Sau một thời gian kinh doanh không hiệu quả mà không thấy được tiềm năng phát triển của công ty, công ty có thể làm thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh hoặc xin giải thể công ty. Vì nếu trên thực tế doanh nghiệp vẫn hoạt động thì công ty vẫn phải chi trả các chi phí cho dịch vụ kế toán: kê khai tờ khai quý, tháng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN), các loại báo cáo năm.
Thủ tục chốt thuế khi giải thể công ty?
Giải thể công ty là gì?
Giải thể doanh nghiệp (hay giải thể công ty) là việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp theo ý chí của doanh nghiệp hoặc cơ quan có thẩm quyền với điều kiện doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
Thông qua nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp?
Nghị quyết, quyết định giải thể doanh nghiệp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
b) Lý do giải thể;
c) Thời hạn, thủ tục thanh lý hợp đồng và thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp;
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động;
đ) Họ, tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị;
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng;
3. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua, nghị quyết, quyết định giải thể và biên bản họp phải được gửi đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động trong doanh nghiệp. Nghị quyết, quyết định giải thể phải được đăng trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và được niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền, nghĩa vụ và lợi ích có liên quan. Phương án giải quyết nợ phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ;
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp ngay sau khi nhận được nghị quyết, quyết định giải thể của doanh nghiệp. Kèm theo thông báo phải đăng tải nghị quyết, quyết định giải thể và phương án giải quyết nợ (nếu có);
Các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
b) Nợ thuế;
c) Các khoản nợ khác;
Sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần;
Các công việc doanh nghiệp cần làm khi giải thể công ty?
- Làm thủ tục Công bố giải thể doanh nghiệp tại sở kế hoạch và đầu tư
- Làm thủ tục Xác nhận nghĩa vụ hải quan tại cơ quan Hải quan.
- Làm thủ tục chốt nghĩa vụ bảo hiểm, chốt sổ bảo hiểm tại cơ quan bảo hiểm;
- Làm thủ tục chốt thuế đóng cửa mã số thuế tại cơ quan thuế quản lý công ty.
- Gửi tới người lao động trong doanh nghiệp để bảo đảm quyền lợi người lao động;
- Gửi quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
- Phải làm thủ tục niêm yết công khai tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
Vì sao phải làm thủ tục chốt thuế khi giải thể công ty?
Căn cứ vào các công việc cần phải làm khi giải thể công ty thì bước làm thủ tục chốt thuế ở cơ quan thuế quản lý là một trong những bước quan trọng đến tiến hành giải thể công ty.
Trường hợp doanh nghiệp không làm thủ tục chốt thuế tại cơ quan thuế thì không thể giải thể công ty theo quy định pháp luật.
Danh mục các công việc cần phải làm thủ tục chốt thuế khi giải thể công ty?
- Sổ kế toán File Excel
- Bảng kê mua vào, bán ra file excel
- Bộ báo cáo quyết toán TNDN + BCTC năm
- Hóa đơn mua vào bản gốc ( Hợp đồng kinh tế đầu vào, biên bản bàn giao + biên bản thanh lý, ủy nhiệm chi bản gốc, sổ phụ ngân hàng); hóa đơn bán ra bản gốc liên lưu nội bộ + hợp đồng đầu ra, biên bản bàn giao + biên bản thanh lý hợp đồng và tờ khai thuế hàng kỳ nếu cơ quan thuế yêu cầu cung cấp bản cứng.
- Sổ phụ ngân hàng
- Hợp đồng lao động + bảng lương (bản gốc)
- Giấy phép kinh doanh
Chi tiết các công việc kế toán cần phải làm thủ tục chốt thuế khi giải thể công ty?
1.Sổ kế toán File Excel
Xuất tất cả sổ cái từ loại 1 đến loại 9, Cân đối phát sinh, Công Nợ năm thanh kiểm tra thuế ra excel => gửi vào mail bên thuế ==) Nếu có yêu cầu
In toàn bộ sổ sách ra excel đóng quyển và đóng thùng cacton mang lên đội kiểm tra thuế hoặc kiểm tại doanh nghiệp tùy theo từng chi cục/ cục.
2.Bảng kê mua vào, bán ra file excel
Mua vào bán ra từ năm thanh kiểm tra thuế ra excel gộp các năm/ cùng 1 files ==) Lưu riêng theo từng kỳ phát sinh ==) gửi cho cơ quan thuế khi có yêu cầu
3. Bộ báo cáo quyết toán TNDN + BCTC năm
– In bản mềm 01 bản lưu trữ sổ sách
– In 01 bản gửi cán bộ thuế
– Bao gồm: Quyết toán TNDN, TNCN, BCTC các năm
*Lưu ý: thường cán bộ thuế chỉ quan tâm bản cuối cùng doanh nghiệp đã nộp nếu trong các năm có làm KHBS bổ sung, vẫn phải lưu trữ bản gốc lần nộp đầu để khi hỏi kiểm tra vẫn có số liệu để giải trình.
4. Hóa đơn mua vào bản gốc ( Hợp đồng kinh tế đầu vào, biên bản bàn giao + biên bản thanh lý, ủy nhiệm chi bản gốc, sổ phụ ngân hàng); hóa đơn bán ra bản gốc liên lưu nội bộ + hợp đồng đầu ra, biên bản bàn giao + biên bản thanh lý hợp đồng và tờ khai thuế hàng kỳ nếu cơ quan thuế yêu cầu cung cấp bản cứng.
4.1. Hàng hóa mua vào
- Để riêng từng tập hàng hóa phát sinh mua vào bộ hồ sơ gồm có : (Bản gốc hóa đơn, hợp đồng kinh tế đầu vào, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý, ủy nhiệm chi, sổ phụ ngân hàng (bản sao); phiếu nhập kho.
- Kẹp theo tờ khai hàng tháng/ Quý
- Sắp thành bộ theo tháng / quý của tờ khai thuế
– Sắp chứng từ và hóa đơn đầu vào theo thứ tự đã kê khai thuế
Lưu ý: Doanh nghiệp lưu tờ khai thuế GTGT trên bản mềm và bản cứng khi cơ quan thuế yêu cầu giải trình.
4.2. Hàng hóa bán ra
- Để riêng từng tập hàng hóa bán ra bộ hồ sơ gồm có : (Bản gốc hóa đơn liên lưu tại công ty, hợp đồng kinh tế đầu ra, biên bản bàn giao, biên bản thanh lý, sổ phụ ngân hàng (bản sao); phiếu xuất kho; phiếu thu (nếu có).
- Kẹp theo tờ khai hàng tháng/ Quý
- Sắp thành bộ theo tháng / quý của tờ khai thuế
– Sắp chứng từ và hóa đơn đầu ra theo thứ tự đã kê khai thuế
Lưu ý: Doanh nghiệp lưu tờ khai thuế GTGT trên bản mềm và bản cứng khi cơ quan thuế yêu cầu giải trình.
- Sổ phụ ngân hàng
Kẹp Uỷ nhiệm chi vào các hóa đơn > 20 triệu để dễ kiếm và tra cứu
Đối chiếu bảng tổng hợp công nợ và công nợ chi tiết với bảng kê Excel xem chênh lệch công nợ thanh toán với công nợ khách hàng là bao nhiêu
Nếu kiểm tra phát hiện UNC nào bị mất thì làm công văn lên ngân hàng xin sao y trích lục nếu không kịp có thể lấy giấy báo Nợ + sao kê chi tiết khoanh tròn đánh dấu lại để giải trình và xin bổ sung chứng từ sau.
- Hợp đồng lao động + bảng lương (bản gốc)
- Rà soát lại các lao động đã có đủ bộ hợp đồng lao động tại doanh nghiệp ( có kèm bộ hồ sơ xin việc đầy đủ: CMND, sơ yếu lý lịch, giấy khám sức khỏe)
- Bảng chấm công đầy đủ
- Quyết định tăng lương, và phụ lục hợp đồng lao động
- Quyết toán thuế TNCN đầy đủ
- Ký tá đầy đủ
- Có giấy tờ chứng minh nhận lương đầy đủ
- Giấy phép kinh doanh
- Photo sao y hoặc photo đóng dấu treo đều được
- Các chứng từ khác như đăng ký mẫu dấu..
- Điều lệ công ty.
- Các bộ hồ sơ lưu thay đổi đăng ký kinh doanh.
Một số trường hợp khác cần lưu ý khi thực hiện thủ tục chốt thuế khi giải thể công ty?
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
2. Hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, không được bồi thường thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Hồ sơ đối với hàng hóa bị hư hỏng do thay đổi quá trình sinh hóa tự nhiên, hàng hóa hết hạn sử dụng, được tính vào chi phí được trừ như sau:
– Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa bị hư hỏng do doanh nghiệp lập.
Biên bản kiểm kê giá trị hàng hóa hư hỏng phải xác định rõ giá trị hàng hóa bị hư hỏng, nguyên nhân hư hỏng; chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có) kèm theo bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị hư hỏng có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
– Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).
– Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).
Liên hệ với chúng tôi:
Hotline: 0989.869.523
Email: lienheluattuvan@gmail.com