Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi đậm đặc

Việc công bố thức ăn chăn nuôi đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)  hiện nay được thực hiện rất nhiều. Nhưng không phải khách hàng nắm rõ được quy định của pháp luật về thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)

Để khách hàng nắm rõ được thủ tục trên, bài viết sau Luật tư vấn P&P xin cung cấp tới khách hàng thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)

Cơ sở pháp lý


- Luật chăn nuôi 2018

- Nghị định 13/2020/NĐ-CP

- Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT

Thức ăn chăn nuôi đậm đặc là gì?


Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp của các nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn nhu cầu của vật nuôi và dùng để phối chế với nguyên liệu khác tạo thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh

Vì sao phải thực hiện thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)


- Theo quy định tại Điều 32 Luật chăn nuôi 2018 về Yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường phải thực hiện công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)

=> Như vậy việc công bố hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc) là bắt buộc đối với tất cả các nhà sản xuất hay kinh doanh trước khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường nhằm đảm bảo an toàn cho sản phẩm lẫn chất lượng.

- Đối với hành vi lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc mà không thực hiện thủ tục công bố thì sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 64/2018/NĐ-CP với mức xử phạt là phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng căn cứ vào hành vi vi phạm và tổng giá trị lô sản phẩm vi phạm

Khi thực hiện thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc) cần có điều kiện gì? 


- Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

- Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật đối với thức ăn đậm đặc

- Thức ăn chăn nuôi đậm đặc phải được sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp

- Có Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định

Quy định về nhãn đối với thực ăn chăn nuôi đậm đặc


TÊN CỦA SẢN PHẨM

(Ví dụ: Thức ăn đậm đặc cho lợn)

TÊN THƯƠNG MẠI (nếu có)

Định lượng:

Số tiêu chuẩn công bố:

Ngày sản xuất:

Hạn sử dụng*:

Hướng dẫn bảo quản:

Tên, địa chỉ, số điện thoại của tổ chức, cá nhân đăng ký (Đảm bảo truy xuất được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm).

THÀNH PHẦN DINH DƯỠNG HOẶC CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG

Độ ẩm (%) max:

Protein thô (%) min:

ME (Kcal/kg) min:

Xơ thô (%) max:

Ca (%) min-max:

P tổng số (%) min-max:

Lysine tổng số (%) min:

Methionine + Cystine tổng số (%) min **:

Thông tin kháng sinh*** (nếu sử dụng):

Những điều cần lưu ý (nếu có):

NGUYÊN LIỆU

(Ghi tên các loại nguyên liệu chính sử dụng để phối chế sản phẩm)

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG

- Ngoài các nội dung bắt buộc nêu trên, cơ sở có thể ghi thêm các nội dung khác (ví dụ: Lô sản xuất, biểu tượng, mã số của sản phẩm, hình vẽ, quảng cáo…), nhưng không được trái với quy định về ghi nhãn hàng hóa.

- Đối với thức ăn chăn nuôi chỉ nhằm mục đích xuất khẩu, việc ghi nhãn được thực hiện theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

- Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, việc ghi nhãn phụ phải thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và quy định tại Thông tư 21/2020/TT-BNNPTNT

*Không bắt buộc phải ghi cụ thể hạn sử dụng trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhưng bắt buộc phải ghi trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.

** Bao gồm các chất thay thế Methionine.

*** Không bắt buộc phải ghi trên mẫu nhãn khi công bố thông tin sản phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng bắt buộc phải ghi theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BNNPTNT trong quá trình sản xuất, lưu thông sản phẩm.

Hồ sơ thực hiện thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)


Đối với sản phẩm sản xuất trong nước thì hồ sơ thực hiện thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi đâm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc) cần các tài liệu sau:

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Hợp đồng thuê, gia công thức ăn chăn nuôi đối với trường hợp tổ chức, cá nhân thuê, gia công tại cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Tiêu chuẩn công bố áp dụng, văn bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy của sản phẩm

- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng và trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận;

- Mẫu của nhãn sản phẩm

Đối với thức ăn chăn nuôi đậm đặc nhập khẩu cần các giấy tờ sau đây

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp

- Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất

- Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định

- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận

- Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp

Trình tự thực hiện thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)


- Cách thực tực hiện: Nộp hồ sơ online tại Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Thẩm quyền: Cục chăn nuôi

- Trình tự thực hiện:

+ Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật

+ Bước 2: Tổ chức, cá nhân truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tự công bố thông tin sản phẩm thức ăn đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)

+ Bước 3: Tiến hành lưu hành thức ăn chăn nuôi

Các trường hợp nào phải thực hiện thủ tục công bố lại thức ăn chăn nuôi đậm đặc (Đăng ký lưu hành lại thức ăn chăn nuôi đậm đặc)


- Khi thông tin thực ăn chăn nuôi có một trong những thay đổi sau thì phải thực hiện thủ tục công bố lại sản phẩm thức ăn chăn nuôi đậm đặc:

+ Trường hợp thay đổi về địa chỉ cơ sở sản xuất

+ Trường hợp thay đổi chất lượng sản phẩm

- Hồ sơ và trình tự thực hiện được thực hiện giống như thực hiện thủ tục công bố thức ăn chăn nuội đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)

Câu hỏi khách hàng thường gặp khi thực hiện thủ tục công bố thức ăn chăn nuôi đậm đặc (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc)


Khách hàng hỏi: Công ty cho tôi hỏi, hiện nay công ty tôi có 2 sản phẩm thức ăn chăn nuôi đậm đặc. Khi tiến hành công bố (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc) tôi có thể gộp 2 sản phẩm vào một hồ sơ được không?

Luật P&P trả lời: Đối với hồ sơ công bố thức ăn chăn nuôi (Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi đậm đặc) thì một hồ sơ công bố được cho tối đa 5 sản phẩm cả sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Nên công ty bạn tiến hành gộp 2 sản phầm thực ăn chăn nuôi đậm đặc vào một hồ sơ vẫn được

Khách hàng hỏi: Công ty tôi hiện nay muốn tiến hành nhập khẩu thức ăn chăn nuôi đậm đặc. Công ty cho tôi hỏi khi tiến hành nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thì có bắt buộc kiểm nghiệm tại Việt Nam không? Hay có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm của nước ngoài?

Luật P&P trả lời: Đối với sản phẩm nhập khẩu đã có kết quả kiểm nghiệm thức ăn chăn nuôi rồi thì có thể sử dụng kết quả kiểm nghiệm của nước ngoài, không bắt buộc phải tiến hành kiểm nghiệm tại Việt Nam

Khách hàng hỏi: Khi công ty chúng tôi tiến hành thay đổi tên sản phẩm thức ăn chăn nuôi đậm đặc thì có phải thực hiện thủ tục công bố lại thức ăn chăn nuôi đậm đặc không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 33 Luật chăn nuôi 2018 thì chỉ khi tiến hành thay đổi 2 thông tin địa chỉ cơ sở sản xuất, chất lượng sản phẩm thì mới phải thực hiện thủ tục công bố lại thức ăn chăn nuôi.

Còn trường hợp của bạn thay đổi tên sản phẩm thức ăn đậm đặc chỉ cần thực hiện điều chỉnh lại thông tin tên sản phẩm thay đổi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Khách hàng cần cung cấp


Đối với sản phẩm sản xuất trong nước

- Đăng ký kinh doanh của công ty

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Mẫu của nhãn sản phẩm

Đối với sản phẩm nhập khẩu

- Giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc văn bản có giá trị tương đương do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp

- Một trong các giấy chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng (ISO), Thực hành sản xuất tốt (GMP), Phân tích nguy cơ và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP) hoặc giấy chứng nhận tương đương của cơ sở sản xuất

- Bản thông tin sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp bao gồm thành phần nguyên liệu, công dụng, hướng dẫn sử dụng; chỉ tiêu chất lượng, chỉ tiêu an toàn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đăng ký theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa; nhãn phụ của sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định

- Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm được cấp bởi phòng thử nghiệm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất xứ chỉ định hoặc được công nhận bởi tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực hoặc phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận

- Mẫu của nhãn sản phẩm do tổ chức, cá nhân sản xuất cung cấp

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục công bố thực ăn chăn nuôi đậm đặc

- Kiệm nghiệm sản phẩm thực ăn chăn nuôi

- Soạn thảo hồ sơ hoàn chỉnh

- Thay mặt quý khách hàng nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước

- Làm việc với cơ quan nhà nước để xử lý hồ sơ

- Nhận kết quả và bàn giao cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược