc Giang địa điểm kinh doanh phải tự kê khai hồ sơ lệ phí môn bài.
Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang là gì?
Địa điểm kinh doanh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có thể hoạt động trong một thời gian nhất định, khi không có nhu cầu về hoạt động kinh doanh nữa doanh nghiệp sẽ tiến hành đóng địa điểm kinh doanh. Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang là việc thông báo của doanh nghiệp đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Bắc Giang về việc chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh tại đây.
Tại sao phải thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang?
Thông báo là trách nhiệm của doanh nghiệp khi có sự thay đổi về nội dung đăng ký thông tin thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh phải thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Bắc Giang. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh.
Điều kiện để thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang
Để chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Phải có lý do chấm dứt hoạt động phù hợp
- Phải có đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
- Phải thông báo đến cơ quan thuế về việc chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh.
Hồ sơ đóng hoạt động địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang
- Thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh
- Giấy ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ
- Giấy tờ cá nhân của người được ủy quyền
Quy trình thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang
Thẩm quyền: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Bắc Giang
Hình thức nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang qua mạng
Các bước thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin về việc địa điểm kinh doanh chấm dứt hoạt động cho Cơ quan thuế. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, Cơ quan thuế gửi ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của địa điểm kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động địa điểm kinh doanh.
Bước 3: Nhận kết quả
Những vướng mắc của khách hàng trong quá trình làm hồ sơ
Khách hàng hỏi: Công ty tôi có 3 địa điểm kinh doanh tại Bắc Giang do kinh doanh gặp khó khăn nên chúng tôi muốn đóng địa điểm kinh đó, vậy công ty tôi có thể gộp chung hồ sơ của 3 địa điểm kinh doanh trong một hồ sơ không?
Luật P&P trả lời: Bắc Giang là nơi có nhiều khu công nghiệp vì vậy mà nhu cầu hoạt động kinh doanh tại đây cũng cao, chính vì vậy mà doanh nghiệp thường thành lập nhiều địa điểm kinh doanh tại đây. Mỗi địa điểm kinh doanh sẽ có một mã số nội bộ riêng, bên cạnh đó khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh doanh nghiệp phải gửi thông báo đến phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư Bắc Giang. Thế nhưng trong nội dung thông báo chỉ có thể kê khai một mã số địa điểm kinh doanh. Vì vậy mà doanh nghiệp phải thông báo lần lượt đối với từng địa điểm kinh doanh và doanh nghiệp không thể gộp chung một hồ sơ đối với 3 địa điểm kinh doanh.
Khách hàng hỏi: Những hồ sơ mà khách hàng cần cung cấp khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh?
Luật P&P trả lời: Thủ tục đóng địa điểm kinh doanh được thực hiện khá đơn giản so với thủ tục đóng chi nhánh và văn phòng đại diện. Khi thực hiện đóng địa điểm kinh doanh doanh nghiệp sẽ không phải cung cấp biên bản họp của công ty. Như vậy hồ sơ mà khách hàng cần cung cấp khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh là thông báo chấm dứt địa diểm kinh doanh, nếu doanh nghiệp thực hiện thủ tục thông qua dịch vụ của luật P&P thì luật P&P sẽ chịu trách nhiệm chuẩn bị thông báo này và nộp cho phòng đăng ký kinh doanh. Vì thông báo là thủ tục bắt buộc khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh.
Khách hàng hỏi: Trách nhiệm của cơ quan thuế trong thủ tục đóng địa điểm kinh doanh?
Luật P&P trả lời: Một tổ chức khi đi vào hoạt động đều phải làm việc với cơ quan thuế, khi tổ chức chấm dứt hoạt động tổ chức đó phải hoàn thành nghĩa vụ thuế còn nợ với cơ quan thuế. Địa điểm kinh doanh là đối tượng phải nộp lệ phí môn bài, thời gian nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 1 hàng năm. Vì vậy mà lệ phí môn bài phải được hoàn thành theo từng năm nên khi thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục chốt thuế với cơ quan thuế.
Công việc của luật P&P trong quá trình làm hồ sơ
- Tư vấn cho khách hàng thông tin liên quan đến thủ tục đóng địa điểm kinh doanh
- Tiếp nhận thông tin từ khách hàng về thủ đóng địa điểm kinh doanh
- Soạn thảo hồ sơ về thủ tục đóng địa điểm kinh doanh
- Nộp hồ sơ đóng địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh và làm việc với cơ quan thuế
- Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục đóng địa điểm kinh doanh
- Nhận và bàn giao kết quả cho khách hàng sau khi thực hiện xong thủ tục đóng địa điểm kinh doanh.
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523/0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com