Nhiều đơn vị thực hiện việc sản xuất chất tẩy rửa ra thị trường nhưng chưa rõ cần phải chuẩn bị giấy tờ như nào để thực hiện thủ tục công bố sản phẩm và những lưu ý gì trong quá trình thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa. P&P xin chia sẻ những nội dung căn bản cần lưu ý khi thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa.
Khi đưa chất tẩy rửa ra thị trường thì cần làm thủ tục gì ?
1/ Chất tẩy rửa khi đưa sản phẩm ra thị trường cần phải thực hiện thủ tục xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở cho chất tẩy rửa. Việc xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở này theo nguyên tắc đơn vị tự xây dựng và chịu trách nhiệm về sản phẩm của chính mình. Việc thực hiện thủ tục công bố này được áp dụng theo thông tư Số: 21/2007/TT-BKHCN quy định về hướng dẫn về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn được sửa đổi, bổ sung bởi thông tư Số: 29/2011/TT-BKHC.
2/ Vậy các cơ sở sẽ đặt ra câu hỏi tiêu chuẩn cơ sở là gì ? Và quy định nêu rõ: " Tiêu chuẩn cơ sở là tiêu chuẩn do tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp và các cơ quan, tổ chức khác công bố để áp dụng trong các hoạt động của tổ chức đó"
3/ Yêu cầu đối với tiêu chuẩn cơ sở là gì ?
- Tiêu chuẩn cơ sở không được trái với quy chuẩn kỹ thuật và quy định của pháp luật hiện hành.
- Tiêu chuẩn cơ sở cần được xây dựng phù hợp với trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ, đáp ứng được yêu cầu quản lý, sản xuất kinh doanh của cơ sở.
4/ Căn cứ xây dựng tiêu chuẩn cơ sở dựa vào đâu ?
Tiêu chuẩn cơ sở được xây dựng dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, kinh nghiệm, nhu cầu và khả năng thực tiễn của cơ sở. Các tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, khu vực hoặc nước ngoài tương ứng được khuyến khích sử dụng để xây dựng hoặc chấp nhận thành tiêu chuẩn cơ sở.
Thủ tục công bố chất tẩy rửa cần những hồ sơ gì ?
Khi thực hiện thủ công bố chất tẩy rửa thì đơn vị cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
1/ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có mã ngành nghề phù hợp
2/ Kết quả kiểm nghiệm của sản phẩm do các đơn vị đủ điều kiện kiểm nghiệm thử nghiệm
3/ Tiêu chuẩn cơ sở do người đại diện ban hành
4/ Nhãn thiết kế sản phẩm
Những lưu ý khi kiểm nghiệm chất tẩy rửa ?
1/ Việc kiểm nghiệm sản phẩm phải được kiểm nghiệm ở những đơn vị đủ điều kiện thử nghiệm.
2/ Việc xác định chỉ tiêu kiểm nghiệm phải đảm bảo đủ số lượng, đúng chỉ tiêu và phù hợp với tính chất sản phẩm
Thường đây là công việc khó khăn nhất và đơn vị trước khi thực hiện kiểm nghiệm thì cần xác định xem sản phẩm của mình là dạng sản phẩm gì ? công dụng ra sao để xác định những chỉ tiêu phù hợp. Chỉ tiêu kiểm nghiệm này sẽ căn cứ dựa vào những tiêu chuẩn Việt Nam hoặc những văn bản quy định để xác định được.
Những lưu ý khi thiết kế nhãn sản phẩm ?
Khi thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa thì có nội dung rất quan trọng là cần xác định được việc thiết kế nhãn như nào và cần có những thông tin gì trên nhãn sản phẩm. Theo quy định thì khi thiết kế nhãn sản phẩm thì sẽ cần những thông tin bắt buộc phải có như sau:
- Tên công ty
- Địa chỉ công ty
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Thành phần hoặc hàm lượng hoạt chất;
- Số lô sản xuất;
- Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
- Thông tin cảnh báo;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản
Chú ý: Đối với những sản phẩm là sản phẩm nhập khẩu thì cần lưu ý trên sản phẩm có phần nhãn gốc và nhãn phụ sản phẩm. Việc ghi nhãn phụ sản phẩm cũng cần đáp ứng được các thông tin như đã nếu ở trên.
Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở được thể hiện như sau:
- Số hiệu và năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở được phân cách bằng dấu hai chấm (:)và được đặt sau ký hiệu TCCSv;
- Chữ viết tắt tên cơ sở công bố (ban hành) tiêu chuẩn cơ sở được đặt sau năm ban hành tiêu chuẩn cơ sở và được phân cách bằng dấu gạch chéo.
Ví dụ: TCCS 27:2006/XXX là ký hiệu của tiêu chuẩn cơ sở có số hiệu là 27, do công ty có tên giao dịch viết tắt là XXX xây dựng và công bố năm 2006.
Nội dung tiêu chuẩn cơ sở cần có các phần sau:
- Mục lục;
- Phần thông tin mở đầu;
- Phần cơ bản (phần khái quát, phần kỹ thuật);
- Phần thông tin bổ sung.
Khuôn khổ, mẫu trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn cơ sở có thể tham khảo TCVN 1-2 về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia. 3.3.3. Tiêu chuẩn cơ sở cần phải trình bày ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, dễ đọc, không sai lỗi, không gây nhầm lẫn và hiểu thành nhiều nghĩa.
Chú ý:
- Tiêu chuẩn cơ sở có thể đóng rời từng tiêu chuẩn hoặc thành từng tập tiêu chuẩn theo chủ đề hoặc đối tượng tiêu chuẩn.
Các trang của TCCS cần được đánh số và có thể được in dưới dạng tờ rời để thuận tiện cho việc bổ sung, huỷ bỏ hoặc thay thế nội dung. Tiêu chuẩn cơ sở có thể có tờ bìa hoặc không có tờ bìa.
- Căn cứ hướng dẫn chung này, các cơ sở tổ chức xây dựng các quy trình, hướng dẫn cụ thể về xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở phù hợp với điều kiện, quy mô của cơ sở.
Khi thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa có cần đăng ký nhãn hiệu không ?
Trong quá trình thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa thì thủ tục đăng ký logo đóng vai trò quan trọng trong khâu nhận diện thương hiệu sản phẩm và đơn vị sản xuất
6.1. Đăng ký logo thương hiệu là gì ?
Đăng ký logo thương hiệu hay còn gọi là đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm bản chất là việc đăng ký nhận diện cho sản phẩm của đơn vị sản xuất và nhằm mục đích cuối cùng là gắn được nhãn hiệu lên trên sản phẩm để tăng tính phân biệt và giúp cho khách hàng nhận biết thương hiệu sản phẩm dễ dàng.
6.2. Điều kiện để được đăng ký logo thương hiệu
Điều 72- Luật Sở Hữu trí tuệ có quy định điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
“ Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác” .
6.2. Thành phần hồ sơ khi đăng ký logo thươn hiệu
- Tờ khai đăng ký;
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Nếu thiếu một trong các tài liệu nói trên, Cục Sở hữu trí tuệ có quyền từ chối tiếp nhận đơn.
6.3. Quy trình thực hiện
Thực hiện thủ tục đăng ký logo thươn hiệu sẽ được thực hiện trải qua các bước như sau:
- Thẩm định về mặt hình thức đơn
- Công bố đơn hợp lệ
- Thẩm định nội dung đơn
- Cấp văn bằng bảo hộ và cấp lại văn bằng bảo hộ
6.4. Thẩm quyền duyệt hồ sơ: Cục Sở hữu trí tuệ
Khi thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa có cần đăng ký mã số mã vạch không ?
Trong quy trình thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa thì đăng ký mã số mã vạch đóng vai trò đảm bảo truy xuất nguồn gốc hàng hóa sản phẩm
5.1. Mã số mã vạch là gì ?
Theo quy định tại Điều 3- Số: 10/2020/TT-BKHCN quy định như sau:
“ 1. Mã số là một dãy số hoặc chữ được sử dụng để định danh sản phẩm, dịch vụ, địa điểm, tổ chức, cá nhân;
2. Mã vạch là phương thức lưu trữ và truyền tải thông tin của mã số bằng: loại ký hiệu vạch tuyến tính (mã vạch một chiều); tập hợp điểm (Data Matrix, QRcode, PDF417 và các mã vạch hai chiều khác); chip nhận dạng qua tần số vô tuyến (RFID) và các công nghệ nhận dạng khác;”
5.2. Hồ sơ đăng ký mã số mã vạch
. Tổ chức, cá nhân đăng ký sử dụng mã số, mã vạch nộp hồ sơ trực tuyến trên Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công của Bộ Khoa học và Công nghệ.
a) Hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch gồm:
a1) Biểu mẫu điện tử kê khai thông tin đăng ký có chữ ký số. Các nội dung trong biểu mẫu điện tử thực hiện theo quy định;
a2) Bản sao điện tử Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc Quyết định thành lập hoặc tài liệu có giá trị tương đương.
5.3. Thời gian xử lý:
Trường hợp hồ sơ đăng ký cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số, mã vạch đầy đủ, hợp lệ và tổ chức, cá nhân đóng các khoản phí theo quy định; trong thời hạn 10 ngày, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp mã số mã vạch để sử dụng
Dịch vụ thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa
- Thành lập công ty có ngành nghề để thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa;
- Tư vấn các thủ tục liên quan đến thủ tục công bố chất tẩy rửa;
- Nhận hồ sơ khách hàng để thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa;
- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa;
- Nộp hồ sơ thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa;
- Gặp cơ quan nhà nước và người có liên quan để thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa;
- Nhận kết quả để thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa;
- Tư vấn các thủ tục liên quan trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sau khi thực hiện thủ tục công bố chất tẩy rửa;
Liên hệ với Luật P&P
Hotline: 0989.869.523 / 0984.356.608
Email: Lienheluattuvan@gmail.com