Thói quen rửa tay diệt vi khuẩn là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân và cộng đồng. Bởi vậy mà trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dung dịch sát khuẩn tay. Tuy nhiên, không phải loại dung dịch sát khuẩn tay nào cũng được lưu hành theo đúng quy định. Vậy thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay như thế nào là đúng và tiết kiệm chi phí nhất cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm này, Luật tư vấn xin gửi tới quý khách hàng trong bài viết dưới đây:
Thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay là gì?
- Dung dịch sát khuẩn tay là dung dịch có tác dụng diệt khuẩn được dùng trong gia dụng và trong y tế. Sản phẩm này thường có các thành phần chính là các chất khử khuẩn, chất kháng khuẩn, chất dưỡng da, chất tạo bọt, chất tăng độ nhớt,...
- Dung dịch sát khuẩn tay có các ưu điểm sau:
+ Khả năng diệt khuẩn nhanh
+ Tiện lợi khi sử dụng vì không cần dung nước nên có thể mang theo và sử dụng bất cứ khi nào
+ Giá thành rẻ, có thể dễ dàng mua ở các cửa hàng, hiệu thuốc
- Bên cạnh đó, dung dịch diệt khuẩn cũng có những nhược điểm như:
+ Không diệt được hoàn toàn 100% vi khuẩn
+ Có thành phần là cồn nên sẽ gây khô da tay
+ Có nguy cơ gây dị ứng với một số người nhạy cảm với thành phần nào của sản phẩm
- Thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay là thủ tục công bố chất lượng của sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở mà nhà sản xuất ban hành ra. Để có thể thực hiện thủ tục này, cần trải qua 03 bước:
+ Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm
+ Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm
+ Bước 3: Công bố sản phẩm
Tại sao cần thực hiện thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay?
- Theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ sở xem xét và quyết định bằng văn bản về việc công bố sản phẩm, hồ sơ công bố được lưu trữ tại cơ sở.
- Hơn nữa, theo quy định tại Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, Cá nhân, tổ chức sẽ bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật.
- Do đó, để tránh bị phạt và đảm bảo sản phẩm dung dịch sát khuẩn tay được lưu hành hợp pháp, tổ chức kinh doanh sản phẩm cần thực hiện thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay
Bước 1: Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho sản phẩm
- Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng cho sản phẩm của tổ chức đó.
- Các yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở:
+ Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.
+ Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
+ Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở
- Phương thức xây dựng tiêu chuẩn cơ sở:
+ Chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở;
+ Xây dựng mới tiêu chuẩn cơ sở trên cơ sở sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, các kết quả thử nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm (đây là phương thức chủ yếu để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm dung dịch sát khuẩn tay vì chưa có tiêu chuẩn quốc gia tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng)
+ Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn cơ sở hiện hành.
- Nội dung của tiêu chuẩn cơ sở bao gồm: Mục lục Phần thông tin mở đầu; Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật); Phần thông tin bổ sung.
Bước 2: Kiểm nghiệm sản phẩm
- Kiểm nghiệm sản phẩm có mục đích để xác định chất lượng của sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn cơ sở mà nhà sản xuất ban hành thông qua các chỉ tiêu kiểm nghiệm.
- Vậy cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu nào của sản phẩm và lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm nào uy tín? Đây là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Luật tư vấn P&P với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này sẽ cung cấp đến quý khách hàng dịch vụ kiểm nghiệm đảm bảo chính xác và cho ra kết quả trong thời gian nhanh nhất.
- Kết quả kiểm nghiệm phù hợp với tiêu chuẩn cơ sở thì tức là sản phẩm của khách hàng đủ điều kiện để công bố sản phẩm.
Bước 3: Công bố sản phẩm
- Sản phẩm sau khi được xây dựng tiêu chuẩn cơ sở và kiểm nghiệm sẽ đủ điều kiện để công bố sản phẩm.
- Hồ sơ công bố sản phẩm bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố
+ Tiêu chuẩn cơ sở của sản phẩm
+ Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm
+ Mẫu nhãn sản phẩm
+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Hợp đồng thuê nhà)
+ Hợp đồng/hóa đơn mua bán nguyên liệu, máy móc phục vụ quá trình sản xuất
Câu hỏi khách hàng thường gặp phải khi thực thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay
Câu 1: Công ty tôi đang thực hiện thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay, vậy khi kiểm nghiệm sản phẩm cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu nào?
Chỉ tiêu kiểm nghiệm sản phẩm để thực hiện thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay phụ thuộc vào thành phần hàm lượng các nguyên liệu để cấu thành nên sản phẩm. Tuy nhiên, hầu hết dung dịch sát khuẩn tay sẽ kiểm nghiệm các chỉ tiêu chính như: Cảm quan (màu sắc, dạng tồn tại, mùi hương), độ pH, hàm lượng ethanol, hàm lượng methanol, hàm lượng vi sinh vật,…
Câu 2: Để thực hiện thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay, nhãn của sản phẩm phải thể hiện những nội dung gì?
- Theo quy định của pháp luật, nhãn sản phẩm dung dịch sát khuẩn tay phải có đủ những thông tin sau và phải thể hiện bằng tiếng Việt:
+ Tên hàng hóa
+ Tên và địa chỉ của tổ chức chịu trách nhiệm về hàng hóa
+ Xuất xứ của hàng hóa
- Lưu ý khi thiết kế nhãn:
+ Tên hàng hóa phải được thể hiện cỡ chữ to hơn so với các nội dung khác trên nhãn
+ Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường
+ Màu sắc của chữ, chữ số, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu, ký hiệu ghi trên nhãn hàng hóa phải rõ ràng. Đối với những nội dung bắt buộc theo quy định thì chữ, chữ số phải có màu tương phản với màu nền của nhãn hàng hóa
Câu 3: Công ty A sản xuất dung dịch sát khuẩn theo hợp đồng gia công do công ty B đặt gia công. Vậy chủ thể nào có tư cách thực hiện thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay?
Trong trường hợp này, công ty B là chủ sở hữu của sản phẩm nên công ty B là công ty thực hiện thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay.
Dịch vụ thực thực thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay
- Soạn thảo hồ sơ để thực thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay
- Nộp hồ sơ và xử lý hồ sơ thực thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay
- Gặp gỡ và trao đổi với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình thực thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay
- Bàn giao kết quả cho khác hàng khi thực thủ tục công bố dung dịch sát khuẩn tay
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com