Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục công bố nước ép

Nước ép là một sản phẩm được đa số người tiêu dùng ưu chuộng bởi công dụng tuyệt vời của nó. Thủ tục công bố nước ép là thủ tục mà cơ sở cần phải thực hiện khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được quy trình thực hiện thủ tục này như thế nào. Luật tư vấn xin cung cấp tới quý khách hàng thủ tục công bố nước ép như sau:

Cơ sở pháp lý


- Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Quyết định 46/2007/QĐ- BYT

- Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Thủ tục công bố nước ép là gì?


- Nước ép có thể hiểu là dùng các phương pháp để ép ra nước của trái cây và rau củ, nhưng vẫn giữ lại được tất cả các chất dinh dưỡng bao gồm chất enzym và vitamin ban đầu của các loại trái cây và rau củ đó. Và khi ép trái cây thì bạn sẽ loại bỏ được các phần xơ, thịt, vỏ…của trái cây và rau củ có thể ảnh hưởng không tốt cho hệ thống tiêu hoá của bạn.

-Trên thực tế thì hệ thống tiêu hoá của chúng ta sẽ dễ tiêu hoá dạng chất lỏng hơn là các thực phẩm thông thường. Chính vì thế lợi ích đầu tiên của nước ép trái cây là thúc đẩy cho quá trình tiêu hoá trở nên dễ dàng hơn. Không những vậy, nước ép còn giúp chúng ta giảm cân, thanh lọc cơ thể, ngăn ngừa bệnh tật và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

- Thủ tục công bố nước ép là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trừ các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

Mức xử phạt khi thực hiện không đúng thủ tục công bố nước ép


- Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, các mức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm như sau:

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm: Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm; Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.

Điều kiện thực hiện thủ tục công bố nước ép là gì?


- Điều kiện đối với cơ sở công bố:

+ Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm

+ Trong trường hợp cơ sở không trực tiếp sản xuất nước ép mà thuê đơn vị khác gia công sản phẩm thì cơ sở gia công cần có điều kiện phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và hợp đồng gia công sản phẩm.

+ Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

- Điều kiện đối với sản phẩm nước ép: sản phẩm nước ép phải được thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Hiện nay, nước ép thường được kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau:

* Giới hạn các chất nhiễm bẩn đối với nước ép

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

I. Kim loại nặng

 

1.    Chì, mg/l

0,05

2.    Thiếc (đối với sản phẩm đóng hộp tráng thiếc), mg/l

150

II. Độc tố vi nấm

 

1.    Patulin trong nước táo và nectar táo (áp dụng cho cả nước táo và nectar táo được sử dụng làm thành phần của các loại đồ uống khác), mg/l

50

III. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

 

 1.    Nước quả và nectar quả thuộc chi Citrus (chi Cam chanh)

 

-         Piperonyl butoxid, mg/l

0,05

2.    Nước cam và nectar cam

 

-         2-Phenylphenol, mg/l

0,5

-         Propargit, mg/l

0,3

3.    Nước táo và nectar táo

 

-         Diphenylamin, mg/l

0,5

-         Propargit, mg/l

0,2

4.    Nước nho và nectar nho

 

-         Propargit, mg/l

1

5.    Nước cà chua và nectar cà chua

 

-         Carbaryl, mg/l

3

-         Malathion, mg/l

0,01

-         Piperonyl butoxid, mg/l

0,3

 * Các chỉ tiêu vi sinh vật của nước ép

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

1.    Tổng số vi sinh vật hiếu khí, CFU/ml sản phẩm

100

2.    Coliform, CFU/ml

10

3.    E. coli, CFU/ml

Không được có

4.    Streptococci faecal, CFU/ml

Không được có

5.    Pseudomonas aeruginosa, CFU/ml

Không được có

6.    Staphylococcus aureus, CFU/ml

Không được có

7.    Clostridium perfringens, CFU/ml

Không được có

8.    Tổng số nấm men và nấm mốc, CFU/ml

10

 

Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục công bố nước ép


- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố, trong trường hợp không trực tiếp sản xuất thì cần có hợp đồng gia công với cơ sở trực tiếp sản xuất

- Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

Trình tự thực hiện thủ tục công bố nước ép


Quy trình thực hiện

- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”

- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Thẩm quyền: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định

Những vướng mắc khách hàng gặp phải khi thực hiện thủ tục công bố nước ép


Câu 1: Công ty tôi có hai cơ sở sản xuất nước ép, vậy công ty cần thực hiện thủ tục công bố nước ép ở đâu?

- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP: “Tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó”.

Câu 2: Công ty tôi đã thực hiện công bố nước ép, vậy nhãn mác của sản phẩm phải ghi những nội dung gì?

- Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

- Nội dung của nhãn mác của nước ép phải theo quy định tại Điều 24 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 43/017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, cụ thể nhãn của nước ép phải có các nội dung bắt buộc sau:

+Tên hàng hóa;

+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

+ Xuất xứ hàng hóa

+ Định lượng;

+ Ngày sản xuất;

+ Hạn sử dụng;

+ Thành phần hoặc thành phần định lượng;

+ Thông tin cảnh báo;

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Câu 3: Công ty chúng tôi đã tự công bố cho sản phẩm nước ép, nay công ty muốn thay đổi thiết kế vỏ hộp cho bắt mắt. Vậy công ty có cần thực hiện thủ tục công bố lại sản phẩm hay không?

- Các trường hợp phải công bố lại khi có thay đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP là thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm. Theo đó, nếu chỉ thay đổi thiết kế vỏ hộp cho bắt mắt mà không thay đổi các nội dung về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm thì công ty không cần thực hiện tự công bố lại.

Câu 4: Công ty tôi đã thực hiện thủ tục công bố nước ép, nay công ty muốn thay đổi địa chỉ sản xuất nước ép thì có cần thực hiện tự công bố lại nước ép hay không?

- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, một trong những nội dung khi thay đổi thì phải thực hiện thủ tục công bố lại đó là thay đổi xuất xứ sản phẩm. Thay đổi địa chỉ sản xuất cũng đồng nghĩa với thay đổi xuất xứ sản phẩm nên khi thay đổi địa chỉ cơ sở sản xuất, cơ sở cần thực hiện lại thủ tục công bố nước ép.

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược