Bột đậu nành là sản phẩm rất quen thuộc đối với người Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sản phẩm này trước khi đến tay người tiêu dùng thì cần thực hiện thủ tục công bố bột đậu nành với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật P&P xin gửi tới quý khách hàng thủ tục công bố bột đậu nành như sau:
Cơ sở pháp lý
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP
- Quyết định 46/2007/QĐ- BYT
- Nghị định 115/2018/NĐ-CP
Thủ tục công bố bột đậu nành là gì?
- Bột đậu nành được làm từ hạt đậu nành rang khô và xay mịn thành bột. Hạt đậu nành không cần tẩm ướp mà chỉ việc rang lên là có thể sử dụng, khi rang khô có mùi thơm nhẹ, ăn rất thơm ngon lại không có vị béo. Chính bởi sự an toàn và dễ sử dụng mà nhiều người đã chọn nó là món ăn khoái khẩu. Bạn có thể ăn bột đậu nành tùy ý, thay thế bữa ăn phụ và khi có cảm giác đói. Khi sử dụng, chỉ cần hòa bột với nước ấm, có thể cho thêm sữa đường tùy theo sở thích của mỗi người.
- Bột đậu nành có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người như sau:
+ Ăn bột đậu nành tốt cho hệ tim mạch: Đậu nành sau khi rang khô vẫn còn lưu giữ được nhiều thành phần dưỡng chất khác nhau như canxi, kẽm, sắt, chất xơ, vitamin A, B, C, những chất này đều tốt cho sức khỏe và đặc biệt là tốt cho hệ tim mạch, giúp điều hòa huyết áp, loại bỏ Cholesterol xấu, ngăn ngừa đột quỵ nhồi máu cơ tim…
+ Bột đậu nành có tác dụng giảm cân: Như đã nói, đậu nành tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng của nó lại thấp hơn nhiều so với các sản phẩm tương tự. Quan trọng là khi rang khô, những thành phần dinh dưỡng này lại giảm đi phần nào, nhờ đó mà nó có tác dụng giảm cân thần kỳ. Đậu nành khi ăn vào sẽ nhanh chóng tạo cảm giác no và no lâu, như vậy, nếu như ăn bột đậu nành trước mỗi bữa ăn tầm 15 phút thì lượng thức ăn bạn nạp vào ở mỗi bữa sẽ ít hơn rất nhiều, từ đó dạ dày sẽ thu hẹp lại và giúp bạn giảm cân nhanh chóng và an toàn hơn.
+ Ăn hạt đậu nành rang tốt cho làn da: Không chỉ đơn giản có vậy, đậu nành còn là một sản phẩm tuyệt hảo giúp nuôi dưỡng làn da căng mịn như ý. Trong nó có chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Đồng thời nó kích thích sản sinh Collagen giúp làn da luôn mịn màng, săn chắn mà không hề có sự xuất hiện của nếp nhăn.
+ Ngăn ngừa bệnh loãng xương khi ăn đậu nành: Hạt đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành chứa lượng lớn canxi, thành phần này giúp duy trì xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người già. Kết quả này đã được nhiều chuyên gia chứng thực và khuyên bạn nên sử dụng.
- Thủ tục công bố bột đậu nành là thủ tục bắt buộc phải thực hiện đối với tổ chức cá nhân sản xuất, kinh doanh thực theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Trừ các sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm.
Những vi phạm trong việc thực hiện thủ tục công bố bột đậu nành
- Theo quy định tại Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, các mức xử phạt khi vi phạm trong việc thực hiện thủ tục công bố bột đậu nành như sau:
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Không thực hiện thông báo, đăng tải, niêm yết bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Không nộp 01 bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; Không lưu giữ hồ sơ đã tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật; Tài liệu bằng tiếng nước ngoài trong hồ sơ tự công bố sản phẩm không được dịch sang tiếng Việt và không được công chứng theo quy định.
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây về sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm để tự công bố sản phẩm: Sử dụng phiếu kết quả kiểm nghiệm đã hết hiệu lực; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không đầy đủ chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật; Phiếu kết quả kiểm nghiệm được cấp bởi phòng kiểm nghiệm không được chỉ định hoặc không được công nhận phù hợp ISO 17025; Phiếu kết quả kiểm nghiệm không phải là bản chính hoặc bản sao chứng thực.
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm có ít nhất một trong các chỉ tiêu an toàn thực phẩm không phù hợp với mức quy định tại quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy định của pháp luật tương ứng hoặc mức công bố hoặc mức ghi trên nhãn đối với sản phẩm không có bản tự công bố sản phẩm; Nội dung yêu cầu về an toàn thực phẩm tự công bố không phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng hoặc không phù hợp quy định của pháp luật.
Điều kiện thực hiện thủ tục công bố bột đậu nành là gì?
- Điều kiện đối với cơ sở công bố:
+ Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm
+ Trong trường hợp cơ sở không trực tiếp sản xuất bột đậu nành mà thuê đơn vị khác gia công sản phẩm thì cơ sở gia công cần phải có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất kinh doanh thực phẩm và giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và hợp đồng gia công sản phẩm.
+ Cơ sở công bố phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc các giấy tờ sau thay thế: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực
- Điều kiện đối với sản phẩm bột đậu nành: sản phẩm bột đậu nành phải được thực hiện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế. Hiện nay, bột đậu nành thường được kiểm nghiệm các chỉ tiêu sau:
Tên chỉ tiêu |
Giới hạn tối đa (µg/kg) |
---|---|
I. Kim loại nặng |
|
As |
1 |
Cd |
0,1 |
Pb |
0,2 |
II. Độc tố vi nấm |
|
Aflatoxin B1 |
5 |
Aflatoxin B1B2G1G2 |
15 |
Ochratoxin A |
5 |
Zearalenone |
1000 |
Aflatoxin B1 |
2 |
Aflatoxin tổng số |
4 |
Aflatoxin M1 |
KQĐ |
ochratoxin A |
3 |
deoxynivalenol |
750 |
zearalenone |
75 |
III. Vi sinh vật |
|
TSVSVHK |
104 |
Coliforms |
10 |
E.coli |
3 |
S.aureus |
10 |
Cl. perfringens |
10 |
B.cereus |
10 |
TSBTNM-M |
102 |
Thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục công bố bột đậu nành
- Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ được cấp bởi phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm được công nhận phù hợp ISO 17025 gồm các chỉ tiêu an toàn do Bộ Y tế ban hành theo nguyên tắc quản lý rủi ro phù hợp với quy định của quốc tế hoặc các chỉ tiêu an toàn theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn tương ứng do tổ chức, cá nhân công bố trong trường hợp chưa có quy định của Bộ Y tế (bản chính hoặc bản sao chứng thực).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố, trong trường hợp không trực tiếp sản xuất thì cần có hợp đồng gia công với cơ sở trực tiếp sản xuất và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở gia công.
- Nhãn sản phẩm, bản chụp sản phẩm
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hoặc các giấy tờ sau thay thế: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực
- Lưu ý: Các tài liệu trong hồ sơ tự công bố phải được thể hiện bằng tiếng Việt; trường hợp có tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch sang tiếng Việt và được công chứng. Tài liệu phải còn hiệu lực tại thời điểm tự công bố.
Trình tự thực hiện thủ tục công bố bột đậu nành
Quy trình thực hiện
- Tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm (Trong trường hợp chưa có Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định để lưu trữ hồ sơ và đăng tải tên tổ chức, cá nhân và tên các sản phẩm tự công bố trên trang thông tin điện tử của cơ quan tiếp nhận, trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất một sản phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn. Khi đã lựa chọn cơ quan quản lý nhà nước để nộp hồ sơ thì các lần tự công bố tiếp theo phải nộp hồ sơ tại cơ quan đã lựa chọn trước đó).”
- Ngay sau khi tự công bố sản phẩm, tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm và chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn của sản phẩm đó;
- Trường hợp sản phẩm có sự thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo thì tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm. Các trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và được sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Thẩm quyền: Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ định – Sở công thương nơi cơ sở có địa chỉ sản xuất.
Những vướng mắc khách hàng gặp phải khi thực hiện thủ tục công bố bột đậu nành
Câu 1: Một trong những điều kiện để thực hiện thủ tục công bố bột đậu nành là cơ sở sản xuất phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, tuy nhiên công ty tôi đã có giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000. Vậy công ty có cần xin thêm giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nữa hay không?
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở đã có một trong các giấy tờ sau thì không thuộc diện phải xin giấy giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực
- Do đó, khi hiện thủ tục công bố bột đậu nành nếu đã có Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 thì công ty không cần phải xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nữa.
Câu 2: Công ty tôi có thuê một Hộ kinh doanh để gia công bột đậu nành mang nhãn hiệu SOYFARM, vậy khi công bố sản phẩm này ai là chủ thể thực hiện công bố và thành phần hồ sơ có gì cần lưu ý?
- Thứ nhất, thủ tục công bố bột đậu nành mang thương hiệu SOYFARM sẽ do công ty là chủ thể thực hiện, Hộ kinh doanh chỉ là bên được thuê để sản xuất sản phẩm nên không có tư cách chủ thể công bố.
- Thứ hai, Thành phần hồ sơ trong trường hợp thuê gia công thì ngoài Bản tự công bố sản phẩm theo Mẫu, Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở công bố, Nhãn sản phẩm thì cần phải có: Hợp đồng gia công với cơ sở trực tiếp sản xuất và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở gia công, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở gia công.
Câu 3: Công ty tôi đã thực hiện công bố bột đậu nành, vậy nhãn mác của sản phẩm phải ghi những nội dung gì?
- Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;
- Nội dung của nhãn mác của bột đậu nành phải theo quy định tại Điều 24 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Nghị định 43/017/NĐ-CP về nhãn hàng hóa, cụ thể nhãn của bột đậu nành phải có các nội dung bắt buộc sau:
+Tên hàng hóa;
+ Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
+ Xuất xứ hàng hóa
+ Định lượng;
+ Ngày sản xuất;
+ Hạn sử dụng;
+ Thành phần hoặc thành phần định lượng;
+ Thông tin cảnh báo;
+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Câu 4: Công ty chúng tôi đã tự công bố cho sản phẩm bột đậu nành, nay công ty muốn thay đổi thiết kế vỏ hộp cho bắt mắt. Vậy công ty có cần thực hiện thủ tục công bố lại sản phẩm hay không?
- Các trường hợp phải công bố lại khi có thay đổi theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP là thay đổi về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm. Theo đó, nếu chỉ thay đổi thiết kế vỏ hộp cho bắt mắt mà không thay đổi các nội dung về tên sản phẩm, xuất xứ, thành phần cấu tạo của sản phẩm thì công ty không cần thực hiện tự công bố lại.
Câu 5: Công ty tôi đã thực hiện thủ tục công bố bột đậu nành, nay công ty muốn thay đổi địa chỉ sản xuất bột đậu nành thì có cần thực hiện tự công bố lại bột đậu nành hay không?
- Theo quy định tại Khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, một trong những nội dung khi thay đổi thì phải thực hiện thủ tục công bố lại đó là thay đổi xuất xứ sản phẩm. Thay đổi địa chỉ sản xuất cũng đồng nghĩa với thay đổi xuất xứ sản phẩm nên khi thay đổi địa chỉ cơ sở sản xuất, cơ sở cần thực hiện lại thủ tục công bố bột đậu nành.
Liên hệ với chúng tôi
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com