Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục công bố cafe

Cafe là một thức uống vô cùng hấp dẫn bởi mùi vị và hương thơm đặc trưng của nó mà không một thực phẩm nào có thể thay thế. Ở Việt Nam, sản lượng cafe được sản xuất và bán ra thị trường mỗi năm rất lớn. Do đó, cafe trước khi được bán ra thị trường cần thực hiện thủ tục công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên không phải cơ sở nào cũng biết được quy trình thực hiện thủ tục này như thế nào? Luật P&P xin gửi tới quý khách hàng thủ tục công bố cafe như sau:

Cơ sở pháp lý


- Nghị định 15/2018/NĐ-CP

- Quyết định 46/2007/QĐ- BYT

- Nghị định 115/2018/NĐ-CP

Tại sao phải thực hiện thủ tục công bố cafe?


- Cà phê là một loại thức uống được ủ từ hạt cà phê rang, lấy từ quả của cây cà phê. Các giống cây cà phê được bắt nguồn từ vùng nhiệt đới châu Phi và các vùng Madagascar, Comoros, Mauritius và Réunion trên các khu vực thuộc đường xích đạo. Giống cây này được xuất khẩu từ châu Phi tới các nước trên thế giới và hiện nay đã được trồng tại tổng cộng hơn 70 quốc gia, chủ yếu là các khu vực nằm gần đường xích đạo thuộc châu Mỹ, Đông Nam Á, Ấn Độ và châu Phi. Hai giống cà phê được trồng phổ biến nhất là cà phê chè và cà phê vối. Sau khi chín, quả cà phê sẽ được hái, chế biến và phơi khô. Hạt cà phê khô sẽ được rang trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau, tùy thuộc vào nhu cầu thị hiếu. Hạt cà phê sau khi rang sẽ được đem đi xay và ủ với nước sôi để tạo ra cà phê dưới dạng thức uống.

- Để có thể đưa sản phẩm cafe ra thị trường, trước hết sản phẩm phải được công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc công bố này thể hiện sự khẳng định của cơ sở sản xuất kinh doanh cafe rằng sản phẩm của cơ sở đạt tiêu chuẩn theo tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam tương ứng và phù hợp với tiêu chuẩn mà cơ sở công bố. Thủ tục công bố cafe là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trừ các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.

- Những lý do cho việc thực hiện thủ tục công bố cafe là:

+ Các sản phấm cafe đã được công bố là những sản phẩm đã được kiểm định về an toàn vệ sinh cũng như thành phần cấu thành nên hoàn toàn yên tâm sản phẩm không gây hại, không có chất cấm. Nói một cách ngắn gọn, thủ tục công bố bánh kẹo giúp người tiêu dùng tránh được những sản phẩm trôi nổi, sản phẩm gây độc hại khi sử dụng.

+ Bên cạnh đó, việc các doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình trước cơ quan nhà nước còn tạo được niềm tin với khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh. Đương nhiên cafe đã được công bố sẽ được nhiều người lựa chọn hơn, dễ cạnh tranh với đối thủ để khẳng định thương hiệu, đem lại lợi nhuận lớn trong kinh doanh.

Mức xử phạt khi thực hiện không đúng thủ tục công bố cafe


- Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, các mức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm như sau:

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.

+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm: Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm; Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.

Điều kiện thực hiện thủ tục công bố cafe là gì?


- Điều kiện đối với cơ sở công bố:

+ Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm

+ Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Áp dụng bắt buộc đối với cơ sở sản xuất).

+ Trong trường hợp cơ sở không trực tiếp sản xuất sản phẩm mà thuê đơn vị khác gia công sản phẩm thì cơ sở gia công cần phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và hợp đồng gia công sản phẩm.

- Điều kiện đối với sản phẩm cafe: sản phẩm cafe phải được thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Tùy theo sản phẩm cafe có thành phần là gì mà các chỉ tiêu kiểm nghiệm và giới hạn tối đa các chỉ tiêu cũng khác nhau, tuy nhiên các sản phẩm cafe thường được kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau:

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa

I. Kim loại nặng

1. Antimon (Sb)

1

2. Arsen (As)

1

3. Cadimi (Cd)

1

4. Chì (Pb)

2

5. Thủy ngân (Hg)

0,05

6. Đồng (Cu)

30

7. Kẽm (Zn)

40

II. Độc tố vi nấm

1. Aflatoxin B1

5

2. Aflatoxin B1B2G1G2

15

III. Chỉ tiêu vi sinh vật

TSVSVHK

104

Coliforms

10

E.coli

3

S.aureus

10

Cl. perfringens

10

B.cereus

10

TSBTNM-M

102

 Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục công bố cafe


- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/ Hộ kinh doanh cá thể

- Bản tự công bố sản phẩm theo mẫu

- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm

- Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm

- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất

Trình tự thực hiện thủ tục công bố cafe


Quy trình thực hiện

Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm 

 Việc kiểm nghiệm sản phẩm nhằm mục đích xác định sản phẩm cafe có đáp ứng được các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Quy trình thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm như sau:

+ Xác định rõ sản phẩm của mình cần kiểm nghiệm các chỉ tiêu gì hoặc nếu không xác định được thì Luật P&P sẽ hỗ trợ trong việc xác định chỉ tiêu kiểm nghiệm cho sản phẩm.

+ Xác định trung tâm đủ điều kiện chức năng thử nghiệm 

+ Gửi mẫu sản phẩm nước ngọt cho trung tâm kiểm nghiệm

+ Nhận lại kết quả kiểm nghiệm: Kết quả kiểm nghiệm là căn cứ đánh giá chất lượng sản phẩm nên trong trường hợp kết quả kiểm nghiệm không đáp ứng các chỉ tiêu thì phải lấy mẫu khác để thực hiện kiểm nghiệm còn nếu đạt được các chỉ tiêu kiểm nghiệm thì chuyển  qua bước công bố sản phẩm tại Cơ quan nhà nước quản lý.

Bước 2: Công bố thông tin sản phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”

- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;

- Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.

- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.

Thẩm quyền: Sở công thương tỉnh/thành phố nơi đặt cơ sở sản xuất

Những vướng mắc khách hàng gặp phải khi thực hiện thủ tục công bố cafe


Câu 1: Công ty tôi sản xuất cafe tại Việt Nam, nhưng sản phẩm của chúng tôi dự định để bán trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài nên công ty đã đặt tên sản phẩm là tên tiếng anh. Vậy khi thực hiện thủ tục công bố cafe có cần để tên tiếng Việt của sản phẩm không?

- Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định về tên sản phẩm như sau:

“Tên hàng hóa phải ở vị trí dễ thấy, dễ đọc trên nhãn hàng hóa. Chữ viết tên hàng hóa phải là chữ có kích thước lớn nhất so với các nội dung bắt buộc khác trên nhãn hàng hóa.

Tên hàng hóa ghi trên nhãn do tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa tự đặt. Tên hàng hóa không được làm hiểu sai lệch về bản chất, công dụng và thành phần của hàng hóa.

Trường hợp tên của thành phần được sử dụng làm tên hay một phần của tên hàng hóa thì thành phần đó bắt buộc phải ghi định lượng”.

- Do đó, tên sản phẩm có thể bằng tiếng anh hoặc tiếng việt tùy cơ sở đặt. Tuy nhiên, để sản phẩm có thể được lưu hành rộng rãi trong thị trường Việt Nam và khiến người tiêu dùng Việt Nam nhớ đến sản phẩm của mình thì công ty nên để cả tên tiếng anh và tên tiếng Việt cho sản phẩm.

Câu 2: Công ty tôi thực hiện sản xuất và kinh doanh cafe, vậy công ty cần thực hiện thủ tục tự công bố hay thủ tục đăng ký bản công bố cafe.

- Như đã phân tích ở trên, Đối với sản phẩm cafe được coi là thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt, sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi thì cần thực hiện thủ tục đăng ký bản công bố. Còn đối với cafe thông thường thì cần thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm. Khách hàng cần hiểu rõ bản chất sản phẩm của mình để thực hiện thủ tục cho phù hợp, tránh gây mất thời gian, công sức và chi phí.

Câu 3: Công ty tôi đã thực hiện công bố cafe, vậy nhãn mác của sản phẩm phải ghi những nội dung gì?

- Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;

- Nội dung của nhãn mác của cafe phải theo quy định tại Điều 24 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 43/017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, cụ thể nhãn của cafe phải có các nội dung bắt buộc sau: Tên hàng hóa; Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Thành phần hoặc thành phần định lượng; Thông tin cảnh báo; Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

Câu 4: Công ty chúng tôi đã tự công bố cho sản phẩm cafe, nay công ty muốn thay đổi thiết kế vỏ hộp cho bắt mắt hơn. Vậy công ty có cần thực hiện thủ tục công bố lại sản phẩm hay không?

- Các trường hợp phải công bố lại khi có thay đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP là thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm. Theo đó, nếu chỉ thay đổi thiết kế vỏ hộp cho bắt mắt mà không thay đổi các nội dung về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm thì công ty không cần thực hiện tự công bố lại.

Câu 5: Công ty tôi đã thực hiện thủ tục công bố cafe, nay công ty muốn thay đổi địa chỉ sản xuất cafe thì có cần thực hiện tự công bố lại cafe hay không?

- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, một trong những nội dung khi thay đổi thì phải thực hiện thủ tục công bố lại đó là thay đổi xuất xứ sản phẩm. Thay đổi địa chỉ sản xuất cũng đồng nghĩa với thay đổi xuất xứ sản phẩm nên khi thay đổi địa chỉ cơ sở sản xuất, cơ sở cần thực hiện lại thủ tục công bố cafe.

Liên hệ với chúng tôi


Hotline: 0989.869.523

Email: lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược