Menu Hotline: 0989.869.523/ 0984.356.608

Thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diên của thương nhân nước ngoài

Các thương nhân hiện nay đang vướng mắc về các quy định pháp trong việc thành lập văn phòng  đại diện của thương nhân nước ngoài. Một trong đó  là thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Bài viết dưới đây Luật tư vấn P&P xin được cung cấp tới khách hàng thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài

Cơ sở pháp lý


- Luật thương mại 2005

- Nghị đinh 07/2016/NĐ-CP

- Nghị định 185/2013/NĐ-CP

Văn phòng đai diện của thương nhân nước ngoài là gì?


Theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật thương mại 2005 “Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”

 

 

Vì sao phải thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài?


- Phát luật đã quy định những trường hợp cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài theo quy định tại Điều 18 Nghị định 07/2016/NĐ-CP

- Sẽ bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với việc không thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài khi giấy phép hết hạn. Được quy định tại Điểm D Khoản 2 Điều 86 Nghị đinh 185/2013

Điều kiện  thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài


- Thương nhân nước ngoài được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc được pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ này công nhận

- Thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm, kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký

- Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ

- Nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngoài

- Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành

Các quy định của pháp luật về văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài


- Trụ sở của văn phòng đại diện

 + Địa điểm đặt trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân nước ngoài phải phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện an ninh, trật tự, an toàn vệ sinh lao động và các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

 + Văn phòng đại diện, Chi nhánh không được cho mượn, cho thuê lại trụ sở

- Tên văn phòng đại diện

 + Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu

 + Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải mang tên thương nhân nước ngoài kèm theo cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với Văn phòng đại diện và cụm từ “Chi nhánh” đối với Chi nhánh

 + Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở Văn phòng đại diện, Chi nhánh. Tên Văn phòng đại diện, Chi nhánh được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên thương nhân nước ngoài trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do Văn phòng đại diện, Chi nhánh phát hành

- Nội dung hoạt động của Văn phòng đại diện

Văn phòng đại diện thực hiện chức năng văn phòng liên lạc, tìm hiểu thị trường, xúc tiến thúc đẩy cơ hội đầu tư kinh doanh của thương nhân mà mình đại diện, không bao gồm ngành dịch vụ mà việc thành lập Văn phòng đại diện trong lĩnh vực đó được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành

Các trường hợp nào thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài?


Thương nhân nước ngoài làm thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện

- Chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác

- Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức

Hồ sơ thực hiện thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện cần những gì?


- Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác thì hồ sơ gồm:

 + Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (theo mẫu)

 + Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi

 + Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp

+ Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện nơi chuyển đến

- Trường hợp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức hồ sơ gồm có: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký

Quy trình thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diên của thương nhân nước ngoài


- Thẩm quyền:

 + Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi thương nhân dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao

 + Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là Ban quản lý)

-Thời gian:

 + 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan cấp Giấy phép kiểm tra và yêu cầu bổ sung nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ. Việc yêu cầu bổ sung hồ sơ được thực hiện tối đa một lần trong suốt quá trình giải quyết hồ sơ

 + 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cơ quan cấp Giấy phép gia hạn Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh. Trường hợp không gia hạn phải có văn bản nêu rõ lý do

- Cách thức thực hiện

 + Nộp hồ sơ trực tiếp 

 + Qua đường bưu điện

 + Nộp trực tuyến

-Trình tự thực  hiện

 + Bước 1: Thương nhân nước ngoài chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật và nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Bước 2: Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp Biên nhận.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

Nộp hồ sơ qua bưu điện: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Sở Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

- Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện. Trường hợp không cấp lại Giấy phép, Sở Công thương phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không cấp.

- Bước 4: Thương nhân nước ngoài căn cứ vào ngày hẹn trên biên nhận đến nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc có thể đăng ký dịch vụ nhận kết quả qua bưu điện

Câu hỏi khách hàng đưa ra


Câu 1: Công ty cho tôi hỏi Giấy phép thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài tại Việt Nam bị mất thì tôi có được cấp lại không?

Luật tư vấn P&P trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Nghị định 07/2016 thì việc giấy phép thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài bị mất sẽ được cấp lại

Câu 2: Hồ sơ cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diên của thương nhân nước ngoài  gồm những giấy giờ gì?

Luật tư vấn P&P trả lời:

-Trường hợp chuyển địa điểm đặt trụ sở của Văn phòng đại diện từ một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác hoặc khu vực địa lý thuộc phạm vi quản lý của một Ban quản lý khác thì hồ sơ gồm:

 + Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện (theo mẫu)

 + Thông báo về việc chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện gửi Cơ quan cấp Giấy phép nơi chuyển đi

 + Bản sao Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện đã được cấp

+ Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Văn phòng đại diện nơi chuyển đến

-Trường hợp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện bị mất, bị hủy hoại, bị hư hỏng hoặc bị tiêu hủy dưới mọi hình thức hồ sơ gồm có: Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện theo mẫu của Bộ Công Thương do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký

Công việc của chúng tôi


- Tư vấn các thủ tục, vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục cấp lại giấy phép thành lập văn phòng đại diện

- Nhận tài liệu từ quý khách hàng

- Soạn thảo hồ sơ đầy đủ, hoàn chỉnh

- Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

- Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Nhận kết quả và bàn giao bản gốc cho quý khách

Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 098.9869.523

Email: Lienheluattuvan@gmail.com

Đối tác chiến lược